« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhận dạng tiếng việt truyền qua mạng


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nhận dạng tiếng Việt truyền qua mạng Tác giả luận văn: Nguyễn Đình Anh Khoá: 2013B Người hướng dẫn: PGS.
- Trịnh Văn Loan Từ khoá: nhận dạng tiếng nói, nhận dạng tiếng Việt, nhận dạ ng tiếng Việt truyền qua mạng Nội dung tóm tắt a) Lý do chọn đề tài Trên thế giới, người ta đã đưa ra rất nhiều công trình nghiên cứu với các phương pháp nhận dạng tiếng nói khác nhau.
- Đã có nhiều nghiên cứu có những thành công đáng kể cùng với các công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế các hệ thống nhận dạng tiếng nói ví dụ như CMU Sphinx của đại học Carnegie Mellon, Kaldi của Daniel Povey và các cộng sự… Luận văn này được xây dựng với mong muốn có thể tiếp cậ n các kiến thức về nhận dạng tiếng nói và từ đó sử dụng Kaldi Toolkit để xây dựng một hệ thống nhận dạng tiếng Việt truyền qua mạng.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên thế giới, người ta đ ã nghiên cứu và ứng dụng nhậ n dạng tiếng nói truyền qua mạng vào thực tế rấ t nhiều (ví dụ: hệ thống xác thực tự động của Amazon.
- Tuy nhiên ở Việt Nam, việc áp dụng nhận dạng tiếng nói truyền qua mạng trong thực tế vẫn còn chưa phổ biến.
- Chính vì vậy, mục đích của luận văn là nghiên cứu xây dựng hệ thống nhận dạng Tiếng Việt truyền qua mạng đơn giản sử dụng bộ công cụ nhận dạ ng tiếng nói Kaldi Toolkit đ ể có thể tiếp tục phát triển ứng dụng vào thực tế trong tương lai.
- c) Tóm tắt Nội dung luận văn được trình bày thành năm chương.
- Chương 1:Tổng quan về tiếng nói và xử lý tiếng nói Nội dung chương này nhắc lại các kiến thức cơ sở về tiếng nói và xử lý tiếng nói.
- Chương 2:Nhận dạng tự động tiếng nói Chương này nghiên cứu về các hệ thống nhận dạng tự động tiếng nói sử dụng mô hình Markov ẩn.
- Chương 3:Xây dựng hệ thống nhận dạng tiếng Việt nói truyền qua mạng Xây dựng mô hình hệ thống mà luận văn đang xây dựng sử dụng mô hình máy chủ master-slave.
- Trong đó bộ nhận dạng tiếng nói sẽ được kết nối vào thành phần nhánh(slave.
- Chương 4:Thử nghiệm hệ thống nhận dạng tiếng nói truyền qua mạng với Kaldi Thử nghiệm mô hình đã xây dựng ở chương 3 bằng việc lập trình các thành phần máy chủ và xây dựng bộ nhận dạng tiếng nói cũng như huấn luyện mô hình nhận dạng sử dụng Kaldi toolkit.
- Chương 5: Kết luận Kết luận và đưa ra hướng phát triển của luận văn.
- d) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu có thể được trình bày theo các bước sau B1: Nghiên cứu lý thuyết B2: Lựa chọn mô hình Mô hình máy chủ master-slave kết hợp bộ nhận dạng tiếng nói.
- B3: Lựa chọn công nghệ Xây dựng bộ nhận dạng tiếng nói sử dụng Kaldi toolkit.
- B4: Thử nghiệm thực tế e) Kết luận Luận văn về cơ bản đã xây dựng được một hệ thống nhận dạng tiếng Việt truyền qua mạng.
- Mô hình nhận dạng được huấn luyện với các đặc trưng MFCC, MFCC+pitch, PLP+pitch và so sánh.
- Tuy nhiên luận văn vẫn còn một số hạn chế như: Dữ liệu huấn luyện còn ít, việc sử dụng mô hình Markov ẩn không phải kỹ thuật tiên tiến nhất tại hiện tại.
- Xây dựng bộ dữ liệu huấn luyện phong phú hơn.
- Nghiên cứu việc sử dụng học sâu và mạ ng nơ ron nhân tạo để nâng cao hiệu suất của hệ thống.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt