« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực cán bộ công chức, viên chức cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực cán bộ công chức, viên chức cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang” Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Nô En Khóa: 2015A - BG Người hướng dẫn: TS.
- Dương Mạnh Cường Từ khóa: Quản trị kinh doanh, đào tạo nhân lực cán bộ công chức viên chức cấp huyện, UBND huyện Lục Nam Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì nguồn lực con người giữ vai trò quyết định, trong đó, có đội ngũ công chức, viên chức.
- Với vai trò người thực thi công vụ, cung ứng các dịch vụ công, đội ngũ công chức, viên chức là lực lượng quan trọng trong việc tham mưu hoạch định chính sách và cũng là đối tượng trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức thì công tác đào tạo nhân lực là một vấn đề quan trọng được ưu tiên ở hầu hết các quốc gia.
- Hiện nay, chất lượng công chức, viên chức không đồng đều, còn tồn tại một số hạn chế nhất định về năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết công việc, thực hiện nhiệm vụ, cùng với đó là yêu cầu cải cách hành chính và đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế thì việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức lại càng trở lên cấp thiết.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực, thời gian qua, UBND huyện Lục Nam đã chú trọng vấn đề này và coi đào tạo nhân lực là tiền đề đảm bảo sự phát triển của huyện.
- Dựa trên những nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại UBND huyện Lục Nam, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện 2 công tác đào tạo nhân lực cán bộ công chức, viên chức cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang”.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua việc vận dụng lý thuyết về đào tạo, nhân lực và các phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm phân tích tình hình đào tạo và nhân lực nguồn nhân lực, cụ thể là cán bộ công chức viên chức tại huyện Lục Nam.
- Từ đó tìm hiểu những hạn chế, nguyên nhân tồn tại để đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức viên chức tại UBND huyện Lục Nam.
- Mục đích nghiên cứu nhằm đạt được.
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng đào tạo và nhân lực công chức viên chức tại huyện Lục Nam.
- Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực cán bộ công chức viên chức tại huyện Lục Nam và hy vọng các giải pháp này sẽ giúp huyện thực hiện công tác phát triển nguồn lực con người tốt nhất mang lại lợi ích về kinh tế, con người mà lại khắc phục được hạn chế và phát huy các yếu tố tích cực.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu các quan điểm về đào tạo CCVC từ đó làm rõ nội dung lý luận và đưa ra quan điểm của mình về vấn đề đào tạo công chức viên chức.
- Vận dụng các cơ sở lý luận tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo công chức viên chức cấp huyện nhằm chỉ ra các kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực trạng, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đào tạo CCVC tại UBND huyện Lục Nam.
- 3 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo công chức, viên chức của UBND huyện Lục Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác đào tạo nhân lực công chức, viên chức cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang.
- Số liệu đánh giá công tác đào tạo nhân lực cán bộ công chức, viên chức cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang từ năm .
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Nội dung Chương 1 đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về công tác đào tạo nhân lực CBCCVC cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang, những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm công chức, viên chức, về đào tạo nhân lực công chức, viên chức.
- Đồng thời nêu lên các nội dung đào tạo cán bộ công chức viên chức, các tiêu chí đánh giá công tác đào tạo nhân lực công chức, viên chức, Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực công chức, viên chức .
- Những nội dung này là cơ sở lý luận để phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo nhân lực cán bộ công chức viên chức, đúc rút ra các tồn tại cũng như nguyên nhân của các tồn tại trong công tác đào tạo nhân lực công chức, viên chức ở chương 2.
- Nội dung chương 2, đã giới thiệu những nét cơ bản về UBND huyện Lục Nam, phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân lực CBCCVC, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực cán bộ công chức, viên chức UBND huyện Lục Nam.
- Từ đó rút ra những mặt đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác đào tạo nhân lực cán bộ công chức viên chức và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực cán bộ công chức viên chức cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang.
- Nội dung Chương 3, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác đào.
- tạo nhân lực cán bộ công chức, viên chức cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang cụ thể: Giảp pháp cải tiến các bước lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Giải pháp hoàn thiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Giải pháp hoàn thiện các chế độ chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng.
- 4 d) Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp thu thập nguồn số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu báo cáo thống kê của phòng Nội vụ của UBND huyện Lục Nam để cung cấp số liệu chính thức đánh giá thực trạng công tác đào tạo CCVC và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để điều tra theo bảng hỏi đối với côngchức, viên chức của UBND huyện Lục Nam với mỗi địa điểm là 100 phiếu điều tra.
- Phương pháp này sử dụng để đánh giá về công tác đào tạo CCVC.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Dựa trên cơ sở số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp tổng hợp vàphân tích các số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát để thấy được thực trạng cũng như điểm mạnh và hạn chế trong công tác đào tạo CCVC của huyện Lục Nam.
- e) Kết luận Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức là đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
- Tuy không mới nhưng Luận văn đã nghiên cứu tổng thể thực trạng công tác đào tạo nhân lực CBCCVC huyện Lục Nam trong ba năm gần đây và đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực CBCCVC trong thời gian tới.
- Luận văn đã phân tích rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nhân lực CBCCVC cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang.
- Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo nhân lực CBCCVC cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang trong những năm vừa qua.
- Trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đào 5 tạo nhân lực CBCCVC đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của huyện Lục Nam trong thời gian tới.
- Kết quả của Luận văn có ý nghĩa thiết thực và có thể dùng làm tài liệu cần thiết để nghiên cứu, tham khảo cho công tác đào tạo nhân lực CBCCVC cấp huyện, Lục Nam, Bắc Giang

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt