« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng bộ tiêu chí phân loại và đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.


Tóm tắt Xem thử

- THÁI THỊ HƯƠNG XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2013 THÁI THỊ HƯƠNG QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ: 2010 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI oOo.
- THÁI THỊ HƯƠNG XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Vũ Đăng Minh HÀ NỘI - 2013 1LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sỹ với đề tài "Xây dựng Bộ tiêu chí phân loại và đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động" được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
- sự quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bạn đồng nghiệp trong suốt thời gian học Chương trình Cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh và trong quá trình làm Luận văn tốt nghiệp.
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian, phương pháp luận nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân tôi còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công tác của tôi trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
- Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả! Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Tác giả Thái Thị Hương 2DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BHXH Bảo hiểm xã hôi CHDC Cộng hòa dân chủ CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học CMKT Chuyên môn kỹ thuật CNNM Công nhân nhà máy CNXD Công nhân xây dựng CNKT Công nhân kỹ thuật DNNN Doanh nghiệp nhà nước LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội VAMAS Hiệp hội Xuất khẩu lao động NSNN Ngân sách nhà nước HĐ Hợp đồng XKLĐ Xuất khẩu lao động QLLĐNN Quản lý lao động ngoài nước PTCS Phổ thông cơ sở PTTH Phổ thông trung học 3DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy của doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam........23 Sơ đồ PL1: Hệ thống quản lý lao động ở ngoài nước của Hàn Quốc Sơ đồ PL2: Quy trình xuất khẩu lao động của Hàn Quốc Bảng 2.1: Số lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước XHCN từ Bảng 2.2: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ Bảng 2.3: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ Bảng 2.4: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ .
- Bảng tổng hợp tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo từng thị trường từ năm Bảng 2.7.
- Tổng hợp số liệu lao động về nước và số lao động bỏ trốn của các Doanh nghiệp từ năm 2009 đến Bảng 2.11.
- Tổng hợp tỷ lệ lao động thuộc đối tượng nghèo theo từng thị trường qua các năm .
- 66 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG MỞ ĐẦU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG .
- Phân loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
- Người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Phân loại doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Về cơ chế tổ chức, cấp giấy phép, tuyển chọn và quản lý lao động làm việc ở nước ngoài .
- Về chính sách thị trường, đa dạng hoá loại hình, xác định ngành nghề mũi nhọn để đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Về việc xây dựng các chỉ tiêu phân loại và đánh giá các công ty môi giới tiếp nhận lao động nước ngoài.
- 37 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HIỆN NAY .
- Tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam.
- Thời kỳ từ năm 1980 đến năm Xuất khẩu lao động từ năm 1991 đến nay.
- Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ hiện nay.
- Về quy mô của các doanh nghiệp.
- Về công tác tạo nguồn và tuyển chọn lao động.
- Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi xuất cảnh.
- Các chi phí giải quyết rủi ro, phát sinh liên quan đến lao động.
- Thực trạng đánh giá và phân loại doanh nghiệp hoạt động cung ứng dịch vụ XKLĐ.
- Bộ tiêu chí phân loại và đánh giá doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ .
- Đề xuất thực hiện Bộ tiêu chí phân loại doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ.
- Trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành Bộ tiêu chí phân loại doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ.
- Tổ chức triển khai thực hiện và áp dụng Bộ tiêu chí phân loại các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ.
- Bảng điểm để đánh giá thử nghiệm đối với Bộ tiêu chí phân loại các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ.
- Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển, với hơn 80 triệu dân, là nước có nhiều lợi thế về tiềm năng sức lao động.
- Cùng với chương trình việc làm trong nước, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (hay còn là xuất khẩu lao động) là một bộ phận của Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm - một trong những Chương trình kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nước, đã được thể chế hóa trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài những năm qua đã đáp ứng được nhiệm vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và gia đình, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước (gần 2 tỷ USD ngoại tệ chuyển về nước hàng năm).
- Bên cạnh đó, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng là một bộ phận của hoạt động kinh tế đối ngoại, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
- Kể từ khi ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng được phát triển và được đảm bảo bởi hành lang pháp lý tốt nhất từ trước tới nay.
- Theo Luật này, có 04 hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu lao động thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp dịch vụ) tức là doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH) cấp giấy phép hoạt động và được người lao động lựa chọn nhiều nhất để đi làm việc ở nước ngoài (chiếm 80% tổng số lao động được đưa đi).
- Quan điểm quản lý nhà nước về lĩnh vực này được cụ thể hóa trong các Chỉ thị, Nghị Quyết của Đảng, đặc biệt trong Chỉ thị 41-CT/TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Chính trị (Khóa XIII về Xuất khẩu lao động và chuyên gia) nhiệm vụ của quản lý nhà nước được đặt ra là “...nâng cao trình độ quản lý của các đơn vị xuất khẩu lao động, mặt khác phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của 8người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Tuy nhiên, cùng với các tác động khách quan của khủng hoảng kinh tế, chính trị trong khu vực và trên toàn cầu, việc gia tăng số lượng lao động Việt nam ra nước ngoài làm việc đang nảy sinh ngày càng nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của việc làm ngoài nước.
- Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Một số doanh nghiệp không chú trọng công tác quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, chậm phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động, có trường hợp kéo dài và gây hậu quả xấu.
- Thậm chí, vẫn còn một số doanh nghiệp chỉ tập trung vào các thị trường “dễ làm”, ít quan tâm khai thác các thị trường có khả năng nhận nhiều lao động nhưng có điều kiện khắt khe, nên kết quả hoạt động còn hạn chế.
- một số doanh nghiệp không quản lý chặt chẽ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các chi nhánh được giao nhiệm vụ.
- khi xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện, có những doanh nghiệp đã không tích cực giải quyết kịp thời, dứt điểm, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
- Thực trạng trên đang đặt ra các yêu cầu cấp bách trong việc tăng cường quản lý nhà nước thông qua các công cụ về pháp lý để giám sát được việc tuân thủ luật pháp, đánh giá được hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Trên thực tế, từ năm 2008 đến nay, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) đã đưa ra bảng xếp hạng các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động (XKLĐ) căn cứ vào số lượng lao động đưa đi hàng năm, số lượng đăng ký hợp đồng cung ứng lao động tại Cục Quản lý lao động ngoài nước (Cục QLLĐNN), Bộ LĐTBXH, số lượng vụ việc phát sinh.
- Do vậy, để có cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp dịch vụ này nhằm đảm bảo an toàn việc làm và phát 9triển việc làm ngoài nước, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí phân loại và đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là rất cần thiết và thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
- Từ cách tiếp cận trên đây, tác giả lựa chọn chủ đề "Xây dựng bộ tiêu chí phân loại và đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu Trước đây, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: (1) Luận án của TS.
- Trần Văn Hằng (1996): “Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010”.
- Trần Thị Thu (2006): “Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”.
- (3) Luận văn chuyên ngành kinh tế thương mại của thạc sỹ Thái Thị Hồng Minh (2003): “Hoàn thiện quản lý dịch vụ XKLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”.
- Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ XKLĐ, đánh giá thực trạng của hoạt động quản lý dịch vụ XKLĐ của Bộ Lao động- 10Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) giai đoạn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dịch vụ XKLĐ của Bộ LĐTBXH.
- Nguyễn Thị Hồng Bích (2007): "Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á: Kinh nghiệm và bài học.
- Chủ đề của Diễn đàn lao động di cư lần thứ 3 là “Nâng cao nhận thức và dịch vụ thông tin nhằm bảo vệ quyền của lao động di cư”, diễn đàn quy tụ nhiều chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực ASEAN với nội dung của diễn đàn là thúc đẩy di cư an toàn và hợp pháp cho việc làm bền vững.
- tăng cường việc làm bền vững cho LĐ di cư thông qua dịch vụ thông tin nơi đến và thông qua các chương trình đào tạo trước phái cử và tăng cường dịch vụ thông tin tại chỗ nhằm nâng cao nhận thức về việc làm bền vững và di cư an toàn nhằm bảo vệ quyền của lao động di cư.
- Các nghiên cứu nêu trên đã phân tích và luận giải cơ sở khoa học về hoạt động XKLĐ và thực trạng hoạt động XKLĐ và quản lý nhà nước về XKLĐ, quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ XKLĐ ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện về mặt tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động XKLĐ của Việt Nam.
- Về việc đánh giá các doanh nghiệp XKLĐ hiện nay, hàng năm Bộ LĐTBXH phối hợp với Hiệp hội XKLĐ đánh giá các doanh nghiệp XKLĐ dựa trên một số tiêu chí như: số lượng lao động do các doanh tổ chức đưa đi làm việc ở nước ngoài.
- số liệu về hồ sơ đăng ký hợp đồng tại Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN) thuộc Bộ LĐTBXH.
- Song đến nay chưa có một đề tài khoa học hay công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống cả trên phương diện lý luận và thực tiễn về việc xây dựng hệ thống tiêu chí phân loại và đánh giá các doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở 11nước ngoài thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế làm công cụ quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
- đồng thời làm minh bạch hóa thị trường XKLĐ và bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động.
- Tổng hợp, phân tích, so sánh: Tổng hợp số liệu lao động Việt Nam đi XKLĐ qua các thời kỳ để so sánh sự tăng trưởng và phân tích xu thế phát triển chung cũng như phát triển riêng đối với từng thị trường.
- Tổ chức điều tra xã hội học và khảo sát hoạt động của 60 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc khu vực phía Bắc và phía Nam (bao gồm các loại hình doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty TNHH.
- Phỏng vấn trực tiếp các nhà khoa học, các nhà quản lý, cán bộ quản lý doanh nghiệp (trong nước và ngoài nước), các địa phương, người lao động đã đi làm việc ở nước ngoài.
- 12- Trao đổi, học tập kinh nghiệm của một số nước về phân loại và đánh giá các doanh nghiệp tiếp nhận hoặc xuất khẩu lao động thông qua cơ quan và cán bộ quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài.
- Hệ thống hóa kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động XKLĐ và kinh nghiệm phân loại, đánh giá các doanh nghiệp tiếp nhận hoặc xuất khẩu lao động của một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá và chỉ ra những mặt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp dịch vụ và hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ.
- Đề xuất xây dựng bộ tiêu chí phân loại và đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho phù hợp với định hướng và chính sách đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam.
- Kết cấu của Luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tiêu chí phân loại và đánh giá các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
- Chương II: Thực trạng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và hệ thống phân loại doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện nay.
- Chương III: Xây dựng và đề xuất bộ tiêu chí phân loại, đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
- 13Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1.
- Phân loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động 1.1.1.
- Người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài a) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là thuật ngữ được sử dụng chính thức và phổ biến trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam từ đầu những năm 1990 (Nghị định số 370/HĐBT ngày .
- Mục đích của việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế văn hóa khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với những nước sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng pháp luật và truyền thống dân tộc của nhau (Điều 1 Nghị định số 370/HĐBT).
- Theo quy định tại Điều 3, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.
- Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng.
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây.
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- 14- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
- Hợp đồng cá nhân là việc người lao động ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị trực tiếp sử dụng lao động ở nước ngoài mà không phải thông qua doanh nghiệp cung ứng lao động.
- Trong trường hợp người lao động thỏa thuận trực tiếp bằng văn bản với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Mặt khác, trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài thì phải có người bảo lãnh và người bảo lãnh phải cam kết với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động.
- b) Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: Ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- tuyển chọn lao động.
- dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động.
- tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
- thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- c) Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt