« Home « Kết quả tìm kiếm

MÔN NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN


Tóm tắt Xem thử

- Một số vấn đề của giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam....
- Hệ thống trường và lớp chuyên, trong đó có ngoại ngữ, đã cung cấp cho xã hội và các trường đại học, cao đẳng nhiều học sinh xuất sắc.
- Học sinh từ các trường này cũng là nguồn cho các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (và quốc tế, với những môn học khác).
- Tuy vậy, các cuộc trao đổi và tiếp xúc với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cho thấy còn một số vấn đề cần được quan tâm hơn nữa để nâng cao hơn hiệu quả dạy và học.
- Bài viết trước hết xin được nêu ra một số nhận xét về hiện trạng dạy và học ở những lớp này.
- HIệN TRạNG Chương trình.
- Theo kinh nghiệm chung, chương trình môn học bao gồm hầu như tất cả kế hoạch và đường hướng cho quá trình.
- dạy-học, từ phân tích yêu cầu người học, xây dựng mục tiêu chi tiết, biên soạn hoặc sưu tầm tư liệu phục vụ dạy-học, gợi ý phương pháp đến kiểm tra - đánh giá [5].
- Những thông tin như vậy càng được cụ thể, càng chi tiết càng tốt và người dạy và người học đều phải biết ngay từ đầu khóa học..
- Về chương trình, cho đến nay, các lớp phổ thông chuyên ngoại ngữ trong hệ thống trường trung học chuyên trên phạm vi rộng hầu như chưa có một chương trình phù hợp với đối tượng học sinh này.
- Do vậy việc đặt ra mục tiêu chi tiết cho đối tượng học sinh đặc biệt này là cần thiết.
- Tài liệu giáo khoa và phương pháp dạy/ học.
- Tài liệu giáo khoa, trong đó có sách giáo khoa không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng dạy và học, nhưng nó là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình dạy-học.
- Sách giáo khoa có vai trò của công cụ học tập vừa cung cấp học liệu, vừa làm chỗ dựa cho người dạy và người học, để theo đó cả hai bên kiểm tra được tiến độ của quá trình hợp tác giữa người dạy và người học..
- Hiện nay, nguồn tư liệu phục vụ.
- dạy-học đã phong phú hơn trước rất nhiều, việc dạy và học ở các lớp ngoại ngữ hiện nay không chỉ bám vào bộ sách giáo khoa có sẵn..
- Tuy vậy, phương pháp và khả năng khai thác tư liệu có thể chưa hợp lý.
- Do vậy, ở một số nơi người dạy và người học bị rơi vào tình trạng "bội thực" thông tin mà không biết nên sử dụng chúng như thế nào.
- Ngược lại ở chỗ khác, đặc biệt ở những nơi xa thành phố lớn, người dạy và học lại bị "đói" tư liệu.
- Nhưng cả hai nơi cùng có chung một vấn đề: hệ thống bài tập rèn luyện hoặc bổ trợ vẫn tập trung vào dạy và học cấu trúc ngữ pháp, chưa quan tâm đúng mức đến rèn luyện và phát triển kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.
- Phương pháp dạy và học.
- Những nhận xét ở đây thể hiện những quan sát có tính cá nhân qua các bài thi.
- Quan điểm mới về phương pháp dạy và học ngoại ngữ rõ ràng cũng có tác động đến người dạy và quá trình rèn luyện của học sinh.
- Bài tập trong quá trình dạy và học đã có tỷ trọng lớn hơn dành cho rèn luyện kỹ năng.
- Điều đó cũng đồng thời thể hiện ở các bài thi học sinh giỏi quốc gia trong những năm gần đây, đó cũng được nhìn nhận là tác dụng phản hồi tích cực của kiểm tra-đánh giá.
- Kiểm tra - đánh giá.
- Bài thi gần đây nhìn chung có xu hướng coi trọng đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ hơn là hiểu biết về hình thái ngôn ngữ.
- Kiến thức về hình thái ngôn ngữ được lồng ghép vào các bài kiểm tra kỹ năng.
- Giữa hai kỹ năng thu nhận, kỹ năng đọc thể hiện phản ứng tích cực hơn.
- Điều đó có thể là do quá trình.
- dạy-học đã coi trọng kỹ năng đọc hơn kỹ năng nghe hoặc viết.
- Ngoài lý do đó, có thể điều kiện vật chất chưa cho phép dạy-học kỹ năng nghe nhiều hơn..
- Bản thân bài thi nghe hiểu cũng bị hạn chế vì lý do kỹ thuật (chất lượng băng, máy kém.
- do vậy, chưa đánh giá được đúng khả năng của học sinh.
- Nhưng không vì thế mà cơ cấu bài thi xem nhẹ kỹ năng nghe.
- Với kỹ năng viết, để kiểm tra kỹ năng viết sáng tạo, loại bài viết tự do theo một chủ điểm nào đó được sử dụng thông qua một số thể loại thông thường như mô tả, trần thuật hoặc tranh luận.
- Tuy hiện nay bài thi chưa có phần dành cho kỹ năng nói, bài thi đã dần dần hướng tới coi trọng các kỹ năng như nhau.
- Tiếng Anh ở Việt Nam và so sánh tương đối.
- Việt Nam đã khẳng định mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
- Các nước ASEAN, mà Việt Nam là một thành viên, đã thống nhất đẩy mạnh việc học và sử dụng tiếng Anh là "ngoại ngữ quan trọng nhất hoặc ngôn ngữ thứ hai".
- Trong bối cảnh như vậy, việc nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh ở các nước thành viên, nhất là ở Việt Nam, rõ ràng là vấn đề cấp thiết.
- Nói về tầm quan trọng của tiếng Anh với sự phát triển của đất nước mình, Thủ tướng Malaysia nói “Malaysia không thể trở thành một nước giầu mạnh nếu không làm chủ được tiếng Anh.” và “Nếu nghĩ rằng chỉ nói tiếng Malay mới là yêu nước thì thật là sai lầm”..
- Trình độ tiếng Anh nói chung của ta đang ở mức nào so với các nước ASEAN khác? Câu hỏi đó thật không dễ trả lời.
- Hiện tại, chúng ta chưa có công trình nào, chưa có một thước đo chung nào để so sánh trình độ tiếng Anh giữa các nước trong Khu vực.
- Nhưng nếu xét trên cơ sở thời gian, thì Việt Nam (nhất là các tỉnh phía Bắc) chú trọng tới phát triển tiếng Anh muộn hơn các nước khác: chỉ sau khi “mở cửa” và Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
- Chúng ta không tự ti, nhưng qua những dịp tiếp xúc ở các lĩnh vực khác nhau, tiếng Anh của chúng ta nói chung có lẽ còn nhiều hạn chế so với các bạn láng giềng trong ASEAN.
- Đối với học sinh chuyên, những người có nhiều tiềm năng về môn mình học, nhu cầu đuổi kịp láng giềng và vươn lên càng trở nên thôi thúc.
- Xây dựng một chương trình riêng.
- Như trên đã thảo luận, một chương trình cụ thể với các mục tiêu chi tiết sẽ tạo nên một “sân chơi” minh bạch và có thể giúp các nhà hoạch định chính sách hữu quan có cái nhìn tổng quát hơn.
- Cùng với hệ thống mục tiêu chương trình cụ thể, nên xây dựng chuẩn đánh giá tối thiểu chung cho hệ thống lớp chuyên ngoại ngữ, có tham khảo chương trình hoặc các mức chuẩn của các nước trong khu vực.
- Xây dựng một hệ thống thư viện Theo kinh nghiệm thực tế của các chương trình học lấy năng lực giao tiếp làm mục đích, người học phải được tiếp cận với nhiều thông tin thực trong cuộc sống thực.
- Do vậy, ngoài những cuốn sách giáo khoa sử dụng chung, học sinh chuyên cần có một nguồn tư liệu phong phú hơn nữa.
- Để bổ sung nguồn tư liệu sống động và cập nhật, cần xây dựng hệ thống thư viện và trung tâm tư liệu tự phục vụ (self-access centre) cho cả giáo viên và học sinh.
- Trong hòan cảnh hiện tại, Internet có thể là một nguồn cung cấp tư liệu rất phong phú.
- Công khai cấu trúc bài thi.
- Cùng với mục tiêu chi tiết của chương trình, cấu trúc bài thi dự định áp dụng cho khoảng thời gian nhất định nào đó nên được công bố tới giáo viên và học sinh.
- Cấu trúc bài thi nên ổn định cho một thời gian tương đối dài.
- Việc này giúp cho người dạy và người học bớt bị bỡ ngỡ trước các kỳ thi.
- Cùng với một hệ thống mục tiêu chương trình chi tiết, hệ thống chuẩn tối thiểu và hệ thống thư viện tốt, cấu trúc bài thi rõ ràng sẽ giúp cho việc rèn luyện thường xuyên trong quá trình học tập tốt hơn.
- Ngoài những trao đổi giữa giáo viên, cũng nên có những trao đổi giữa học sinh với nhau trong và ngoài nước.
- Chính vì thế, sự giao lưu, hợp tác với các nước khác, ít nhất trong khu vực Đông Nam á là cần thiết.