« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Hệ trung cấp chuyên nghiệp trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thảo Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài: Yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là chất lượng nguồn lực con người, chất lượng nguồn lực con người lại phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng giáo dục.
- Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
- Để giáo dục - đào tạo có thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần nâng cao chất lượng đào tạo để từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.
- Nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết đối với ngành giáo dục - đào tạo nói chung và đối với Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội nói riêng.
- Vì vậy, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội để từ đó xây dựng được một số giải pháp cụ thể cho chiến lược phát triển nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp trong tương lai cho Nhà trường, nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của Nhà trường và nhu cầu phát triển giáo dục, đào tạo cho đất nước là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội, luận văn tập trung phân tích nêu bật: 2 - Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, hoạt động đào tạo và những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục trong đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.
- Đề ra các luận cứ nhằm xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp, đảm bảo cho sự nghiệp phát triển của Nhà trường đạt kết quả cao nhất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, đảm bảo cho Nhà trường luôn đào tạo một đội ngũ người lao động hùng hậu có chất lượng cao cho xã hội.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Chất lượng các yếu tố đầu vào: Học sinh, giảng viên, giáo trình, giáo án, cơ chế quản lý giáo dục, chương trình đào tạo, môi trường học tập.
- Chất lượng quá trình: Chất lượng của quá trình tổ chức và kiểm soát các hoạt động đào tạo.
- Đánh giá chất lượng đầu ra theo các phương pháp khác nhau.
- Phạm vi nghiên cứu: do điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế nên luận văn chỉ mới triển khai tìm hiểu một số yếu tố cơ bản nhất liên quan đến hoạt động đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung chính của luận văn: Làm rõ về chất lượng đào tạo và thực trạng công tác đào tạo, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và đề xuất các giải pháp giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp cho trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.
- Những đóng góp mới của tác giả: Luận văn đã đưa ra các giải pháp đồng bộ trên cơ sở xây dựng cho trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội thực trạng hoạt động đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp và đưa ra một số giải pháp để thực hiện 3 chiến lược đó với hy vọng góp phần đáp ứng được phần nào nhiệm vụ phát triển chung của Nhà trường trong giai đoạn tới.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua quá trình điều tra, tổng hợp, thống kê, kế thừa và phân tích số liệu, thu thập thông tin.
- Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu 3 chương trong đó: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo ( kết cấu: 25 trang) Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.
- kết cấu: 53 trang) Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.
- Kết luận Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định nhân tố quyết định thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố con người.
- Con người được giáo dục và biết tự giáo dục vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững xã hội.
- Chính từ quan điểm trên, Đảng ta đã xác định: Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
- Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội là cơ sở đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục Đại học, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực kinh doanh và quản lý.
- Để đáp ứng có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, coi đây là nhiệm vụ trung tâm, có ý nghĩa sống còn đối với nhà trường.
- Để thực hiện được nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trên đây, nhà trường cần triển khai một cách đồng bộ những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- 4 Các giải pháp nêu ra có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, chúng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau, do đó trong quá trình thực hiện, không được xem nhẹ giải pháp nào.
- Sự phát triển của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội bước vào thế kỷ mới phải được tiếp cận trên quan điểm cân bằng và quản lý hướng tới chất lượng tổng thể.
- Muốn thực hiện tốt chiến lược phát triển chung của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội thì Nhà trường cần phải phát huy tối đa chất lượng đào tạo

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt