« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chiến lược thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Xây dựng chiến lược thúc đẩy Tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp Tác giả luận văn: Đặng Hải Dũng Khóa 2008-2010 Người hướng dẫn: TS.
- Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu về sử dụng năng lượng cũng tăng cao, trong giai đoạn tốc độ tăng trưởng nhu cầu về năng lượng nói chung tăng khoảng 10%/năm, riêng nhu cầu về điện năng luôn tăng cao với tốc độ tăng trung bình 13-14%/năm.
- Hiện tại, Việt Nam là nước xuất khẩu tài nguyên năng lượng, nhưng theo dự báo, dầu thô sẽ phải nhập khẩu vào năm 2015, than vào năm 2016, và khai thác thủy điện cơ bản sẽ hoàn thành vào năm 2017, Việt Nam sẽ phải đối mặt với thiếu hụt nguồn cung năng lượng trong tương lai.
- Sự thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp công nghiệp do nhu cầu năng lượng tăng, nguồn cung trong nước đã khai thác hết, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng từ bên ngoài, do vậy Chính phủ sẽ phải bỏ trợ giá năng lượng, điều này sẽ làm chi phí đầu vào cho sản xuất công nghiệp gia tăng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Để đối phó với sự cân đối nghiêm trọng cung - cầu về năng lượng chính phủ đã đưa ra các chiến lược, chính sách và nhiều biện pháp như xây dựng thêm các nhà máy điện và rà soát lại cơ cấu giá năng lượng, tái cấu trúc cơ cấu ngành năng lượng, mặt khác đẩy mạnh các chương trình tiết kiệm năng lượng.
- Trong khi đó thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là xây dựng các chiến lược tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (thành phần chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng của Việt Nam) là một trong những chiến lược đem lại hiệu quả cao, có chi phí thấp và đem lại hiệu quả nhanh chóng.
- Tiết kiệm năng lượng ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu, nó ko chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia nào, hay ngành nào.
- Một điều cần lưu ý là Tiết kiệm năng lượng hiện nay không chỉ có khái niệm nguyên bản là hiệu suất kỹ thuật đơn về sử dụng năng lượng, Tiết kiệm năng lượng theo quan điểm quốc tế hiện nay được lồng ghép với các vấn đề bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế (quan điểm 3E).
- Tại Việt Nam, ngày 14/4/2006 Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm từ 5%-8% nănng lượng tiêu thụ đến năm 2015.
- Các mục tiêu của Nghiên cứu này là đề xuất chương trình, biện pháp chiến lược để thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp đạt từ 5% vào năm 2015 và 8% vào năm 2020.
- Các mục tiêu trực tiếp của tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp bao gồm.
- Giảm tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp (giảm cường độ năng lượng trong sản xuất công nghiệp.
- Giảm phát thải khí nhà kính (CO2) do tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp.
- Giảm các chi phí năng lượng sản xuất công nghiệp Và các mục tiêu sau cùng đạt được qua việc áp dụng Tiết kiệm năng lượng sẽ như sau.
- An ninh năng lượng.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường và • Tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp trong nước.
- Thực chất vấn đề tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, kinh doanh là vấn đề kinh tế-kỹ thuật, cụ thể ở đây là Kinh tế-Năng lượng, vấn đề kỹ thuật ở đây bao gồm các khía cạnh về công nghệ hiệu suất cao, dây chuyền sản xuất…, các vấn đề kỹ thuật được liên hệ với vấn đề kinh tế thông qua Tiết kiệm , Tiết kiệm được thể hiện ở mặt giá cả, chi phí năng lượng đầu vào, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đứng trên quan điểm vĩ mô, Quản lý nhà nước, Nghiên cứu đã xây dựng một chiến lược tiết kiệm năng lượng tổng thể như xây dựng các khung pháp lý bắt buộc đến việc hình thành một thị trường tiết kiệm năng lượng để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng hay hỗ trỡ các doanh nghiệp trong thay đổi, nâng cấp dây chuyền sản xuất cũ kĩ và lạc hậu, phương pháp này vẫn được sử dụng bởi các nước phát triển dưới dạng “ Cây gậy và củ cà rốt” nghĩa là bên cạnh việc xây dựng các chế tài bắt buộc thì song song với nó là các biện pháp hỗ trợ của nhà nước để giúp các đối tượng chịu tác động thực hiện các quy định trên, các giải pháp của chiến lược sẽ hướng vào các việc sau.
- Để thúc đẩy thành công TKNL ở Việt Nam, việc phát triển các chiến lược thúc đẩy khối doanh nghiệp trên để tạo ra động lực TKNL là cần thiết.
- Xây dựng nguồn nhân lực cho quản lý năng lượng tại doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý /giám sát tiêu thụ năng lượng tại các doanh nghiệp công nghiệp.
- Xây dựng, củng cố mạng lưới Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng, Dịch vụ năng lượng (ESCO) để hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp thực thi tiết kiệm năng lượng.
- Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội, phân tích các yếu tố môi trường chiến lược theo hai góc độ: đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài ngành tác động lên hoạt động tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp.
- Nghiên cứu thực hiện thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tổng hợp các khung pháp lý và thể chế hiện hành trong ngành năng lượng, thu thập phân tích một số báo cáo kiểm toán năng lượng điển hình, tác giả đã lấy ý kiến của các chuyên gia trong nước cung như quốc tế, qua đó phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số chương trình chiến lược để thực hiện tiết kiệm năng lượng trong công nghệp.
- 4 Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương I trình bày một số khái niệm và cơ sở lý thuyết về chiến lược , quản trị chiến lược, và mối quan hệ giữa kinh tế - năng lượng sử dụng trong lập chiến lược về năng lượng nói chung và tiết kiệm năng lượng nói riêng.
- Đánh giá môi trường chiến lược, chương này được thực hiện Thu thập các tài liệu, tóm lược một số yếu tố ben ngoài ảnh hưởng đến TKNL như Chiến lược, chính sách, quy hoạch đã được chính phủ phê duyệt.
- Phần này trình bày các hiện trạng kinh tế xã hội, xu hướng phát triển kinh tế, hiện trạng cung năng lượng nói chung, môi trường pháp lý tác động đến sử dụng năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam, phân tích đánh giá các khó khăn, tồn tại của các doanh nghiệp sản xuất, đánh giá năng lực của các cơ quan, tổ chức hỗ có chức năng trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng để phục vụ cho việc phân tích đánh giá và đề xuất các giải pháp trong tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp ở Chương 3 .
- Đề xuất chiến lược và các giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp, nghiên cứu đã đề xuất xây dựng 06 giải pháp-chương trình chiến lược cần thực hiện Nghiên cứu được thực hiện tập trung vào 3 biện pháp chủ đạo để khuyến khích thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp.
- đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước với chức năng tạo dựng môi trường khuyến khích thúc đẩy TKNLvà Từ dưới lến (Bottom up)-Đối tượng là các doanh nghiệp công nghiệp.
- Đối với phương pháp Tiếp cận từ dưới lên, tiếp cận từ phía doanh nghiệp, luận văn cũng đề cập đến giải pháp quản lý sản xuất tại doanh nghiệp để đáp ứng đòi hỏi của Luật Tiết kiệm năng lượng có hiệu lực vào năm 2011, cùng năm 2011, Cộng đồng quốc tế sẽ phê chuẩn tiêu chuẩn ISO 50001 về quản lý năng lượng tiết kiệm trong sản xuất.
- Điều này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu khi hoạt động trên thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.
- 5 Các đóng góp Nghiên cứu đã tiến hành phân tích đánh giá ảnh hưởng của môi trường chiến lược đến tiết kiệm năng lượng, xác định những thuận lợi, khó khăn và cơ hội trên cơ sở nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng của môi trường chiến lược, đề xuất sáu giải pháp chiến lược để thực hiện tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp bao gồm: 1 - Thiết lập Hệ thống Quản lý TKNL Quốc gia, đây là giải pháp mang tính bắt buộc “cây gậy”, ở chương trình này sẽ hình thành thị trường tiết kiệm năng lượng.
- 2 - Chương trình đào tạo về quản lý năng lượng TKNL, giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp 3 - Phát triển tiêu chuẩn hiệu suất và dán nhãn năng lượng, giả pháp này tác động vào thị trường trang thiết bị hiệu suất cao thông qua việc tác động vào ý thức người tiêu dụng hay tác động vào phần cầu của thị trường thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
- 4 - Trợ giúp kỹ thuật đối với các nhà sản xuất sản phẩm hiệu suất cao trong nước 5 - Lập mô hình quản lý năng lượng trong công nghiệp, 6 - Hỗ trợ cải thiện hiệu suất của dây chuyền sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp thay đổi dây chuyền sản xuất Đề tài thực hiện ý tưởng thông qua các kết quả nghiên cứu, tổng hợp các khảo sát trong nước và kinh nghiệm quốc tế, tiến hành một số hoạt động khảo sát về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp để đề xuất các biện pháp triển khai như xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đề xuất hình mẫu quản lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở các doanh nghiệp.
- đề xuất khung pháp lý.
- Xây dựng các hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp thông qua tăng cường các thể chế giám sát, hệ thống mang lưới hỗ trợ kỹ thuật cũng như xây đề xuất các biện pháp hỗ trợ thị trường TKNL, nghiên cứu cung cấp các luận cứ ban đầu cho các nhà lập chính sách hoạch định các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp.
- Riêng trên quan điểm của quản trị doanh nghiệp, luận văn đã đề xuất mô hình quản lý năng lượng thực hiện ở doanh nghiệp sản xuất kết hợp sử dụng mô hình quản lý chất lượng tổng thể với quản lý năng lượng để thực hiện tiết kiệm năng lượng ( Chương trình số 5 Chương 3 mục 3.2.5

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt