« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm Việt nam giai đoạn 2010-2020 Tác giả luận văn: Phạm Tuấn Anh Khóa Người hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Danh Nguyên 1.Lý do chọn đề tài Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên việc dùng ý tưởng thay vì những khả năng vật lí và dựa trên ứng dụng của công nghệ chứ không khai thác lao động rẻ.
- Nó là nền kinh tế trong đó tri thức được tạo ra, thu nhận, chuyển giao, và được dùng một cách hiệu quả bởi các cá nhân, công ty và cộng đồng để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.
- Ngày nay ở các nước công nghiệp như Mỹ và châu Âu, các ngành công nghiệp dựa trên tri thức đang phát triển nhanh chóng, các công nghệ mới đã được đưa vào vì vậy đòi hỏi nguồn nhân lực có kĩ năng cao, đặc biệt là trong ngành công nghệ thông tin.
- Để đảm bảo nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức, các quốc gia, các ngành công nghệ cao đã xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững.
- Chỉ thị số 58-CT/TW Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt nam ngày 17 tháng 10 năm 2000 Về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Trong đó có đặt ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2010 Việt nam phải có hạ tầng Internet và Viễn thông tương đương các nước trong khu vực.
- Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác.
- Với kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình công tác và kiến thức đã được học, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm Việt nam giai đoạn 2010-2020.
- Đây là một đề tài có một ý nghĩa thực tiễn đóng góp và sự phát triển chung của nền kinh tế .
- 2.Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- 2.1.Mục đích: Tìm hiểu thực trạng và đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềmViệt nam giai đoạn xu hướng phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt nam và Thế giới giai đoạn 2010-2020.
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm của các quốc gia.Phân tích những khó khăn thách thức cũng như các yếu tố tiềm năng liên quan đến sự phát triển nguồn nhân lực cho Công nghiệp phần mềm Việt nam.
- Định hướng và giải pháp cho sự phát triển nguồn nhân lực cho Công nghiệp phần mềm của Việt nam giai đoạn 2010-2020.
- Đối tượng nghiên cứu: Dựa trên các số liệu thống kê của các tổ chức khảo sát, đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm.
- Nghiên cứu hệ thống các văn bản,cơ chế chính sách để phát triển nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm.
- Dựa trên các số liệu thống kê của các tổ chức khảo sát, đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm Việt nam 3.
- Tóm tắt nội dung nghiên cứu: 3.1.
- Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận khoa học để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm Việt nam giai đoạn 2010-2020.
- Khái niệm chiến lược, các loại chiến lược.
- Phương pháp phân tích theo ma trận SWOT  Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia.
- Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm Việt nam  Cấu trúc ngành CNTT và Truyền thông Việt nam  Phân tích môi trường bên trong của lĩnh vực nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm Việt nam.
- Phân tích môi trường bên ngoài ( Xu hướng thị trường, các rào cản, đối thủ cạnh tranh…) Chương 3 - Xây dựng lựa chọn chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm Việt nam giai đoạn 2010-2020.
- Các giải pháp thực hiện chiến lược.
- Sử dụng mô hình phân tích SWOT và các mô hình lựa chọn tối ưu để lựa chọn, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược.
- Những đóng góp mới của tác giả  Đưa ra cách tiếp cận thị trường nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm Việt nam đó là biến đổi thủ cạnh tranh thành đồng minh chiến lược.
- Đề xuất cơ chế mới cho phát triển nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm Việt nam để nguồn nhân lực phần mềm trở thành hàng hóa có giá trị cao, có thể chuyển nhượng, thuê mượn.
- Phương pháp nghiên cứu  Sử dụng mô hình SWOT làm công cụ phân tích chiến lược.
- Phương pháp phân tích số liệu thống kế 5.
- Kết luận Bản luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau : -Xây dựng được bức tranh toàn cảnh về nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm thế giới và Việt nam.
- Lựa chọn chiến lược và đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển NNLCNPM Việt nam giai đoạn 2010-2020.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt