« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng các giải pháp nhằm giữ chân người lao động tại một số doanh nghiệp Dệt-May Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Xây dựng các giải pháp nhằm giữ chân người lao động tại một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Thị Bích Nguyệt Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS.Lê Thị Anh Vân a.
- Lý do chọn đề tài Dệt may được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trên thương trường quốc tế cũng như nội địa.
- Tuy nhiên trong những năm gần đây một tình trạng phổ biến, thường xuyên xảy ra là việc người lao động trực tiếp nghỉ việc, bỏ việc thậm chí có những doanh nghiệp xảy ra tình trạng người lao động bỏ việc hàng loạt khiến thị trường lao động nói chung và công tác quản trị, giữ chân người lao động ở các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói riêng càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
- Trước tình hình đó, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của 3 doanh nghiệp dệt may thông qua việc nghiên cứu phân tích tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của người lao động trực tiếp nhằm tìm ra được những nguyên nhân sâu sa dẫn tới tình trạng đó và xây dựng những giải pháp cụ thể, phù hợp.
- Mục đích của luận văn, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Mục đích: Phân tích thực trạng và đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa tỷ lệ bỏ việc của người lao động tại 3 doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng ngành may thông qua việc phân tích tình hình bỏ việc của người lao động trực tiếp và những vấn đề liên quan đến công tác giữ chân người lao động tại 3 doanh nghiệp là công ty May10, công ty TNHH MTV dệt kim Đông Xuân và công ty TNHH may xuất khẩu DHA.
- Phạm vi nghiên cứu: một doanh nghiệp nhà nước và một doanh nghiệp tư nhân và một doanh nghiệp cổ phần trong ngành dệt may Việt Nam c.
- Nội dung của luận văn: Gồm 3 chương 2 - Chương 1: Cơ sở lý thuyết Trong chương 1 ở mục 1.1 của luận văn là các khái niệm tổng quan về nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực, nội dung công tác quản trị nguồn nhân lực, nghỉ việc- các hình thức nghỉ việc, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của người lao động cũng như tác động của nghỉ việc tới hoạt động của doanh nghiệp, mục 1.2 đưa ra những lý luận về giữ chân người lao động, tầm quan trọng của công tác giữ chân người lao động cũng như một số những giải pháp giữ chân người lao động đã và đang được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến.
- Mục 1.3 tổng quan về ngành dệt may Việt Nam, những đặc điểm cụ thể về lao động ngành may và tình trạng bỏ việc, nghỉ việc của lao động ngành may.
- Trong mục 1.4 tác giả có thu thập được một số kinh nghiệm giữ chân người lao động trong ngành may của một số quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
- Với những cơ sở lý luận rõ ràng, xoay quanh vấn đề giữ chân người lao động, đây là cơ sở để phân tích, cũng như xây dựng một số giải pháp nhằm giữ chân lao động tại 3 doanh nghiệp May10, dệt kim Đông Xuân và công ty may xuất khẩu DHA.
- Chương 2: Thực trạng bỏ việc của một số doanh nghiệp ngành may Chương 2 giới thiệu về 3 doanh nghiệp trong ngành dệt may là công ty May10, công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân và công ty TNHH may xuất khẩu DHA cùng với đó là thực trạng nguồn nhân lực hiện tại của các công ty, về cơ cấu, chính sách nhân lực cũng như những con số cụ thể thống kê tình trạng bỏ việc, nghỉ việc của người lao động.
- Ngoài ra trong phần 2 luận văn còn phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ việc, nghỉ việc của người lao động dưới góc nhìn của doanh nghiệp bao gồm 3 nhóm nhân tố, nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh, nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp và nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động.
- Cuối chương 2 là kết quả khảo sát người lao động trực tiếp tại 3 doanh nghiệp về mức độ đánh giá của họ về môi trường làm việc hiện tại, thực tế đây có thể coi là một đánh giá khách quan dưới góc nhìn của chính người lao động về công việc hiện tại của họ, bản thân họ có yêu thích công việc của mình không? Việc phân công lao động, sắp xếp công việc đã phù hợp với khả năng của họ chưa? Môi trường làm việc của doanh 3 nghiệp được họ đánh giá thế nào? Những đánh giá về chế độ chính sách của doanh nghiệp cho họ về lương bổng, đãi ngộ,về đào tạo, cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng như tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân khiến họ sẽ không có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp…, qua đó làm cơ sở để tác giả tổng hợp đưa ra được đánh giá chung, và có hướng xây dựng những biện pháp cải thiện tình hình ở chương sau.
- Chương 3: Các giải pháp giữ chân người lao động Trên cơ sở phân tích chính sách nhân lực cũng như những con số thống kê cụ thể tình hình nghỉ việc, bỏ việc của người lao động trực tiếp ở 3 doanh nghiệp dệt may, qua tổng hợp phân tích đánh giá nhận định vấn đề dưới khía cạnh của doanh nghiệp về những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của người lao động tại doanh nghiệp cũng như qua thông qua kết quả của bản khảo sát, nội dung chương 3 chủ yếu tập chung vào việc đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết những mặt còn hạn chế của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp chủ động trong công tác giữ chân người lao động.
- Chương 3 đã đưa ra 3 giải pháp chính cho các vấn đề sau: Một là, nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý trực tiếp Hai là, đảm bảo người lao động có mức thu nhập xứng đáng Ba là, đẩy mạnh công tác truyền thông nhân sự kết hợp với đào tạo nhận thức cho người lao động Thực hiện tốt các giải pháp trên, sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động sẽ chặt chẽ hơn.
- Qua đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tháo gỡ được bài toán làm sao để có thể giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp đồng thời bản thân người lao động cũng cảm thấy những gì họ nhận được từ phía doanh nghiệp là hoàn toàn xứng đáng với những gì họ được hưởng, người lao động sẽ có tâm lý thoải mái, yên tâm công tác, sẽ có ý thức gắn bó lâu dài , có niềm tin vào sự phát triển của doanh nghiệp, cũng như niềm tin vào tương lai của mình.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê kết hợp với khái quát hoá, dự báo, tham khảo những kinh nghiệm, giải pháp ở những doanh nghiệp thành công trong công tác quản trị nguồn nhân lực 4 Luận văn đã phân tích hoạt động giữ chân nhân viên, một hoạt động sống còn với các doanh nghiệp ngành may tại 3 công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dệt may với các chủ thể sở hữu khác nhau là Tổng công ty May 10 – công ty cổ phần, Công ty Dệt Kim Đông Xuân – công ty 100% vốn nhà nước và công ty DHA – công ty 100% tư nhân.
- Từ đó xem xét cách thức các doanh nghiệp khác nhau trong ngành may có mức độ quản trị nguồn nhân lực ảnh hưởng như thế nào đến việc giữ chân lao động trong ngành.
- Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giữ chân người lao động tại doanh nghiệp ngành may

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt