« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại cơ sở Sơn Tây - Trường Đại học Lao động - Xã hội


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CƠ SỞ SƠN TÂY - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Tác giả luận văn: PHÙNG THỊ MINH HƯỜNG Khóa: CH2014B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- NGUYỄN BÁ NGỌC Tử khóa (Keyword): Giải pháp, nâng cao, chất lượng, đào tạo, Sơn Tây, Lao động – Xã hội Nội dung tóm tắt: 1.
- Trong bối cảnh chung đó, các nước đều coi trọng nguồn lực con người và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, và đầu tư cho giáo dục được coi như đầu tư cho sự phát triển bền vững.
- Với nhận thức giáo dục là cánh cửa đi vào CNH - HĐH.
- Từ lời dạy của Bác và nhiệm vụ đặt ra ở trên cho giáo dục là một trách nhiệm nặng nề, trong đó có trách nhiệm xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Để làm được điều đó Bộ giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực cố gắng đưa ra các giải pháp tích cực giúp giáo dục Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, còn bản thân tại các trường Đại học, Cao đẳng phải làm gì thiết thực nhất? Phải có những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học của mình.
- Là một giáo viên hiện đang giảng dạy tại Cơ sở Sơn Tây - Trường Đại học Lao động – Xã hội đồng thời cũng đang theo học thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tôi nhận thấy chất lượng đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường trong thời gian tới.
- Được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy giáo PGS.TS: Nguyễn Bá Ngọc tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Cơ sở Sơn Tây - Trường Đại học Lao động - Xã hội” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Cơ sở Sơn Tây - Trường Đại học Lao động – Xã hội.
- Xuất phát từ mục đích trên luận văn giải quyết các vấn đề: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến chất lượng đào tạo.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo hiện nay tại Cơ sở Sơn Tây - Trường Đại học Lao động – Xã hội.
- Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Cơ sở Sơn Tây - Trường Đại học Lao động – Xã hội.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chất lượng đào tạo tại Cơ sở Sơn Tây - Trường Đại học Lao động – Xã hội - Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn tại Cơ sở Sơn Tây – Trường Đại học Lao động - Xã hội 3.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung chính của luận văn gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Cơ sở Sơn Tây - Trường Đại học Lao động – Xã hội.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động – Xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để hoàn thành đề tài này, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng bao gồm: Phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp đồng thời kết hợp với việc tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.
- Kết luận Trong những năm qua, Cơ sở Sơn Tây – Trường Đại học Lao động - Xã hội đã góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho khu vực, nhưng mặt khác ngay chính hệ thống này cũng bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình đào tạo, cung ứng nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
- Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học còn hạn chế và thiếu đồng bộ.
- Nội dung chương trình và phương pháp dạy học chưa theo kịp yêu cầu phát triển không ngừng của thực tiễn lao động xã hội.
- Chất lượng đầu vào của HSSV thấp và không đồng đều.
- Xã hội còn coi trọng bằng cấp cao nên thanh niên trong độ tuổi lao động chưa quan tâm chọn con đường học nghề phát triển bản thân và hòa nhập xã hội.
- Từ những hiện trạng và thực tế trên, thì giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng phải phấn đấu “mở rộng quy mô, tăng cường huy động nguồn lực trong xã hội” để nâng cao chất lượng đào tạo, “cung cấp đầy đủ hiệu quả cho nền kinh tế một đội ngũ những người lao động có tri thức nghề nghiệp, tay nghề và đạo đức nghề nghiệp, luôn thích ứng với môi trường thay đổi” trên cơ sở “tiêu chuẩn hóa giáo dục nghề nghiệp, kết nối hiệu quả với nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu việc làm của nhân dân”.
- Đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo tại Cơ sở Sơn Tây – Trường Đại học Lao động – Xã hội trên các mặt cốt lõi: Kết quả học tập của HSSV, số lượng và chất lượng giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý và điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đào tạo.
- Qua phân tích hiện trạng, luận văn đã đề xuất 04 nhóm giải pháp chủ yếu với mong muốn góp phần làm chuyển biến thật sự chất lượng đào tạo tại Cơ sở Sơn Tây – Trường Đại học Lao động - Xã hội Hà Nội, ngày tháng năm 2016 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt