« Home « Kết quả tìm kiếm

PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC KỶ NGUYÊN PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ HAY LÀ SỰ VẬN ĐỘNG BIỆN CHỨNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TRONG LỊCH SỬ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ.
- Bài báo này xem xét sự vận động của các phương pháp dạy tiếng từ khởi nguyên đến ngày nay.
- Phân loại một cách đại thể, lịch sử dạy tiếng có thể phân chia thành 4 kỷ nguyên: kỷ nguyên tiền phương pháp, kỷ nguyên phương pháp, kỷ nguyên trên phương pháp, và kỷ nguyên hậu phương pháp.
- Mỗi kỷ nguyên trong lịch sử dạy tiếng đều có những đặc thù, với những đặc diểm rất riêng của nó.
- Bài báo cho thấy phương pháp dạy tiếng là một phạm vi hoạt động đầy màu sắc, sinh động trong nỗ lực của con người nhằm đạt tính hiệu quả trong dạy tiếng..
- Các kiểu quan hệ khác nhau giữa các thành tố nêu trên của hệ thống chương trình sẽ giúp hình thành các kiểu loại chương trình khác nhau, đơn giản có thể kể đến các kiểu loại phổ biến như: (1) chương trình tuyến tính (hay còn gọi là chương trình mục tiêu duy lý trí, trong đó các yếu tố nói trước (từ 1- 5) quy định các yếu tố nói sau), chương trình vòng tròn (trong đó các yếu tố của hệ thống chương trình tương tác và điều chỉnh lẫn nhau trong quan hệ vòng tròn (từ 1-5), và yếu tố đứng sau có thể giúp điều chỉnh yếu tố đứng trước), và (3) chương trình năng động (trong đó các nội dung và phương pháp giảng dạy được người dạy và người học “đàm phán” với nhau theo quan điểm lấy người học làm trung tâm).
- Như vậy phương pháp dạy học là một khâu của hệ thống chương trình, nhưng hoạt động như thế nào trong hệ thống lớn chương trình là một vấn đề đáng quan tâm..
- Bài viết này của chúng tôi trình bày các giai đoạn hay còn gọi là các kỷ nguyên trong lịch sử dạy tiếng, liên quan đến sự vận động của yếu tố phương pháp nhằm tạo ra hiệu quả.
- dạy/học lớn hơn và cuối cùng rút ra một vài suy nghĩ về sự vận động của phương pháp.
- Điểm qua lịch sử phát triển của phương pháp dạy tiếng, có thể nói, nó đã trải qua bốn kỷ nguyên: kỷ nguyên tiền phương pháp (pre-method era), kỷ nguyên phương pháp (method era), kỷ nguyên trên phương pháp (beyond-method era), kỷ nguyên hậu phương pháp (post-method era)..
- Kỷ nguyên tiền phương pháp.
- Từ ngàn xưa, thậm chí cả trước khi Chúa Jesus ra đời, việc giảng dạy các khoa học khác nhau, trong đó có dạy tiếng, đã xuất hiện.
- Theo Kelly (1969), việc giảng dạy ngoại ngữ có cách nay khoảng 25 thế kỷ.
- Và trên cơ sở các nhận thức ấy, người học tiếp cận các tư tưởng của thánh hiền trong kinh sách, rồi đi thi, đỗ đạt, làm quan… Xét trên quan niệm, phương pháp là tư thái trí tuệ của con người trước sự vật và hiện tượng.
- Phương pháp vì thế không mang ý nghĩa tự thân, trái lại, là phương tiện để đạt được mục đích, người xưa kể ra cũng đã đặt cho mình một mục đích: học để biết chữ, để đỗ đạt, để tiến thân, để làm quan.
- Chúng tôi cho rằng sự trì trệ kéo dài về nhận thức, khám phá phương pháp học tập trong hàng thiên niên kỷ như vậy có nguyên nhân khách quan của nó: cuộc sống trong quá khứ quá khắc nghiệt, mục tiêu đấu tranh sinh tồn quá mạnh, làm cho người ta suy nghĩ nặng về mục đích, về chi phối hoàn cảnh khắc nghiệt xung quanh mà quên đi phương pháp, trong khi chính phương pháp mới là sự đảm bảo tốt nhất cho hiệu quả học tập.
- Phương pháp có hiệu lực như một đòn bẩy hữu hiệu, “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy tung trái đất này lên”, một ý tưởng thật sự thiên tài, dựa trên niềm tin vào phương pháp..
- Kỷ nguyên phương pháp.
- Mackey (1950), trong một bài báo mang tên “Ý nghĩa của phương pháp” khẳng định, trải qua nhiều thế kỷ dạy tiếng, chưa có một hệ thống lý luận nào đề cập đến phương pháp giảng dạy và vấn đề phương pháp giảng dạy tồn tại chủ yếu như một ý kiến riêng của từng người chứ không phải là một thực thể lý luận.
- Sắp xếp nội dung cần được tiến hành vì không thể giảng dạy các nội dung được lựa chọn trong cùng một lúc.
- Cách tiếp cận phương pháp như của Mackey (1950) rõ ràng là cách tiếp cận theo phương pháp cấu trúc luận và nội dung chương trình được quyết định trên cơ sở phân tích ngôn ngữ về thứ tiếng được dạy.
- Qua quan điểm của Mackey từ giữa thế kỷ trước, có thể thấy giữa chương trình và phương pháp không có quan hệ loại trừ nhau.
- Các bộ phận của thiết kế chương trình, theo cách hiểu hiện đại (như lựa chọn, sắp xếp nội dung), được nhìn nhận như một cấu phần quan trọng của phương pháp..
- Giai đoạn phương pháp tiếp tục vận động với sự hình thành của các phương pháp như cấu trúc-tình huống, nghe nói, khái niệm-chức năng, như các giáo viên ngoại ngữ trên toàn quốc đều biết.
- Ngoài ra, còn phải kể đến tác động của lý luận dạy học (instructional theory) đối với sự vận động của phương pháp.
- Các phương pháp được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học lưu ý đến các bình diện tâm lý ngôn ngữ học (các quá trình tâm lý ngôn ngữ và các điều kiện tối ưu để triển khai các quá trình này), và bình diện sư phạm dạy tiếng (các thủ tục, kỹ thuật cần áp dụng, vai trò của người dạy, người học)..
- Phương pháp giảng dạy trong phần đầu nửa sau thế kỷ XX được coi như một công đoạn của chuyển giao “các phát minh lý thuyết” vào “hoạt động thực tiễn” lớp học.
- Định hướng liên quan đến các lý thuyết khác nhau về bản chất ngôn ngữ, và phương thức, cách thức học/thụ đắc ngôn ngữ.
- Nói cách khác, định hướng là một triết lý về hoạt động ngôn ngữ và về phương thức tiếp nhận và sản sinh ngôn từ nhằm các mục tiêu khác nhau.
- Phương pháp liên quan đến cách thức triển khai một định hướng, ví dụ, định hướng nhận thức.
- Kỹ thuật liên quan đến cách thức (các bước cụ thể) nhằm triển khai một phương pháp..
- Có các thủ thuật cụ thể để thực hiện phương pháp cụ thể như Larsen-Freeman (1991) đã thống kê..
- Có thể thấy trong cách phân biệt trên một sự thật như sau: Từ định hướng giảng dạy đến thủ pháp giảng dạy là quá trình cụ thể hoá dần dần các bước, từ nhận thức đến hoạt động thực tiễn trên lớp.
- Nói cách khác, phương pháp đóng vai trò trung gian trong chuyển giao các tư tưởng của một định hướng giảng dạy nào đó thành thủ thuật giảng dạy cụ thể.
- Phương pháp trở thành công cụ của niềm tin nhiều hơn công cụ của quá trình giảng dạy trên thực tế..
- Richards (1984) quan tâm dến phương pháp ở các vấn đề rộng hơn: vai trò của lý thuyết ngôn ngữ, vai trò của lý thuyết giảng dạy, và các yếu tố liên quan đến thực hiện (hoạt động dạy-hoc) trong phương pháp.
- Theo Richards, các phương pháp dạy tiếng bao gồm chỉ hai loại chính: phương pháp (trên cơ sở) lấy ngôn ngữ làm trung tâm (language-centered methods), và phương pháp (trên cơ sở) lấy người học làm trung tâm (learner-centered method)..
- Như vậy có thể thấy trong cùng một tác giả, khái niệm phương pháp vận động cũng rất linh hoạt.
- diễn trình giảng dạy.
- Có điều, diễn trình giảng dạy theo quan niệm của Richards bao gồm hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập của người học, nên có nội hàm rộng hơn..
- Tiếp nối con đường phát triển lý luận về phương pháp của mình, Richards và đồng nghiệp (2001) lưu ý rằng phương pháp có gốc rễ sâu (deeply rooted) trong chương trình (hiểu theo nghĩa hẹp, tức nội dung ngôn ngữ của khóa học) và trong diễn trình giảng dạy (instructional procedure, gồm các kỹ thuật lên lớp), Richards (2001) nhấn mạnh nghĩa của thuật ngữ “phương pháp” theo cách hiểu của ông bằng cách nhấn mạnh rằng ông dùng thuật ngữ này để chỉ một triết lý về dạy tiếng bao gồm một tập hợp chuẩn các bước triển khai và các nguyên lý dạy tiếng dựa trên các tiền đề lý thuyết đã có về bản chất ngôn ngữ và học tiếng..
- Hình 1: Phương pháp (Richards, 1991).
- Khái niệm “diễn trình giảng dạy” (procedure) được hiểu như một tập hợp các thủ thuật (technique), nghĩa là tương ứng với khái niệm thủ thuật của Anthony (1963).
- Theo Richard, diễn trình bao gồm: (a) các thủ thuật, sách lược, được sử dụng trong trình bày và thực hành nội dung giảng dạy.
- (b) các loại bài tập và hoạt động thực hành nêu trong tài liệu giảng dạy hoặc do giáo viên gợi ý.
- c) các nguồn lực thời gian, không gian, trang, thiết bị giảng dạy được huy động vào quá trình triển khai giảng dạy trên lớp..
- Khái niệm “thiết kế” (design) được hiểu như phương thức lựa chọn, sắp xếp, tổ chức nội dung giảng dạy..
- Thứ nhất, xuất hiện yếu tố “design” trong thành phần cấu tạo của phương pháp.
- (d) Xác định vai trò của ngữ liệu giảng dạy..
- Đây là điểm mới trong quan niệm về phương pháp trong các thập kỷ cuối thế kỷ XX..
- Thứ hai, “định hướng” trong mô hình trên mất hẳn vai trò thống soái, chỉ đạo phương pháp như trong quan niệm kinh điển của Anthony (1963).
- Thứ ba, đương nhiên không còn sự đối lập nội dung - phương pháp.
- Nội dung và phương pháp không còn là hai vương quốc riêng, cái nọ trở thành mối lo cho cái kia, thậm chí gánh nặng của cái kia..
- Như vậy, khái niệm phương pháp trong nửa sau thế kỷ XX đã vận động từ khái niệm dùng để chỉ một công đoạn ứng dụng trong giảng dạy sang khái niệm dùng để chỉ một công cụ, từ địa vị một thành tố trong chuỗi ứng dụng: Định hướng – Phương pháp – Thủ thuật (Approach – Method - Technique) sang địa vị một hệ thống hoàn chỉnh:.
- Phương pháp = Định hướng – Thiết kế - Diễn trình (Approach + Design + Procedure) Cơ sở cho sự vận động này của khái niệm phương pháp, xét về mặt khoa học, chính là những thành quả nghiên cứu về dụng học cuối thế kỷ XX.
- dứt khoát đã góp phần không nhỏ trong sự kết hợp mà chúng tôi cho là “bạo gan” này giữa nội dung và phương pháp.
- Nói tóm lại, trong quan niệm về phương pháp từ góc độ thiết kế chương trình, có thể thấy:.
- Định hướng (approach) là một khái niệm đa diện, gồm ít nhất một nửa thuộc phương pháp (tiếp thụ ngôn ngữ) và nửa khác thuộc nội dung (chức năng) ngôn ngữ..
- Thiết kế (design) cũng là một khái niệm đa diện, gồm ít nhất một nửa thuộc phương pháp (vai trò người học, vai trò người dạy), và một nửa thuộc nội dung (chức năng) ngôn ngữ..
- Xét từ góc độ thiết kế chương trình, các khái niệm nội dung và phương pháp đương nhiên không tồn tại độc lập mà tương tác lẫn nhau.
- Vấn đề cần rút ra là nên chăng hay không nên tuyệt đối hoá các khái niệm nội dung và phương pháp.
- Phương pháp, như cách hiểu của Richards là nỗ lực tạo cơ hội cho người học thụ đắc ngôn ngữ.
- Các quan điểm của Richards có thể coi là một “cuộc cách mạng” so với các quan điểm về phương pháp của các nhà tiền bối từ đầu đến giữa thế kỷ XX, những người coi “phương pháp” là sự thỏa thuận nhất trí giữa nhà lý luận và người đứng lớp, nhằm tiến tới việc kiểm soát từ vựng và cấu trúc của ngôn ngữ, những người như Faucette, Palmer, Thorndike (1936), West (1953.
- Kỷ nguyên trên phương pháp.
- Richards (1984) lập luận rằng phương pháp có một cuộc sống bí mật (secret life) ở chỗ phương pháp có một cuộc sống “bên trên lớp học” (beyond the classroom): sự ra đời và sụp đổ của phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài phương pháp, như mốt của người khởi xướng hay người tìm kiếm lợi nhuận từ phương pháp (profit seekers) và áp lực của thị trường tri thức tại chỗ.
- Vì thế ngoài các quy định về thực hiện vốn sẵn có trong phương pháp, phương pháp cần đáp ứng tiêu chí giải trình (accountability) (nghĩa là: đánh giá, evaluation)..
- Đánh giá từ trước nay vẫn được coi là một khâu trong phát triển chương trình, nay lại được coi là yếu tố còn thiếu trong phát triển phương pháp.
- Sự lựa chọn phương pháp không đơn thuần là sự lựa chọn trên cơ sở các yếu tố phương pháp thuần túy mà trên cơ sở của phát triển chương trình, theo Richards (1984) gồm:.
- Phân tích nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ ngôn ngữ của người học được quy định theo đòi hỏi ngôn ngữ hay giao tiếp của nhiệm vụ..
- Đặt mục đích trong đó quy định các mục tiêu ngôn ngữ theo yêu cầu, trên cơ sở trình độ đầu vào, nhu cầu giao tiếp của người học và các hạn chế của chương trình..
- Một cách tiếp cận phát triển phương pháp như vậy rõ ràng đặt trên cơ sở phát triển.
- Nói cách khác, vấn đề không còn là chọn phương pháp (methods) mà là phát triển phương pháp luận (methodology) nhằm đạt tính hiệu quả.
- Sự chuyển hướng chú ý từ phương pháp theo mục đích tự thân sang phương pháp nhằm đạt tính hiệu quả được gọi là “trên phương pháp” (beyond method).
- Sự ra đời của giai đoạn “trên phương pháp” trong phát triển phương pháp, theo Pennycook (1989), thực ra là kết quả truyền thống của sự phủ nhận lẫn nhau trong giai đoạn phương pháp: sự ra đời cả phương pháp mới được xây dựng trên cơ sở phủ nhận hoàn toàn phương pháp cũ.
- Một số nhà nghiên cứu thích phát biểu một cách hình tượng: phương pháp mới là sản phẩm của “sự nổi loại” lật đổ phương pháp cũ..
- Giai đoạn trên phương pháp được hiện thức hóa dưới hai hình thức cơ bản: giảng dạy tác động (effective teaching) và giảng dạy phản ánh (reflective teaching).
- Giảng dạy tác động là giảng dạy dựa trên cơ sở cho rằng nhà ngôn ngữ học ứng dụng cần đề ra lý thuyết và người dạy là người thực hiện các lý thuyết đó.
- Nói cách khác, giảng dạy tác động là giảng dạy trên cơ sở áp dụng các lý thuyết của nhà ngôn ngữ học ứng dụng vào thực tiễn.
- Giảng dạy phản ánh là giảng dạy trên cơ sở cho rằng việc tìm tòi lý thuyết nằm trên vai người dạy, và người dạy đóng vai trò kép, vừa là người thực hiện vừa là người nghiên cứu (Widdowson, 1990, Freeman, 1991).
- Widdowson (1990) cho rằng giảng dạy là hoạt động tự nghiên cứu của ngườI dạy, trên cơ sở đó, tìm ra các bằng chứng hoạt động mang tính hiệu quả.
- Kỷ nguyên hậu phương pháp.
- Sự tự quyết của người dạy chính là cơ sở bàn đạp cho sự ra đời của kỷ nguyên hậu phương pháp (post method era).
- Kỷ nguyên hậu phương pháp là giai đoạn không dựa trên một thuyết lý cứng nhắc về phương pháp mà là trên cơ sở các ý kiến có đánh giá phê phán dưới ánh sáng mới của đòi hỏi và thực tiễn giảng dạy tiếng.
- Điều kiện của giai đoạn hậu phương pháp là một tập hợp các giải pháp mở, mang tính miêu tả thực tiễn, luôn được điều chỉnh, mở rộng, làm phong phú bởi người dạy.
- Rèn luyện ý thức ngôn ngữ.
- Bối cảnh hóa đầu vào ngôn ngữ.
- Kết hợp kỹ năng ngôn ngữ.
- Hoạt động dạy học trong giai đoạn hậu phương pháp là một hệ thống ba mặt, gồm các tham tố (1) tính đặc thù (particularity), (2) tính thực tiễn (practicality), (3) tính khả năng (possibility).
- Tham tố tính đặc thù giúp đẩy mạnh giảng dạy phù hợp với bối cảnh thực hiện gồm các đặc thù về ngôn ngữ, văn hóa- xã hội, chính trị, tham tố về tính thực tiễn giúp xóa đi quan hệ cố hữu giữa nhà lý thuyết và nhà thực hành qua việc cho phép người dạy tự thiết kế lý thuyết thực hiện cho riêng mình.
- Trong bài viết này, chúng tôi đã trình bày các kỷ nguyên vận động trong “cuộc đời hoạt động” của phương pháp, từ kỷ nguyên tiền phương pháp, sang kỷ nguyên phương pháp, kỷ nguyên trên phương pháp và kỷ nguyên hậu phương pháp.
- Phương pháp không phải là một phạm trù cố định, đứng yên trong lịch sử dạy tiếng.
- Với tư cách là một yếu tố trong chương trình, phương pháp có tác động qua lại với các yếu tố khác như nội dung chương trình, mục tiêu chương trình, kiểm tra đánh giá.
- Do quan hệ biện chứng này của phương pháp, công việc cải tiến phương pháp giảng dạy hiện nay mà.
- Việc cải tiến phương pháp dạy tiếng phải tiến hành trong mối quan hệ với việc cải tiến nội dung chương trình.
- Phương pháp không phải là yếu tố đứng ngoài nội dung trong giảng dạy..
- Kỷ nguyên trên phương pháp là kỷ nguyên chú ý đến tính hiệu quả trong giảng dạy..
- Giảng dạy tác động và giảng dạy phản ánh là hai hướng mở nhằm tạo ra hiệu quả giảng dạy 3.
- Kỷ nguyên hậu phương pháp là kỷ nguyên lưu ý đến các đặc điểm đa dạng của người học.
- Thực ra mục đích của việc chú ý đến nhu cầu đặc điểm của người học về cơ bản không nằm ngoài mục tiêu tính hiệu quả cho quá trình giảng dạy..
- Qua các kỷ nguyên vận động của phương pháp, có thể thấy hướng vận động chung của phương pháp là tiến về phía chủ động hóa vai trò của người dạy và người học, tích cực hóa các khả năng sẵn có trong một môi trường cụ thể nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả của quá trình dạy học.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt