« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành điện tại Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- Luận văn cao học QTKD  Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Văn Hưng Khoa Quản lý & Kinh Tế 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành điện tại Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định Tác giả luận văn: Trần Văn Hưng Khoá: 2012A Người hướng dẫn: TS.
- Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia - Sự phát triển của Khoa học, công nghệ ngày càng nhanh, nhu cầu về lao động chất lượng cao làm chủ quy trình sản xuất, vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật cao trong sản xuất kinh doanh.
- Việc đào tạo ra những sinh viên có kiến thức vững, tay nghề thành thạo, thái độ làm việc chuyên nghiệp chính là mục tiêu đào tạo của trường CĐCN Nam Định - Việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành điện tại khoa Điện – Điện tử trường CĐCN Nam Định là hết sức cần thiết cho sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
- Mục đích nghiên cứu.
- Làm rõ lỹ luận tổng quan về đào tạo thực hành điện với lý luận về đào tạo nói chung + Phân tích thực trạng đào tạo thực hành điện tại khoa Điện – Điện tử trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định trong những năm gần đây + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thực hành điện tại khoa Điện – Điện tử trường CĐCN Nam Định - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tại khoa Điện – Điện tử trường CĐCN Nam Định * Phạm vi nghiên cứu.
- Một số vấn đề lý thuyết chung về đào tạo và đào tạo thực hành và các lý thuyết áp dụng cho việc phân tích chất lượng đào tạo thực hành tại khoa Điện – Điện tử trường CĐCN Nam Định.
- Luận văn cao học QTKD  Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Văn Hưng Khoa Quản lý & Kinh Tế 2 - Đánh giá chất lượng đào tạo thực hành điện tại khoa Điện – Điện tử trường CĐCN Nam Định từ phía người dạy, người học và người sử dụng lao động qua đào tạo của khoa Điện – Điện tử trường CĐCN Nam Định từ đó xác định yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo thực hành điện của khoa.
- Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành điện của khoa Điện – Điện tử trường CĐCN Nam Định thời gian tới.
- Nguồn số liệu lấy từ các phòng chức năng của nhà trường, văn phòng khoa Điện – Điện tử và tổng hợp phiếu điều tra về chất lượng đào tạo thực hành điện của nhà trường.
- Về thời gian, sử dụng chuỗi thông tin, số liệu từ năm c) Tóm tắt nội dung chính: Dựa trên cơ sở lý luận về đào tạo và đào tạo thực hành, phân tích thực trạng chất lượng đào tạo thực hành tại khoa Điện – Điện tử của trường CĐCN Nam Định, xác định yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo thực hành điện của nhà trường, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thực hành điện tại khoa Điện – Điện tử tại trường CĐCN Nam Định.
- Trong luận văn này tác giả đã lựa chọn các phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại trường CĐCN Nam Định để đưa ra các giải pháp.
- Các giải pháp để thực hiện.
- Rà soát, đổi mới công tác quản lý quá trình đào tạo thực hành điện tại khoa Điện – Điện tử của trường.
- Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy thực hành của khoa nhằm mục đích đào tạo được những sinh viên có kiến thức, kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp - Rà soát chương trình đào tạo thực hành điện, tài liệu hướng dẫn thực hành và tài liệu tham khảo cho công tác dạy học thực hành điện.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo thực hành điện, đặc biệt là quy trình cung ứng vật tư phục vụ cho hoạt động đào tạo thực hành - Có biện pháp phù hợp nhằm kiểm tra, giám sát công tác dạy học và đánh giá kết quả dạy học thực hành, đảm bảo người học qua quá trình đào tạo thực hành điện đáp ứng được yêu cầu đề ra của đề cương môn học.
- Luận văn cao học QTKD  Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Văn Hưng Khoa Quản lý & Kinh Tế 3 d) Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp khái quát hoá và các phương pháp lý thuyết hệ thống, thống kê, phân tích kinh tế, đánh giá thực trạng tìm giải pháp và các phương pháp nghiên cứu thông thường.
- e) Kết luận: Kiến thức, kỹ năng và tác phong làm việc của sinh viên qua quá trình đào tạo thực hành điện tại khoa Điện – Điện tử trường CĐCN là quả minh chứng cho hiệu quả quá trình đào tạo của khoa Điện – Điện tử.
- Các yếu tố người học, người dạy, điều kiện cơ sở vật chất và giáo trình đào tạo thực hành đều nhằm cho mục đích đào tạo ra những sinh viên ngành điện đúng theo cam kết về chất lượng mà nhà trường đã công bố là bước đệm tạo cơ hội việc làm cho người học.
- Với sự hạn chế về kinh phí đào tạo, chất lượng đầu vào của người học chưa cao, công tác quản lý chương trình đào tạo thực hành còn nhiều bất cập chính là những rào cản chính ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo thực hành điện của nhà trường.
- Một trong giải pháp quan trọng hàng đầu là thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành điện, luận văn đi sâu nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau.
- Khái quát có hệ thống hiệu phương pháp quản lý chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo thực hành nói riêng, hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo thực hành.
- Đánh giá, phân tích toàn diện thực trạng hiệu đào tạo thực hành điện tại khoa Điện – Điện tử từ năm từ yếu tố người dạy, người học, chương trình đào tạo, hoạt động đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất.
- Qua đó xác định tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo thực hành điện của nhà trường.
- Đưa ra được một số giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo thực hành điện của nhà trường, từ giải pháp về công tác quản lý, nâng cao chất lượng người dạy, quản lý người học hay điều kiện phục vụ quá trình đào tạo thực hành nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo thực hành điện của khoa Điện – Điện tử.
- Luận văn luôn xác định giữa các giải pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong quá trình vận dụng các giải pháp trên tuỳ từng điều kiện cụ thể mà áp dụng giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu các tủi ro, mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình đào tạo thực hành điện.
- Luận văn cao học QTKD  Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên: Trần Văn Hưng Khoa Quản lý & Kinh Tế 4 Trên đây là tóm tắt nội dung luận văn “ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành điện tại Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.
- Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng vì trình độ còn hạn chế nên các giải pháp mà tác giả đưa ra không thể tránh khỏi sai sót, tính thuyết phục và khái quát chưa cao.
- Song tác giả vẫn hy vọng những giải pháp trên sớm được nghiên cứu xem xét áp dụng vào thực tế tại khoa Điện – Điện tử trường CĐCN Nam Định.
- Trần Sỹ Lâm, các thầy cô giáo Viện Kinh tế & Quản lý, các cán bộ của Viện đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, lãnh đạo khoa Điện – Điện tử, GV trường CĐCN Nam Định, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt