« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng 18


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN MẠNH DŨNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG 18 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI XUÂN HỒI HÀ NỘI - 2014  LỜI CAM ĐOAN Trước tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các thầy, các cô Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã dìu dắt em trong suốt thời gian theo học tại trường.
- Em xin cam kết, với đề tài nghiên cứu của mình là “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng 18” là đề tài chưa có ai nghiên cứu, mọi thông tin, số liệu trong luận văn là hoàn toàn chính xác đúng với thực tế tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng 18.
- Hà Nội, Ngày tháng năm 2014 Học viên Nguyễn Mạnh Dũng  MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP.
- Khái niệm, Vai trò quản trị nguồn nhân lực.
- Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực.
- Vai trò của quản trị nguồn nhân lực.
- Các chức năng cơ bản của quản trị phát triển nguồn nhân lực.
- Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực.
- Nhóm chức năng đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.
- Các nội dung công tác quản trị nguồn nhân lực.
- Nội dung chức năng thu hút nguồn nhân lực.
- Xác định nhu cầu nhân lực.
- Tuyển dụng nhân lực.
- Bố trí, sắp xếp nhân lực vào vị trí.
- Nội dung thuộc chức năng đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Xác định nhu cầu nhân lực cần đào tạo.
- Lập kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Thực hiện kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Các nôi dung chức năng duy trì nguồn nhân lực.
- Công tác lương, thưởng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực.
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG 18.
- Giới thiệu về Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng 18.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP cơ điện và xây dựng 18.
- Cơ cấu vốn của công ty.
- Phân tích hiện trạng công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng 18.
- Tổng quan về hiện trạng nguồn nhân lực và các chính sách liên quan.
- Phân tích công tác thu hút nguồn nhân lực.
- Phân tích hiện trạng xác định nhu cầu nhân lực.
- Phân tích hiện trạng công tác tuyển dụng nhân lực.
- Phân tích việc bố trí, sắp xếp nhân lực vào vị trí.
- Phân tích công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Phân tích công tác duy trì nguồn nhân lực.
- Phân tích công tác đánh giá nhân viên.
- Phân tích Công tác lương thưởng, đãi ngộ.
- Phân tích Công tác kế hoạch hoá cán bộ kế cận.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực.
- CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG 18.
- Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho công ty cổ phần cơ điện và xây dựng 18.
- Giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực.
- Giải pháp thứ hai: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch đào tạo cho người lao động.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty.
- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo.
- Tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo nguồn nhân lực năm 2010-2012.
- 60Bảng tổng hợp các yếu tố tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực.
- Tính cấp thiết của đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực đối với Công ty CP cơ điện và xây dựng 18 là một vấn đề cần thiết và hết sức quan trọng vì nó sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao vị thế của Công ty và khẳng định chỗ đứng của Công ty trên thị trường.
- Từ những vấn đề trên, để góp phần đem lại hiệu quả hơn trong công tác quản trị nguồn nhân lực đòi hỏi Công ty phải tiến hành phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty, từ đó tìm được hướng đi thích hợp.
- Với những lý do nêu trên, để hoàn thiện trong công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty em xin đăng ký đề tài khoa học: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng 18” góp phần thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty.
- Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đi sâu phân tích thực trạng, tìm hiểu rõ những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dung18 trong tiến trình hội nhập .
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cho CBCNV Công ty.
- Tập trung vào nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực: Cơ cấu nhân lực, chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty, đánh giá chất lượng đào tạo, bố trí lao động.
- 2 -ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực, các chức năng cơ bản của công tác quản trị.
- Phương pháp tiếp cận: Tiến hành khảo sát tình hình công tác quản trị nguồn nhân lực ở Công ty bằng cách xem xét thực tế, phối hợp kết quả đánh giá và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu về nhân lực ở Công ty.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ kết quả thống kê và kết quả tìm hiểu về công tác quản trị nguồn nhân lực, sẽ tiến hành đánh giá và phân tích những ưu điểm, nhược điểm, những mặt tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực ở Công ty CP cơ điện và xây dựng 18, từ đó xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho Công ty.
- Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
- Chương II: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cơ điện và xây dựng 18.
- Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng 18.
- Cụ thể đó là những giải pháp về: Hoàn thiện công tác tuyển chọn nhân lực, hoàn thiện công tác lập kế hoạch đào tạo cho người lao động, hoàn thiện chế độ tiền lương.
- Tất cả các giải pháp nêu ra với mục đích cuối cùng nhằm làm cho công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng 18 ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty và làm tăng thêm giá trị doanh nghiệp.
- 3 -CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP 1.1.
- “Quản trị nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân.” Nguồn: Giáo trình Quản trị nhân lực, Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2010), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
- Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải hội đủ hai yếu tố, đó là nhân lực và vật lực.
- Trong đó, nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Hai là, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết làm cho tổ chức của mình thích ứng.
- Ba là, nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích, kết quả thông qua người khác.
- Một quản trị gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại chính xác, v.v…nhưng nhà quản trị đó vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho đúng việc, hoặc không biết cách khuyến khích nhân viên làm việc.
- Để quản trị có hiệu quả, nhà quản trị cần biết cách làm việc và hòa hợp với người khác, biết cách lôi kéo người khác làm cho mình.
- Bốn là, nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết cách phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của các cá nhân, nâng cao hiệu quả của tổ chức và dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của tổ chức.
- Tóm lại, quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đi lên trong cạnh tranh.
- Chính vì vai trò quan trọng của nguồn nhân lực nên quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quản trị quan trọng trong mọi doanh nghiệp.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đặt ra cho công tác quản trị nguồn nhân lực rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
- 5 -Tuy vậy, các hoạt động của quản trị nguồn nhân lực được phân chia thành ba nhóm chức năng chủ yếu sau đây.
- Nhóm chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp.
- Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu lao động và yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra đối với các ứng viên là thế nào.
- Do đó nhóm chức năng này thường có các hoạt động như: dự báo, hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm,thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Nhóm chức năng này chú trọngđến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- 7 -nhân lực có tầm quan trọng như nhau, trong công tác quản trị nguồn nhân lực chúng có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhau, phục vụ cho mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực.
- Phân tích các nội dung của công tác quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra được các chính sách và thực hiện các chương trình hành động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
- Các nội dung chính của công tác quản trị nguồn nhân lực gồm.
- Nội dung thuộc chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Nội dung chức năng duy trì nguồn nhân lực.
- Nội dung chức năng thu hút nguồn nhân lực gồm các nội dung.
- Quá trình này được thực hiện theo các bước: Bước 1: Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.
- Bước 2: Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Bước 4: Xác định nhu cầu nguồn nhân lực.
- 8 -Nội dung các bước được thực hiện như sau: Bước 1: Phân tích môi trường xác định mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.
- Thực hiện bước này sẽ giúp cho nhà quản trị biết được doanh nghiệp của mình đang ở đâu? đang làm gì? định hướng chiến lược phát triển?.
- Qua đó nhà quản trị cũng sẽ hiểu được nguồn nhân lực của mình ra sao? đội ngũ nhân lực của mình có những ai? chất lượng? thừa,thiếu những gì? Cùng với sự hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp thì chiến lược phát triển nguồn nhân lực như thế nào?.
- Thực hiện bước này giúp cho nhà quản trị xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Qua đó nhà quản trị sẽ xác định được cần phải thay đổi, bổ sung gì?.
- Để làm tốt bước này nhà quản trị cần hiểu rõ quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa có tính hệ thống, vừa có tính chất quá trình.
- Căn cứ vào mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp nhà quản trị sẽ đưa ra được khối lượng công việc cần thực hiện trong trung hạn, dài hạn và đồng thời tiến hành phân tích trong ngắn hạn để có được khối lượng công việc cụ thể làm cơ sở tiến hành xác định nhu cầu nguồn nhân lực.
- Trên cơ sở các dự báo trên doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp định lượng hoặc định tính để xác định nhu cầu nguồn nhân lực.
- Các nguồn lao động chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm nguồn bên trong và nguồn bên ngoài.
- Phương pháp 2: Tham khảo ý kiến nội bộ hoặc sự góp ý, giới thiệu của nhân viên trong từng bộ phận khác nhau, phương pháp này có thể tìm thấy người thích hợp cho doanh nghiệp cần tuyển + Phương pháp 3: Phương pháp này được sử dụng khi doanh nghiệp lưu trữ các thông tin về lý lịch cá nhân, kinh nghiệm công tác, năng lực công việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong hệ thông máy tính để khi cần thiết, cán bộ quản lý có thể tìm ngay được những người phù hợp đề bạt cho những vị trí mới của công tác cần bổ sung, cần tuyển.
- Các bước tuyển dụng nhân lực: Bước 1: Thông báo tuyển dụng.
- Tên doanh nghiệp, chức năng của doanh nghiệp - Công việc cụ thể và vị trí cần tuyển mộ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt