« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty thủy điện Hòa Bình


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty thủy điện Hòa Bình.” Tác giả luận văn: NGUYỄN THỊ HẠNH HOA.
- Từ khóa (Keyword): Tạo động lực cho người lao động, công ty thủy điện Hòa Bình, Hòa Bình.
- Vấn đề tạo động lực trong lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, nó thúc đẩy người lao động hăng say làm việc nâng cao năng suất lao động.
- Muốn khai thác và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và có hiệu quả thì cần thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích về vật chất, lợi ích tinh thần cho người lao động.
- Hay nói cách khác, cần phải có biện pháp tạo động lực cho người lao động trong lao động.
- Nhằm kích thích về mặt vật chất, tinh thần cho người lao động có thể phát huy được hết nội lực của bản thân mình trong lao động và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
- Là một công ty trực thuộc Tập doàn điện lực Việt Nam, công ty thủy điện Hòa Bình có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo ra dòng điện để phát triển đất nước.
- Do đặc thù của ngành, người lao động trong công ty luôn phải làm việc trong môi trường độc hại và điều kiện khó khăn, sức ép công việc là rất lớn.
- Do đó, người lao động rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, chán nản, mất đi động lực làm việc.
- Chính vì vậy, công tác tạo động lực cho người lao động lại càng trở nên cần thiết đối với công ty.
- Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty thủy điện Hòa Bình.
- Mục đích: Nghiên cứu phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty thủy điện Hoà Bình trong thời gian vừa qua.Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty thủy điện Hoà Bình thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tạo động lực và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác 2 tạo động lực cho người lao động tại công ty thủy điện Hoà Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được xác định là điều tra người lao động làm việc tại Công ty thủy điện Hòa Bình.Thời gian thực hiện khảo sát tháng 12/2016.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp đánh giá: phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại công ty.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động .
- Trong chương I ta có thể thấy động lực lao động do nhiều yếu tố trong lao động tác động đến con người.
- Có nhiều học thuyết khác nhau về tạo động lực, mỗi học thuyết đều có những quan điểm riêng biệt, có cái nhìn khác nhau về vấn đề này.
- Từ những học thuyết đó, các nhà quản trị muốn tạo động lực cho người lao động thì nên hướng các hoạt động của mình vào các lĩnh vực chủ yếu quan trọng sau đây: xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên.
- tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ.
- kích thích lao động hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc.
- Việc dự đoán và kiểm soát hành động của người lao động hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc nhận biết động cơ và nhu cầu của họ.
- Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động đồng thời tạo mọi điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất.
- Khuyến khích bằng vật chất lẫn tinh thần, tạo ra bầu không khí thi đua trong nhân viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công ty.
- Chương 2: Phân tích hoạt động tạo động lực cho người lao động tại Công ty thủy điện Hòa Bình.
- Ở chương 2, luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại công ty thủy điện Hòa Bình thông qua sự thoả mãn nhu cầu của người lao động, tính công bằng trong các công cụ tạo động lực cho người lao động thực hiện khá tốt.
- Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế : Hoạt động phân tích công việc chưa được chú trọng.
- Việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động còn mang tính định tính, chung chung.
- Việc phân phối tiền lương cho người lao động vẫn còn có những hạn chế, việc chấm điểm để tính hệ số 3 năng suất còn chưa cụ thể, còn phụ thuộc nhiều vào sự đánh giá của người khác, chưa thấy rõ mức độ đóng góp, cống hiến của mỗi người cho công ty.
- Việc xác định số tiền thưởng còn mang tính chất bình quân, theo kiểu cào bằng đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của người lao động.
- Công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động chưa gắn được nội dung đào tạo với yêu cầu công việc mà người lao động đảm nhiệm.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tạo động lực lao động tại Công ty thủy điện Hòa Bình.
- Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ ra ở chương 2, chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại công ty thủy điện Hòa Bình như hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền thưởng, chương trình phúc lợi và dịch vụ.
- hoàn thiện công tác phân tích công việc… 3.
- Kết luận Tạo động lực thực chất là giải quyết tốt mối quan hệ giữa công việc và thu nhập.
- Càng giải quyết tốt mối quan hệ này bao nhiều thì càng tạo được động lực lao động cho người lao động bấy nhiêu.
- Giải pháp đưa ra, không phải để giải quyết những hạn chế hay khó khăn cho một đơn vị cụ thể, mà là giải pháp chung cho toàn bộ công ty.
- Đề tài luận văn của mình, tôi đề cập đến những vấn đề cơ bản của động lực và phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp tạo động lực ở Công ty thủy điện Hòa Bình

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt