« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: "Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên”.
- Tác giả luận văn: Phùng Văn Kiệm Khóa: 2015A Người hướng dẫn: GVC.TS Vũ Quang Từ khóa: Công tác đào tạo nghề, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên.
- Lý do chọn đề tài Để thực hiện Nghị Quyết 29 Đại hội Đảng lần thứ XI và Chiến lược phát triển giáo dục nói riêng, thì ngành giáo dục nghề nghiệp trong đó có hệ thống đào tạo nghề phải làm tốt khâu khâu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà các thành phần kinh tế đang đòi hỏi.
- Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm là tăng quy mô đào tạo, nhưng chất lượng học nghề ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, một số phải đào tạo lại.
- Trường Cao đẳng nghề Điện Biên, trong quá trình thành lập và hoạt động của nhà trường đã góp phần cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật góp phần vào phát triển KT-XH tỉnh Điện Biên.
- Trong những năm qua, mặc dù đại đa số học sinh, sinh viên tốt nghiệp của trường đã được các doanh nghiệp chấp nhận, song còn có học sinh tay nghề chưa thành thạo, năng xuất lao động thấp, tác phong công nghiệp kém, từ đó cho thấy kết quả đào tạo thấp do công tác quản lý còn hạn chế, chưa làm tốt khâu kiểm định chất lượng.
- Vì những lí do này nên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu "Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên”.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phân tích đánh giá chất lượng đào tạo của Trường trong những năm gần đây, qua đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo giúp nhà trường nâng cao năng lực cạnh tranh và có những bước phát triển vững chắc trong giai đoạn tới, nhằm nâng 2 cao uy tín, cung cấp một nguồn nhân lực có tay nghề góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên: Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới thực trạng công tác tổ chức đào tạo, chất lượng của Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của Nhà trường trong thời gian 3 năm học gần đây (Năm 2013 đến năm 2016).
- Trên cơ sở các kiến thức liên quan được trang bị trong quá trình học tập chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với việc phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của nhà trường để đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo của Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên.
- Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên.
- Phạm vi về thời gian: số liệu phân tích chủ yếu trong 3 năm học Năm học năm học 2014-2015 và năm học Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả Về lý luận.
- Trên cơ sở nghiên cứu tác giả đã làm rõ các khái niệm về Nghề - Đào tạo nghề và kết quả đào tạo nghề, những khác biệt của công tác đào tạo nghề và các chương trình đào tạo khác, về quản lý, tiêu chí, tiêu chuẩn, phương pháp và các yếu tố của quá trình đào tạo nghề.
- Luận văn đã nghiên cứu đặc điểm, đặc trưng của tạo nghề trong các trường cao đẳng nghề, đồng thời nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề và tìm hiểu các kinh nghiệm trong công tác đào tạo của các trường đào tạo nghề khác .
- Tác giả đã tiến hành khảo sát và phản ánh được thực trạng hiệu quả đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên một trường trên địa bàn tỉnh miền núi: Đánh giá những những ưu điểm, nhược điểm trong quản lý, đào tạo của nhà trường.
- Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp đồng bộ như sau: Xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu về hiệu quả đào tạo.
- Đổi 3 mới công tác quản lý mục tiêu và nội dung đào tạo, chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng bộ máy tổ chức, đội ngũ nhân lực và nề nếp quản lý của Nhà trường.
- Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo của xã hội, xây dựng mối liên hệ Nhà trường và Doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: áp dụng trong việc thống kê số liệu - Phương pháp so sánh: là phương pháp để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh.
- Kết luận: Việc thực hiện các giải pháp đã đề xuất trong luận văn ít phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, chỉ cần huy động tối đa về nhân lực, tài lực và vật lực của Nhà trường cũng như mối quan hệ của trường với các cơ quan, ban ngành và các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Tuy nhiên, do điều kiện hạn hẹp về thời gian và khả năng, luận văn chưa tiến hành đánh giá chất lượng kết quả đào tạo và quản lý các nghề trong khoa, trung tâm của nhà trường và cũng chưa đề cập đến các khía cạnh như: tài chính, công tác tư vấn giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp, thiết lập hệ thống thông tin về thị trường lao động.
- Tác giả mong rằng, đề tài sẽ đóng góp được phần nào vào công cuộc xây dựng và phát triển Nhà trường.
- Qua luận văn tác giả trân thành cảm ơn GVC.TS Vũ Quang, các thày, cô giáo Viện Kinh tế - Quản lý trường Đại học Bách Khoa – Hà Nội, đã giúp tác giả hoàn thiện luận này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt