« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Dầu khí Thăng Long


Tóm tắt Xem thử

- TRẦN VIỆT HẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ THĂNG LONG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2013 Người thực hiện Trần Việt Hải ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài: “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long”, tác giả đã tích lũy được một số kinh nghiệm bổ ích, ứng dụng các kiến thức đã học ở trường vào thực tế.
- Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long, các bạn bè khác đã giúp đỡ trong quá trình làm luận văn này.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- 4 1.1 Tổng quan về chiến lược và quản trị chiến lược.
- 4 1.1.1 Chiến lược kinh doanh.
- 4 1.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh.
- 7 1.1.3 Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh.
- 8 1.2 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
- 11 1.2.2 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp.
- 19 1.3 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh.
- 23 1.3.1 Các công cụ xây dựng chiến lược.
- 23 1.3.2 Các loại hình chiến lược kinh doanh.
- 27 1.3.3 Lựa chọn chiến lược kinh doanh.
- 32 1.4 Các giải pháp (nguồn lực) để thực hiện chiến lược.
- 38 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT & PT DẦU KHÍ THĂNG LONG.
- 39 2.1 Giới thiệu chung về công ty.
- 39 2.1.1 Quá trình phát triển.
- 39 iv 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- 39 2.1.3 Hình thức pháp lý và các sản phẩm sản xuất kinh doanh.
- 40 2.1.4 Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty.
- 41 2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty.
- 44 2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2010-2012.
- 46 2.2 Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
- 78 2.3.3 Đánh giá yếu tố nội bộ công ty cổ phần ĐT & PT dầu khí THĂNG LONG thông qua so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
- 83 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN DK THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2013-2017.
- 84 3.1 Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh.
- 84 3.1.1 Định hướng phát triển ngành VLXD trong thời gian tới.
- 84 3.1.2 Quan điểm phát triển của công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long đến năm 2017.
- 86 3.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược.
- 88 3.2.1 Lựa chọn phương pháp xây dựng chiến lược.
- 88 3.2.2 Ứng dụng SWOT để xây dựng chiến lược.
- 89 3.2.3 Các phương án chiến lược.
- 92 3.3 Lựa chọn phương án chiến lược.
- 97 3.4 Các kế hoạch về nguồn lực để thực hiện chiến lược.
- 99 3.4.1 Kế hoạch về đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
- 107 v 3.4.3 Kế hoạch duy trì và phát triển nguồn vốn kinh doanh.
- 116 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU Ý NGHĨA 1 BCG Boston Consultant Group - Ma trận tổ hợp kinh doanh 2 EFE External Factor Evaluation - Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 3 PVN Petro Viet Nam - Tập đoàn dầu khí Việt Nam 4 GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội 5 GTGT Giá trị gia tăng 6 HDI Human Development Index - Chỉ số phát triển con người 7 IFE Internal Factor Evaluation - Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 8 PEST P-Political, E-Economical, S-Social, T-Technical: Các yếu tố chính trị - luật pháp, Các yếu tố kinh tế môi trường, Các yếu tố văn hóa xã hội, Các yếu tố khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
- 9 SBU Strategic Business Unit - Đơn vị kinh doanh chiến lược 10 SWOT Strength Weakness Opportunity Threat - Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 11 WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới 12 LEED Tiêu chuẩn về công trình xanh của Mỹ - Leadership in Energy and Environment Design vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quá trình quản trị chiến lược.
- 8 Sơ đồ 1.2 Mô phỏng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
- 26 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty.
- 44 Sơ đồ 3.1 Ma trận BCG áp dụng cho công ty cổ phần đầu tư và phát triển dầu khí Thăng Long.
- 88 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.3 Doanh thu của công ty giai đoạn 2010-2012.
- 55 Biểu đồ 2.14 Cơ cấu nhân lực của Công ty năm 2012.
- 76 ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.7 Chiến lược xâm nhập thị trường.
- 28 Bảng 1.8 Chiến lược phát triển thị trường.
- 28 Bảng 1.9 Chiến lược phát triển sản phẩm.
- 32 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động SXKD 2010-2012.
- 51 Bảng 2.8 Một số đối thủ chính của công ty.
- 57 Bảng 2.9 Ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix.
- 66 Bảng 2.10 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010-2012.
- 68 Bảng 2.11 Sản phẩm chiếm ưu thế của công ty so với đối thủ canh tranh.
- 71 Bảng 2.12 Quy mô diện tích sản xuất của công ty so với đối thủ canh tranh.
- 72 Bảng 2.13 Cơ cấu lao động công ty cổ phần ĐT & PT dầu khí Thăng Long năm 2012.
- 75 Bảng 2.15 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đọan .
- 90 Bảng 3.4 Kết quả phân tích ma trận SWOT.
- Ma trận GREAT đánh giá các phương án chiến lược.
- Mặt khác Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều đó mở ra các cơ hội đồng thời cũng đem đến những thách thức nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước.
- Sau khi gia nhập WTO, quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng, kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành quả đáng khích lệ.
- Môi trường kinh doanh năng động và ngày càng được cải thiện đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát huy được năng lực của mình.
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường phải xác định được những mục tiêu và lập được chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn thì mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh được.
- Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam chuyên về sản xuất và thương mại nói riêng, trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và trong giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động đã và đang gặp không ít những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long (PTL.,JSC) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch bê tông nhẹ, các loại hình VLXD, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị nghành đóng tàu…cũng đã chịu sự tác động của thị trường.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long” làm đề tài khoá luận của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của luận văn là xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long.
- Phân tích môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm có môi trường bên trong và bên ngoài - Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức - Xây dựng chiến lược cho công ty trên cơ sở áp dụng mô hình SWOT - Đề xuất các biện pháp để triển khai chiến lược được lựa chọn thành công.
- Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long và đề xuất các giải pháp chiến lược kinh doanh của Công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng những lý thuyết cơ bản về chiến lược kinh doanh, các công cụ phân tích chiến lược, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long thời gian qua để đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty trong giai đoạn 2013-2017.
- Ngoài ra luận văn còn tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp bằng cách tiến hành điều tra thăm dò ý kiến của lãnh đạo công ty về các phương án chiến lược đề xuất.
- Kết cấu của luận văn Ngoài những nội dung như: phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm ba (03) chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm cơ bản cũng như các công cụ dùng để xây dựng chiến lược 3 Chương 2: Phân tích các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long.
- Trong chương này tác giả tập trung phân tích các căn cứ để xây dựng chiến lược và được dùng làm cơ sở để xây dựng chiến lược ở chương 3.
- Chương 3: Đề xuất chiến lược cho Công ty cổ phần đầu tư & phát triển dầu khí Thăng Long giai đoạn 2013- 2017.
- Chiến lược được lựa chọn trên cơ sở sử dụng công cụ SWOT.
- Bên cạnh đó tác giả cũng sẽ giới thiệu các giải pháp để triển khai chiến lược lựa chọn thành công.
- 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về chiến lược và quản trị chiến lược 1.1.1 Chiến lược kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm về chiến lược Thuật ngữ “Chiến lược” xuất phát từ nghệ thuật quân sự, với ý nghĩa là sách lược trong chiến tranh, nó hàm ý để chỉ ra các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương có thể làm được, cái gì đối phương không thể làm được.
- Theo thời gian, nhờ tính ưu việt của nó, chiến lược đã phát triển sang các lĩnh vực khoa học khác như: chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, công nghệ,… Khái niệm “Chiến lược” còn được thể hiện qua nhiều quan niệm khác nhau.
- Theo Giáo sư lịch sử kinh tế học Alfred Chandler, Đại học Harvard (Hoa Kỳ): “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.
- Glueck: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện.
- David: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn.
- Chiến lược kinh doanh có thể bao gồm sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh”.
- Theo Michael Eugene Porter “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh”.
- 5 - Chiến lược như là một mô hình, vì ở một khía cạnh nào đó, chiến lược của một tổ chức phản ảnh cấu trúc, khuynh hướng mà người ta dự định trong tương lai.
- Theo Don Sexton, Marketing 101: “Chiến lược phải phối hợp được tất cả các nguồn lực và hoạt động của công ty sao cho những nguồn lực và hoạt động này cùng hướng vào mục tiêu chung”.
- Nhìn chung, chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra, và nó cần xây dựng sao cho tận dụng được những điểm mạnh cơ bản bao gồm các nguồn lực và năng lực của tổ chức cũng như phải xét tới những cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh.
- 1.1.1.2 Khái niệm về chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh được nhiều nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu và đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chiến lược kinh doanh”.
- Tùy theo từng cách tiếp cận mà xuất hiện các quan điểm khác nhau về chiến lược kinh doanh.
- Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù của khoa học quản lý, Alfred Chandler viết: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó”.
- Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Michael Eugene Porter cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”.
- Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa, Jame B.Quinn cho rằng “chiến lược kinh doanh là một dạng thức hay một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các chương trình hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau” Vậy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là những quyết định hoặc những kế hoạch thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối 6 hợp những hoạt động của các đơn vị kinh doanh (SBU) trong chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
- 1.1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp xác định được hướng đi, vươn tới tương lai bằng sự nỗ lực của chính mình, nó giúp các doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ, nhằm khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực, phát huy những lợi thế, hạn chế và khắc phục được những điểm yếu, nắm bắt được các cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Bên cạnh đó, quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở theo dõi một cách liên tục những sự kiện xảy ra cả bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, nắm được xu hướng biển đổi của thị trường, cùng với việc triển khai chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng với thị trường và thậm chí còn làm thay đổi cả môi trường hoạt động để chiếm lĩnh vị trí cạnh tranh để đạt được lợi nhuận cao, tăng năng suất lao động, cải thiện môi trường, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Như vậy, chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận, là một công cụ hết sức quan trọng và cần thiết.
- Mục đích của việc hoạch định chiến lược kinh doanh là “dự kiến tương lai trong hiện tại”.
- Dựa vào chiến lược kinh doanh các nhà quản lý có thể lập các kế hoạch cho những năm tiếp theo.
- 1.1.1.4 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh Tính định hướng dài hạn: Chiến lược kinh doanh đặt ra các mục tiêu và xác định hướng phát triển của doanh nghiệp trong một giai đoạn (3-5 năm) nhằm định hướng hoạt động cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
- Tính mục tiêu: Chiến lược kinh doanh thường xác định rõ mục tiêu cơ bản, những phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và những chính sách nhằm thực hiện đúng mục tiêu đề ra.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt