« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại Khoa công nghệ thông tin - trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.


Tóm tắt Xem thử

- HỒ BẠCH TUYẾT NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- CAO TÔ LINH HÀ NỘI - 2016 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào Đại học tại khoa Công Nghệ Thông Tin - trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên” lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Cao Tô Linh, đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi tận tình trong suốt thời gian làm khóa luận.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO.
- Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ .
- Khái niệm về chất lượng sản phẩm dịch vụ.
- Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ.
- Khái niệm và vai trò của chất lượng đào tạo .
- Khái niệm và quan điểm về chất lượng đào tạo.
- Vai trò của chất lượng đào tạo.
- Đánh giá chất lượng đào tạo .
- Mục đích của đánh giá chất lượng đào tạo.
- Các quan điểm đánh giá chất lượng đào tạo.
- Kiểm định chất lượng đào tạo.
- Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo trường đại học.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo .
- 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI KHOA CNTT - TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN.
- Thực trạng chất lượng đào tạo đại học tại khoa CNTT – Trường ĐHSPKT Hưng Yên .
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại khoa CNTT .
- Thực trạng chất lượng đầu vào của sinh viên đại học khoa CNTT.
- Chương trình đào tạo.
- Đánh giá về chất lượng đào tạo tại khoa Công Nghệ Thông Tin .
- Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua phản hồi.
- Đánh giá về chương trình đào tạo.
- Đánh giá về cơ sở vật chất - kỹ thuật cho đào tạo.
- 74 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI KHOA CNTT - TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN.
- Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa CNTT – trường ĐHSPKT Hưng Yên .
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa CNTT – trường ĐHSPKT Hưng Yên .
- Nhóm giải pháp về chương trình đào tạo.
- Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất - kỹ thuật cho đào tạo.
- 64 Bảng 2.21: Kết quả thăm dò của giảng viên về chất lượng đào tạo của khoa CNTT.
- 66 Bảng 2.22: Bảng kết quả thăm dò về chất lượng đào tạo của sinh viên lớp TK9.
- 69 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo.
- 17 Hình 1.2: Các bước phát triển chương trình đào tạo.
- Đến nay theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, gần 80% sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành đào tạo nhưng chất lượng còn có nhiều vấn đề, nhiều kiến thức kỹ năng chưa được cập nhật, trình độ ngoại ngữ nhìn chung còn yếu, trình độ tin học còn hạn chế, các kỹ năng mềm còn yếu.
- Nếu không nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, của thực tiễn cuộc sống.
- Khoa Công Nghệ Thông Tin (CNTT) trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên (ĐHSPKTHY) được đánh giá là luôn đi đầu trong các mặt hoạt động của nhà trường như: Đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng khoa học công nghệ mới, quản lý học sinh sinh viên, các phong trào…Tuy nhiên, từ khi thành lập cho tới nay hoà chung với không khí đào tạo của toàn trường, khoa chưa có kế hoạch, thời gian để đánh giá, nhận xét, nhìn nhận bình diện các mặt đào tạo trên một cách logic để đánh giá thực trạng đào tạo qua các năm và tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đại học tại khoa Công Nghệ Thông Tin - trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên” là hướng đi đúng thực trạng hiện nay.
- Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận chung về chất lượng đào tạo, từ đó đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của khoa CNTT và đánh giá để đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của khoa và nhà trường.
- Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường Đại học.
- Đánh giá được chất lượng đào tạo tại khoa CNTT hiện nay.
- Tổng hợp, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của khoa CNTT – trường ĐHSPKT Hưng Yên dựa trên các nhân tố khác nhau: yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, công tác giáo dục và quản lý học sinh sinh viên để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa CNTT – trường ĐHSPKT Hưng Yên.
- Đối tượng nghiên cứu Chất lượng đào tạo đại học, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo.
- Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng đào tạo hệ đào tạo đại học chính quy tại khoa CNTT - Trường ĐHSPKT Hưng Yên trong 3 năm học .
- Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo.
- Khảo sát thực tế chất lượng đào tạo của khoa CNTT.
- Phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo và đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa CNTT.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đề tài đã trình bày được một số lý luận chung về chất lượng đào tạo, nêu bật được vai trò của chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học.
- Từ đó, tổng hợp, 12 phân tích, đánh giá được chất lượng đào tạo tại khoa CNTT.
- Tìm ra được nguyên nhân và hạn chế được của chất lượng đào tạo tại khoa CNTT.
- Đề tài đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa CNTT.
- Đề tài là tài liệu khoa học để khoa CNTT nhìn nhận, đánh giá và tham khảo các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tạo khoa CNTT - trường ĐHSPKT Hưng Yên.
- 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 1.1.
- Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ 1.1.1.
- Khái niệm về chất lượng sản phẩm dịch vụ Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu và ngày càng trở nên thông dụng trong cuộc sống cũng như trong sách báo.
- Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội, chất lượng còn phụ thuộc vào quan điểm đánh giá, nền văn hoá, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm.
- Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng là “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [7].
- Khái niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan niệm chặt chẽ với chất lượng của sản phẩm dịch vụ.
- Theo Philip B.Crosby trong cuốn “Chất lượng là thứ cho không” đã khái niệm: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”.
- Theo TCVN ISO tương ứng với ISO thì chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.
- Những yêu cầu này thường xuyên thay đổi theo thời gian nên các nhà cung ứng phải định kỳ xem xét lại các yêu cầu chất lượng.
- ISO 9000:2000 khái niệm một cách đơn giản, chất lượng dịch vụ là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của sản phẩm dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.
- Chất lượng dịch vụ là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng của sản phẩm dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ, thường xảy ra trong quá trình gặp gỡ giữa khách hàng với nhân viên giao tiếp.
- Chất lượng dịch vụ chính là sự thỏa mãn của khách hàng được xác định bởi việc so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi (P&E).
- 14 Mô hình này do ba tác giả A.Parasuraman, V.A.Zeithaml và L.L.Berry đưa ra vào năm 1985 [8], cho thấy có ba mức cảm nhận về chất lượng dịch vụ.
- Chất lượng dịch vụ tốt: Dịch vụ cảm nhận vượt mức trông đợi của khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ thỏa mãn: Dich vụ cảm nhận phù hợp với mức độ trông đợi của khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ tồi: Dịch vụ cảm nhận dưới mức độ trông đợi của khách hàng.
- Một quan điểm khác cho rằng chất lượng dịch vụ được xác định trên cơ sở giá cả và chi phí.
- Theo đó, một sản phẩm dịch vụ có chất lượng là dịch vụ được cung cấp phù hợp với giá cả.
- Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ Chất lượng là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau.
- Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này.
- Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng.
- Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng.
- Theo ISO Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra các chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng”.
- Theo giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng của Nhật Bản về quản lý chất lượng: “Quản lý chất lượng có nghĩa là nghiên cứu triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng”.
- Philip B.Crosby thì cho rằng: “Quản lý chất lượng sản phẩm là một phương diện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hoạt động” [8].
- Các cách hiểu trên cho thấy chất lượng của sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nhiều điểm tương đồng.
- Tuy nhiên, hiện nay khái niệm về dịch vụ được thừa nhận rộng rãi nhất là theo ISO Quản trị chất lượng dịch vụ là các 15 phương pháp và hoạt động được sử dụng nhằm đảm bảo yêu cầu và chất lượng dịch vụ”.
- Khái niệm và vai trò của chất lượng đào tạo 1.2.1.
- Khái niệm và quan điểm về chất lượng đào tạo “Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo” [1.
- Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương đương với mục tiêu, chương trình đào tạo theo ngành nghề cụ thể” [1].
- Hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chất lượng đào tạo, do từ “chất lượng” được dùng chung cho cả hai quan niệm: chất lượng tuyệt đối và chất lượng tương đối.
- Với quan niệm chất lượng tuyệt đối thì từ “chất lượng” được dùng cho những sản phẩm, những đồ vật hàm chứa trong nó những phẩm chất, những tiêu chuẩn cao nhất khó thể vượt qua được.
- Nó được dùng với nghĩa chất lượng cao hoặc chất lượng hàng đầu.
- Với quan niệm chất lượng tương đối thì từ “chất lượng” dùng để chỉ một số thuộc tính mà người ta gán cho sản phẩm, đồ vật.
- Theo quan niệm này thì một vật, một sản phẩm hoặc một dịch vụ được xem là có chất lượng khi nó đáp ứng được các mong muốn mà người sản xuất định ra và các yêu cầu của người tiêu thụ đòi hỏi.
- Từ nhiệm vụ được uỷ thác này nhà trường phải xác định mục tiêu đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội để đạt được “chất lượng bên ngoài”.
- đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm đạt mục tiêu đó trên cơ sở đạt được “chất lượng bên trong”.
- Tóm lại, chất lượng giáo dục trường đại học là đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
- Vai trò của chất lượng đào tạo - Nhằm phát triển nguồn nhân lực, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, giúp con người nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vận dụng tri thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
- Nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, của thực tiễn cuộc sống.
- Chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở giáo dục đại học trong xu thế cạnh tranh.
- Đánh giá chất lượng đào tạo 1.3.1.
- Mục đích của đánh giá chất lượng đào tạo Ngày nay, chất lượng đào tạo không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà là chất lượng so sánh khu vực và thế giới.
- Các chuẩn mực quốc tế đang cần được hình thành là bộ công cụ chuẩn (ISO) để đánh giá chất lượng đào tạo.
- Chất lượng đào tạo như đã trình bày ở phần trên, là một khái niệm động, đa chiều, và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người, do vậy không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá.
- Việc đánh giá, đo lường chất lượng có thể được tiến hành bởi chính cán bộ giảng dạy, sinh viên của trường nhằm mục đích tự đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như đánh giá bản thân chất lượng đào tạo của trường mình.
- Hoặc việc đánh giá, đo lường chất lượng cũng có thể được tiến hành từ bên ngoài do các cơ quan hữu quan thực hiện với các mục đích khác nhau (khen - chê, xếp hạng, khuyến khích tài chính, kiểm định công nhận.
- Dù đối tượng của việc đo lường, đánh giá chất lượng là gì và chủ thể của việc đo lường, đánh giá là ai thì việc đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là xác định mục đích của việc đo lường, đánh giá

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt