« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Thăng Long


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TRƯƠNG ĐỨC THAO Hµ Néi, n¨m 2013 TRƯƠNG ĐỨC THAO * QUẢN TRỊ KINH DOANH * KHOÁ 2011B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TRƯƠNG ĐỨC THAO NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- VŨ QUANG Hµ Néi, n¨m 2013 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1.1.
- Đào tạo và chất lượng đào tạo đại học 1.1.1.
- Khái niệm về đào tạo đại học, phân loại và các hình thức đào tạo đai học 1.1.2.
- Quan điểm về chất lượng đào tạo đại học 1.1.3.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học 1.2.
- Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo của Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam 1.2.
- Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo đại học 1.2.1.
- Yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đại học 1.2.2.
- Một số căn cứ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học 1.2.3.
- Một số mô hình và phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đại học CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 2.1.
- Phân tích chung về thực trạng hệ thống đào tạo đại học Việt Nam 2.1.1.
- Hệ thống cơ sở đào tạo đại học 2.1.2.
- Thực trạng chất lượng đào tạo học nước ta 2.2.
- Phân tích thực trạng về chất lượng đào tạo tại trường ĐH Thăng Long 2.2.1.
- Các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo và phân tích thực trạng về chất lượng đào tạo tại trường ĐH Thăng Long LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đã trực tiếp thực hiện các nghiên cứu trong luận văn này.
- Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những lời cam đoan trên! Học viên TRƯƠNG ĐỨC THAO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐNGV : Đội ngũ giảng viên GDTXa : Giáo dục từ xa GV : Giảng viên CBGV : Cán bộ giảng viên SV : Sinh viên HSV : Hội sinh viên KĐCLĐT : Kiểm định chất luợng đào tạo KT-XH : Kinh tế xã hội ĐHQGHN : Đại học Quốc Gia Hà Nội TTĐBCL : Trung tâm đảm bảo chất lượng TĐHTL : Trường Đại học Thăng Long GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo CSVTL : Cổng sinh viên Thăng Long TNCSHCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1.
- Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của quá trình đào tạo.
- Sơ đồ biểu thị sự tác động của các yếu tố bên ngoài tác động đến chất lượng đào tạo.
- Bảng thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường.
- Tính cấp thiết của đề tài: Trong nền kinh tế trí thức hiện nay, Giáo dục và Đào tạo phải được coi là quan trọng hàng đầu bởi đây là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn lực con người, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thúc đẩy tiến bộ khoa học – kỹ thuật và được coi là chìa khóa của sự phát triển.
- Đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ lao động trong các ngành nghề trong xã hội.
- Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho cả xã hội đang càng ngày càng trở lên rất quan trọng và đòi hỏi chất lượng không ngừng được nâng cao.
- Trước năm 2000, khi số lượng các trường đại học còn ít, chỉ tiêu đào tạo của các trường còn khiêm tốn thì số lượng sinh viên được đào tạo có trình độ có thể nói là cao so với nhu cầu xã hội lúc bấy giờ.
- Từ đó khiến sự cạnh tranh về tuyển sinh, đào tạo giữa các trường đại học đang ngày càng trở lên gay gắt hơn.
- Để tồn tại, các trường phải không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của mình để sản phẩm của họ mang lại sự hài lòng cho khách hàng và đóng góp vào sự phát triển của xã hội nói chung.
- Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học là hết sức cần thiết.
- Vũ Quang em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là: "Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Thăng Long" Luận văn thạc sỹ này sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng chất lượng đào tạo đại học mà điển hình là thực trạng chất lương đào tạo tại trường đại học Thăng Long Hà Nội đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đóng góp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, đảm bảo trách nhiệm xã hội, nhanh chóng thích ứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của giáo dục bậc cao.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu, phân tích cơ sở phương pháp luận về chất lượng, quản lý và nâng cao chất lượng cho các trường ĐH ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo đại học và chất lượng đào tạo tại trường đại học Thăng Long Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐH Thăng Long Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đối tuợng nghiên cứu: Nghiên cứu và phân tích thực trạng đào tạo và chất lượng đào tạo của trường đại học Thăng Long Hà Nội, sự cần thiết phải quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học nói chung và đại học Thăng long nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề thuộc cơ sở lý luận của chất lượng GDĐH, trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo của trường đại học Thăng Long Hà Nội 4.
- Những đóng góp của luận văn: Luận văn hệ thống hoá những kiến thức về đào tạo, chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường đại học.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Thăng Long Hà Nội .
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể, sát thực và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Thăng Long Hà Nội.
- Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo thì luận văn được chia làm 3 phần: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC.
- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG.
- CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG.
- 1 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1.1.
- Khái niệm về đào tạo đại học, phân loại và các hình thức đào tạo đai học 1.1.1.1.
- Khái niệm về đào tạo đại học Bản chất của đào tạo đại học chính là đào tạo nghề.
- Do vậy: “Đào tạo đại học (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành chương trình học”.
- Mục tiêu cụ thể của đào tạo đại học là : Giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.
- Như vậy, nội dung của đào tạo đại học bao gồm: trang bị các kiến thức lý thuyết cơ bản và chuyên sâu cho học viên một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành, tác phong làm việc cho học viên trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm giúp họ có thể làm một nghề nhất định.
- Một số hình thức đào tạo đại học Các hình thức đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng nhìn chung là rất phong phú và đa dạng.
- Tuy nhiên, về cơ bản đào tạo đại học hiện nay thường áp dụng một số hình thức chính sau đây: 2 a.
- Đào tạo chính quy Giáo dục chính quy : là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo một trình độ của giáo dục đại học.
- Đào tạo liên thông Liên thông trong giáo dục đại học là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác.
- Đào tạo tại chức (vừa học vừa làm) Đào tạo tại chức là là loại hình đào tạo dành cho đa số người vừa học vừa làmđể hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm.
- Đào tạo từ xa Hình thức giáo dục từ xa (viết tắt là GDTXa) thuộc phương thức giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Ngoài ra tùy theo các phạm vi hay chương trình mà chúng ta còn có các hình thức đào tạo như : văn bằng 2, liên kết đào tạo, chuyên tu.
- Quan điểm về chất lượng đào tạo đại học 1.1.2.1.
- Khách hàng cảm thấy thoả mãn khi sử dụng hàng hóa – dịch vụ có nghĩa là hàng hóa – dịch vụ đó có chất lượng.
- Đặc điểm của chất lượng - Chất lượng được đo bằng sự thoã mãn các yêu cầu.
- Vì vậy phải định kỳ xem xét lại các yêu cầu chất lượng.
- Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá.
- Cần phân biệt giữa chất lượng và cấp chất lượng.
- Cấp chất lượng là chủng loại hay thứ hạng của các yêu cầu chất lượng khác nhau đối với sản phẩm, quá trình hay hệ thống có cùng chức năng sử dụng.
- Quan điểm về chất lượng đào tạo đại học Chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung là vấn đề cơ bản và là mục tiêu phấn đấu không ngừng của các cấp quản lý giáo dục - đào tạo cũng như các cơ sở đào tạo trực tiếp.
- Có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng đào tạo đại học với những khía cạnh khác nhau.
- Quan điểm nguồn lực ở phương Tây cho rằng chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào đầu vào của hệ thống đào tạo.
- Khi có các yếu tố đầu vào có chất lượng như: giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi, cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh giỏi… thì chất lượng đào tạo tự nó sẽ được nâng cao.
- Cũng có quan điểm cho rằng chất lượng đào tạo được đánh giá bằng sản phẩm của quá trình đào tạo (đầu ra), tức là bằng mức độ hoàn thành của học viên tốt nghiệp.
- Theo GS.TS Đặng Quốc Bảo, chất lượng đào tạo là kết quả cuối cùng đạt được bởi sự tác động tích cực của các yếu tố cấu thành của quá trình đào tạo.
- Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của quá trình đào tạo MT HV PP, PT CSVC, TC ND GV Q 5 Trong đó.
- MT: mục tiêu đào tạo.
- PP, PT: phương pháp đào tạo, phương tiện phục vụ đào tạo.
- GV: giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo.
- ND: nội dung đào tạo.
- CSVC, TC: cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo.
- Q: chất lượng đào tạo.
- Đào tạo sẽ đảm bảo, nâng cao chất lượng nếu thực hiện tốt các yếu tố như: đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Xuất phát từ những khái niệm chung về chất lượng và các quan niệm về chất lượng đào tạo nêu trên, có thể hiểu chất lượng đào tạo với những điểm cơ bản như sau: “Chất lượng đào tạo đại học là kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo đại học và quá trình đào tạo vận hành trong môi trường nhất định”.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học 1.1.3.1.
- Các nhân tố bên trong Đào tạo đại học chịu ảnh hưởng trước tiên là của các nhân tố bên trong của chính quá trình đào tạo bao gồm: hệ thống cơ sở đào tạo.
- chương trình, giáo trình đào tạo.
- kiểm tra đánh giá, cấp văn 6 bằng chứng chỉ…, những yếu tố này được coi là những yếu tố đảm bảo chất lượng của đào tạo đại học.
- Cơ sở vật chất, tài chính: Cơ sở vật chất bao gồm: phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện – học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập… Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo đại học.
- Tài chính cho đào tạo cũng là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo, nó tác động gián tiếp tới chất lượng đào tạo thông qua khả năng trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy, khả năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng viên.
- Vì vậy, năng lực của giảng viên sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo đại học.
- Một loại nhân lực khác cũng có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đó là đội ngũ cán bộ quản lý, đây là bộ phận được coi là đóng vai trò hỗ trợ trong việc sáng tạo ra chuỗi giá trị đào tạo đại học.
- Chất lượng cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, thể hiện qua khả năng tổ chức, quản lý, điều phối quá trình đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết.
- Người học: Người học là nhân tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với công tác đào tạo, nó ảnh hưởng toàn diện tới chất lượng và công tác đào tạo.
- Trình độ văn hoá, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian… của bản thân người học đều có ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô và chất lượng đào tạo.
- Trình độ văn hoá cũng như khả năng tư duy của học viên càng 7 cao thì khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học càng tốt, khi ấy chất lượng đào tạo càng có cơ hội được nâng cao và ngược lại.
- Mục tiêu đào tạo: Hệ thống mục tiêu đào tạo bao gồm: các mục tiêu ngành, quốc gia.
- mục tiêu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp hợp tác đào tạo.
- Các mục tiêu đào tạo càng sát thực, càng khả thi thì chất lượng đào tạo càng được nâng cao.
- Chương trình, giáo trình đào tạo: Chương trình đào tạo là điều kiện không thể thiếu trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo đại học, chương trình đào tạo gắn với ngành nghề đào tạo.
- Với mỗi nhóm ngành đào tạo sẽ có khung chương trình đào tạo chung, nhóm môn cơ sở ngành và nhóm các môn chuyên ngành.
- Không có chương trình đào tạo chung cho tất cả các ngành.
- Với giáo trình, bài giảng cũng tương tự, giáo trình, bài giảng là những quy định cụ thể hơn của chương trình về từng môn cụ thể trong đào tạo.
- Nội dung giáo trình, bài giảng phải tiên tiến, phải thường xuyên được cập nhật kiến thức mới thì việc đào tạo mới sát thực tế và hiệu quả đào tạo mới cao.
- Việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình, giáo trình, bài giảng sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo cũng như sát với ngành nghề đào tạo để người học có thể nắm vững được nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo.
- Trên đây là các yếu tố cơ bản bên trong của quá trình đào tạo.
- Chất lượng của các yếu tố này sẽ tác động quyết định tới chất lượng đào tạo.
- Tuy nhiên, hệ thống đào tạo vận hành trong môi trường chính trị, xã hội … nhất định và cũng chịu sự tác động qua lại của điều kiện môi trường.
- Vì vậy chất lượng đào tạo còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt