« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng mô hình SERVQUAL đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Ứng dụng mô hình SERVQUAL đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long.
- Ngoài việc tạo điều kiện kêu gọi nguồn trí thức cao về góp sức cho tỉnh, thì việc đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho tỉnh hết sức quan trọng.
- Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nói chung, ở cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện nay của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội.
- Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long mới được thành lập năm 2011 với mục đích đào tạo những em học sinh có một nền tảng đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng sống đáp ứng với sự thay đổi, phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, góp một phần vào quá trình đào tạo những nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương.
- Thực tế trong quá trình đạo tạo dù chưa được dài lâu của mình, nhà trường cũng đã có những thành tựu nhất định, như tỷ lệ học sinh khá giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh khá cao.
- Các em học sinh được tiếp cận với những phương pháp giáo dục hiện đại, không chỉ được học văn hóa mà các em còn được phát triển toàn diện về đạo đức, thể chất, kỹ năng sống.
- Với mô hình đạo tạo mới, các em học sinh sẽ là những con ngươi luôn tự tin, sáng tạo và dễ dàng thích nghi với những thay đổi không ngừng của thế giới.
- Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu mà chiến lược đề ra là “ Đến năm 2015, theo tiêu chí xếp hạng của Sở giáo dục và Đào tạo, trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long có chất lượng đào tạo bậc tiểu học cao nhất trong tỉnh Quảng Ninh, chất lượng đào tạo trung học cơ sở và phổ thông trung học nằm trong số 3 trường trung học cơ sở có thứ hạng cao của tỉnh Quảng Ninh thì toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, lãnh đạo nhà trường cần phải phấn đấu hơn nữa và quyết tâm đưa trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long đạt được mục tiêu.
- Nhằm cho lãnh đạo nhà trường có một cái nhìn tổng thể về chất lượng đào tạo của nhà trường từ đó vạch ra giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của địa phương.
- Vì vậy tôi chọn thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô hình SERVQUAL đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận và những vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo tại trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long từ đó rút ra những kết luận về các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long.
- Đối tượng và phạm vi giới hạn nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phụ huynh có học sinh cấp 1, 2 đang học tại nhà trường, nghiên cứu tập trung vào mức độ đánh giá của học sinh về chất lượng đào tạo của trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long theo mô hình SERVQUAL.
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài bao gồm học sinh đang học cấp 1, 2 của nhà trường năm 2014.
- Phương pháp nghiên cứu Mục đích của đề tài nghiên cứu là dựa trên cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong, ngoài nước trước đây để xây dựng thang đo SERVQUAL áp dụng được vào điều kiện thực tế trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long.
- Nhằm đánh giá được chất lượng đào tạo hiện nay của nhà trường thông qua việc khảo sát ý kiến của học sinh đang theo học tại trường.
- Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức (đã được trình bày trong mục phương pháp nghiên cứu của phần mở đầu) và được thực hiện theo quy trình như hình sau.
- Hệ số Cronbach alpha Cơ sở lý thuyết về chất lượng đào tạo, dịch vụ, thang đo SERVQUAL Thang đo dự kiến Thảo luận nhóm Điều chỉnh Thang đo chính thức Kết quả nghiên cứu và kiến nghị Nghiên cứu định lượng Đánh giá độ tin cậy của thang đo Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm.
- Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng đo lường các khái niệm nghiên cứu.
- Nghiên cứu thảo luận nhóm thông qua ý kiến của các trưởng đơn vị trong nhà trường (là thành viên của Hội đồng khoa học nhà trường) và ý kiến của một nhóm 10 phụ huynh học sinh.
- Phỏng vấn lần 1: Mục tiêu là nhằm điều chỉnh mô hình đề xuất ban đầu và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh và phụ huynh về chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Đối tượng tham gia thảo luận lần 1 gồm 13 cán bộ, giáo viên chủ chốt của nhà trường (03 hiệu phó phụ trách chuyên môn, 05 tổ trưởng các tổ chuyên môn, 01 cán bộ văn phòng, 03 giáo viên chủ nhiệm các lớp) am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu, kết quả lần thảo luận lần 1 làm cơ cở để điều chỉnh, các mục hỏi (items) trong các yếu tố và phân chia các thuộc tính trong các yếu tố nhân khẩu học.
- Khi đã chuẩn bị xong các câu hỏi cho bảng câu hỏi, tác giả thử nghiệm các câu hỏi đó trên nhóm đối tượng gồm 10 phụ huynh học sinh.
- Kết quả của lần phỏng vấn lần 2 làm cơ sở để viết lại những mục hỏi không rõ nghĩa (đa nghĩa hoặc tối nghĩa) khó trả lời, những câu hỏi còn trừu tượng, từ ngữ chưa đạt yêu cầu, những câu hỏi có thể làm cho học sinh không muốn trả lời hoặc khó trả lời trung thực.
- Sau phần nghiên cứu định tính các mục hỏi sẽ được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp hơn, làm cơ sở cho việc hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu chính thức dùng để đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đặt ra.
- Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu là phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, kích thước của mẫu là 700, số phiếu thu về và hợp lệ là 610.
- Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là phụ huynh của các học sinh đang theo học tại trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long tính đến tháng 8 năm 2014.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
- Đề tài nghiên cứu này bổ sung như một tài liệu tham khảo về chất lượng dịch vụ, hệ thống hóa các lý luận về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, chất lượng đào tạo.
- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn đối với nhà trường trong hoạt động đào tạo, giúp nhà trường có được một phương pháp, một công cụ thống kê, phân tích ý kiến phản hồi của phụ huynh học sinh.
- Đồng thời từ những kết quả phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường hiện nay và các giải pháp mà tác giả đưa ra phần nào giúp lãnh đạo nhà trường có được những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và từ đó có chiến lược lâu dài để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng, chất lượng dịch vụ, chất lượng đào tạo và mô hình SERVQUAL.
- Chương 2: Phân tích và đánh giá chất lượng đào tạo trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long theo mô hình SERVQUAL.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt