« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành công thương.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương Tác giả luận văn: Nguyễn Mạnh Cường Khóa: CH2014A Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Bình Từ khóa: Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức là một nhu cầu cấp bách, là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đảng và Nhà nước đã xác định công chức, viên chức là đối tượng cần ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay, nhằm nhanh chóng khắc phục những khiếm khuyết nảy sinh khi chuyển sang cơ chế thị trường, thích ứng với những yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới Xuất phát từ những nhận định trên, tác giả chọn vấn đề “Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức ngành Công thương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Tăng cường chất lượng CCVC ngành Công Thương, phục vụ yêu cầu phát triển hiện nay trong giai đoạn 2015-2020 theo hướng đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
- Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành công thương.
- Lao động trong các doanh nghiệp không phải là đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
- Phạm vi nghiên cứu: Khi nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các cán bộ, công chức ngành công thương, luận văn tập trung nghiên cứu các lĩnh vực về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học và các vấn đề về quản lý hành chính nhà nước.
- Nghiên cứu tổng quan về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nói chung, những yêu cầu đặt ra về nhân lực và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong giai đoạn 2015-2020 theo hướng đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu, thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành công thương, đánh giá mức độ đáp ứng với yêu cầu hiện nay và những vấn đề tồn tại - Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm Một số giải pháp Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành công thương giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu nhân lực trong công cuộc HĐH, CNH và hội nhập quốc tế.
- Tác giả đưa ra nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành công thương từ đó xác định rõ nhu cầu đào tạo để thiết kế các chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo cho phù hợp với thực tiễn của ngành - Đưa ra một số đề xuất, giải pháp và các khuyến nghị để hoàn thiện hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Công Thương.
- d) Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây.
- Phương pháp luận ● Phương pháp chuyên ngành: Phương pháp kế thừa, Phương pháp thống kê và phân tích đánh giá tổng hợp, Phương pháp thu thập và hệ thống hóa các số liệu, Phương pháp điều tra khảo sát e) Kết luận Công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC của ngành vẫn còn những hạn chế đáng quan tâm.
- Vì vậy luận văn này đã đề ra một loạt những giải pháp nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC ngành Công thương đáp ứng yêu cầu nhân lực trong công cuộc hiện đại hóa, CNH và hội nhập quốc tế và những năm tiếp theo trong giai đoạn đáng chú ý là các giải pháp đổi mới về khung pháp lý, kế hoạch, nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng CCVC.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt