« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giảng dạy phần kỹ thuật điện môn công nghệ 12 tại trường THPT Xuân Mai


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THẾ VĂN VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIẢNG DẠY PHẦN KỸ THUẬT ĐIỆN MÔN CÔNG NGHỆ 12 TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN MAI LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN Hà Nội – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THẾ VĂN VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIẢNG DẠY PHẦN KỸ THUẬT ĐIỆN MÔN CÔNG NGHỆ 12 TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN MAI Chuyên Ngành : LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Chuyên sâu : SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN VIỆT DŨNG Hà Nội – Năm 2016 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU .
- Mục đích nghiên cứu .
- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
- Nhiệm vụ nghiên cứu .
- Phương pháp nghiên cứu .
- Cấu trúc luận văn CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 12 THPT .
- Tổng quan lịch sử nghiên cứu .
- Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học tích cực .
- Khái niệm phương pháp dạy học tích cực Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực .
- Bản chất của phương pháp dạy học tích cực .
- Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực .
- Các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn Công nghệ 12 và khái quát một số phương pháp cụ thể .
- Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Công nghệ 12.
- Thực trạng dạy học môn Công nghệ 12 ở trường THPT .
- Thực trạng dạy học môn Công nghệ 12 ở trường THPT Xuân Mai .
- Thực trạng dạy học môn Công nghệ 12 ở trường THPT Xuân Mai KẾT LUẬN CHƯƠNG I CHƯƠNG II: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC PHẦN KỸ THUẬT ĐIỆN MÔN CÔNG NGHỆ .
- Phân tích chương trình phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ .
- Đặc điểm nội dung và khả năng áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ .
- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của học sinh .
- Huy động được càng nhiều càng tốt các giác quan của người học trong quá trình nhận thức .
- Qui trình thiết kế bài giảng theo định hướng dạy học tích cực .
- Thiết kế bài giảng phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ 12 vận dụng phương pháp dạy học tích cực .
- Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp kiểm nghiệm sư phạm .
- Phương pháp .
- Nội dung thực hiện theo phương pháp chuyên gia .
- Kết quả .
- Kết quả nhận được qua phương pháp chuyên gia .
- Kết quả nhận được qua phương pháp thực nghiệm sư phạm .
- Một số kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ CH Câu hỏi DHTC Dạy học tích cực ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa TCN Trước công nguyên THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1.1: Mục đích học môn Công nghệ 12 của học sinh Bảng 1.2: Mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học môn Công nghệ……..….33 Bảng 1.3: Mức độ tích cực học tập của học sinh trong giờ học môn Công nghệ…33 Bảng 3.1: Kết quả học môn Công nghệ học kì I năm học .
- Xin cảm ơn Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp trường THPT Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội, quý thầy cô, bạn bè, các đồng nghiệp cùng các anh chị và các bạn trong lớp cao học Sư phạm kỹ thuật khóa 2014A đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cộng tác, động viên, chia sẻ để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thế Văn 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những gì mà tôi viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân.
- Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
- Lí do chọn đề tài Khoản 2 Điều 28, Luật Giáo dục khẳng định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh".
- Điều đó khẳng định muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải đổi mới cách dạy, cách thi cử, cách đánh giá chất lượng học tập.
- Cùng với nhiều yếu tố khác, phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm là một "đòn bẩy" quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trong thời gian gần đây, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy người học làm trung tâm”.
- “tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học” đang được nghiên cứu và sử dụng ở tất cả các cấp, các bậc học và được đa số giáo viên hưởng ứng.
- Trong quá trình dạy học môn Công nghệ ở trường THPT Xuân Mai, tác giả nhận thấy bên cạnh thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học còn nghèo nàn lạc hậu.
- thì đa số giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, trong đó lấy hoạt động của người thầy là trung tâm còn học sinh học tập rất thụ động.
- Phương pháp này có nhược điểm rất lớn là học sinh bị thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học, không kích thích và phát huy được tính tự giác, tích cực và đam mê tìm hiểu kiến thức mới ở học sinh.
- Do đó chất lượng dạy học còn chưa cao.
- 6 Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ 12, chúng tôi nghiên cứu đề tài: "Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giảng dạy phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ lớp 12 tại trường THPT Xuân Mai" nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.
- Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận và sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ lớp 12, nhằm phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của môn học.
- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ lớp 12 ở trường THPT Xuân Mai.
- Đối tượng nghiên cứu Lý luận phương pháp dạy học tích cực và việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy học phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ 12.
- Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các yếu tố của phương pháp dạy học có thể giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên hệ thực tế trong quá trình dạy phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ lớp 12 tại Trường THPT Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội 4.
- Giả thuyết khoa học Việc tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng tích cực giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức và giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tế trong dạy học phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ lớp 12, sẽ góp phần hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên hệ thực tế của học sinh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận áp dụng phương pháp dạy học tích cực khi dạy phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ lớp 12 tại trường THPT Xuân Mai.
- 7 - Phân tích chương trình, nội dung,… những hạn chế trong việc dạy học phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ lớp 12 tại trường THPT Xuân Mai.
- Từ phân tích đó xây dựng các cơ sở căn cứ khoa học khẳng định tính tất yếu phải áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn: “Công nghệ lớp 12.
- Xây dựng một số bài giảng phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ 12 theo phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Phương pháp nghiên cứu * Nghiên cứu lý luận: Đọc và tìm hiểu lý luận từ sách, báo, tạp chí, văn bản, nghị quyết để làm sáng tỏ quan điểm đề tài hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề trong dạy học phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ 12 Nghiên cứu chương trình, tài liệu tham khảo, xác định nội dung các kiến thức mà học sinh cần phải nắm vững từ những kiến thức đã học, để học sinh có thể tự tìm hiểu và có thể ứng dụng vào những lĩnh vực sâu rộng hơn.
- Điều tra khảo sát: Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh.
- Lập phiếu điều tra khảo sát, phân tích kết quả khảo sát nhằm đánh giá sơ bộ tình hình dạy học phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ 12.
- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành giảng dạy thí điểm tại lớp 12A11 Trường THPT Xuân Mai trong học kỳ II năm học theo phương án đã soạn thảo, nhằm khẳng định tính khả thi của việc lựa chọn phương pháp dạy học, các biện pháp sư phạm đã sử dụng với mục đích bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh.
- 8 * Phương pháp chuyên gia: Lập phiếu thăm dò ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các giáo viên có kinh nghiệm.
- Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được trình bày 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học môn Công nghệ 12 THPT.
- Chương II: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phần Kỹ thuật điện môn Công nghệ 12 ở THPT.
- 9 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 12 THPT 1.1.
- Tổng quan lịch sử nghiên cứu 1.1.1.
- Vì vậy trong kiểu dạy học này, người thầy bắt buộc phải coi trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò và cũng có điều kiện để thực hiện cách dạy thích hợp với mỗi HS, vai trò chủ động tích cực của người học được đề cao, tuy nhiên năng suất dạy học quá thấp.
- Từ đó hình thành kiểu dạy học “thông báo - đồng loạt”.
- Tình trạng này ngày nay càng phổ biến, gây hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy học, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với sản phẩm của giáo dục nhà trường.
- Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS, thực hiện “dạy học phân hóa”, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân HS trong tập thể lớp.
- Các phương pháp “dạy học tích cực”, “lấy người học làm trung tâm” đã ra đời trong bối cảnh đó.
- Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống phương pháp dạy học nhằm phát huy cao độ tính tích cực hoạt động của HS trong quá trình học tập, vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
- Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, tư tưởng về “dạy học tích cực”, “lấy người học làm trung tâm” đã được các nhà giáo dục bàn đến từ lâu: 10 Từ thời cổ đại các nhà sư phạm tiền bối đã từng nói đến tầm quan trọng to lớn của việc phát huy tính tích cực chủ động của HS và nói nhiều đến phương pháp, biện pháp phát huy tính tích cực của nhận thức.
- Khổng Tử TCN) nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Hoa cổ đại đòi hỏi người ta phải học và tìm tòi, suy nghĩ, đào sâu trong quá trình học.
- Montaigne nhà quý tộc Pháp, người chuyên nghiên cứu lý luận, đặc biệt là về giáo dục, ông đề ra phương pháp giáo dục “học qua hành”.
- Komensky là một nhà tư tưởng Clovakia, nhà lý luận giáo dục đã viết “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách.
- hãy tìm ra phương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn”.
- J.J.Rousseau thiên tài lý luận của Pháp thời kì khai sáng, kịch liệt phê phán nhà trường đương thời lạm dụng lời nói, ông coi trong sự phát triển tự nhiên, tự do, coi trọng tự giáo dục của trẻ, phản đối việc chèn ép cá tính của trẻ.
- Ông cho rằng muốn giáo dục con người tốt phải bằng hoạt động tiếp cận đối tượng với hoạt động, với thực tế.
- Ông viết: “Không dạy các em môn khoa học mà chỉ khêu gợi tinh thần yêu chuộng khoa học và cấp cho các em phương pháp khoa học, khi nào tinh thần yêu chuộng khoa học phát triển hơn nữa.
- Đó là nguyên tắc căn bản của mỗi nền giáo dục tốt”.
- 11 Trong thế kỷ XX, các nhà giáo dục Đông, Tây đều tìm đến con đường phát huy tính tích cực học tập, chủ động, sáng tạo của người học cụ thể như: Kharlamôp, nhà giáo dục Xô Viết, trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” đã viết trong lời nói đầu: “Một trong những vấn đề căn bản mà nhà trường Xô Viết hiện đang lo lắng và giải quyết là việc phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học”.
- Cũng từ lâu trong giáo dục đã xuất hiện các thuật ngữ “sự tự giáo dục”, “người tự giáo dục”.
- Các tác giả này đề cao nhu cầu, lợi ích của người học, đề xuất việc để cho người học lựa chọn nội dung học tập, được tự lực tìm tòi nghiên cứu.
- Theo hướng đó, bên cạnh xu hướng truyền thống thiết kế chương trình giảng dạy lấy logic nội dung môn học làm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kế chương trình học tập lấy nhu cầu, lợi ích của người học làm trung tâm.
- Từ lĩnh vực dạy học, tư tưởng học sinh trung tâm được mở rộng sang lĩnh vực giáo dục nói chung.
- Trong “thuật ngữ giáo dục người lớn” do UNESCO xuất bản năm 1979 bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha đã dùng thuật ngữ “giáo dục căn cứ vào người học”, “giáo dục tập trung vào người học” với định nghĩa là “sự giáo dục mà nội dung quá trình học tập và giảng dạy được xác định bởi nhu cầu, mong muốn của người học và người học tham gia tích cực vào việc hình thành và kiểm soát, sự giáo dục này huy động những nguồn lực và kinh nghiệm của người học”.
- Trên thực tế, trong giai đoạn phát triển ban đầu, tư tưởng học sinh trung tâm cũng đã từng có những lệch lạc bị phê phán như quá đề cao hứng thú cá nhân HS, coi đó là động lực quan trọng nhất của quá trình học tập, hoặc quan niệm quá khích rằng nhà trường phải dạy những gì HS cần chứ không phải dạy những gì nhà trường có.
- Không nên vì những lệch lạc đó mà từ chối chấp nhận tư tưởng học sinh trung tâm.
- Bản thân thuật ngữ “giáo dục học” (Pedagogics có nguồn gốc từ tiếng Hy

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt