« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực tại Công ty Thủy điện Bản Vẽ, Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- LƢU VIỆT ĐỨC PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THỦY ĐIỆN BẢN VẼ, NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LƢU VIỆT ĐỨC PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THỦY ĐIỆN BẢN VẼ, NGHỆ AN Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI XUÂN HỒI Hà Nội – Năm 2017 Lưu Việt Đức Trường Đại học Bách khoa Hà nội CH-QTKD i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những nội dung được trình bày trong luận văn do chính bản thân tôi thực hiện.
- Những vấn đề chung về Nguồn nhân lực và chất lƣợng Nguồn nhân lực.
- Khái niệm về nguồn nhân lực.
- Khái niệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng Nguồn nhân lực.
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng Nguồn nhân lực.
- Phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực.
- Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
- Đối với người lao động.
- Đối tượng và các thông tin cần thiết cho phân tích đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
- Các bước và nội dung các bước phân tích đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
- 28 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THỦY ĐIỆN BẢN VẼ.
- Giới thiệu chung về Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty thủy điện Bản Vẽ.
- Chiến lược phát triển và kết quả SXKD của công ty thủy điện Bản Vẽ.
- Phân tích đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực tại Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Phân tích đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Công ty Thủy điện Bản Vẽ từ các yếu tố chủ quan.
- Phân tích đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Công ty Thủy điện Bản Vẽ từ các yếu tố khách quan.
- Đánh giá chung.
- 62 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY THỦY ĐIỆN BẢN VẼ ĐẾN NĂM 2020.
- Định hƣớng nâng cao chất lƣợng Nguồn nhân lực của Công ty Công ty Thủy điện Bản vẽ đến năm 2020.
- Định hướng phát triển chung của Công ty Thủy điện Bản vẽ đến năm 2020.
- Định hướng phát triển Nguồn nhân lực Công ty Thủy điện Bản vẽ đến năm 2020.
- Mục tiêu của Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Mục tiêu chất lƣợng nguồn nhân lực của Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Đổi mới, hoàn thiện các chính sách sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực.
- 80 Lưu Việt Đức Trường Đại học Bách khoa Hà nội CH-QTKD vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Giải nghĩa EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNGENCO1 Tổng công ty Phát điện 1 NNL Nguồn nhân lực CBCNV Cán bộ công nhân viên CNVC-LĐ Công nhân viên chức lao động CBCNV-LĐ Cán bộ công nhân viên – Lao động QLDA Quản lý dự án SXKD Sản xuất kinh doanh IC3 Chứng chỉ công nhận kỹ năng máy tính và mạng cơ bản MOS Chứng chỉ xác nhận kỹ năng tin học văn phòng Microsoft Office chuyên sâu WHO Tổ chức y tế thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á NMĐ Nhà máy điện KPI Chỉ số đánh giá thực hiện công việc P1 Văn Phòng P2 Phòng Kế hoạch – Vật tư P3 Phòng Tổ chức – Lao động P4 Phòng Kỹ thuật P5 Phòng Tài chính Kế toán P6 Phòng Quản lý dự án PXVH Phân xưởng vận hành PXSC Phân xưởng sửa chữa Lưu Việt Đức Trường Đại học Bách khoa Hà nội CH-QTKD vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các nhà máy thủy điện mà công ty thủy điện Bản Vẽ dự kiến tham gia vận hành và sửa chữa.
- 35 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty thủy điện Bản Vẽ.
- 38 Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- 40 Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ công nhân viên Công ty Thủy điện Bản Vẽ năm 2016.
- Phân loại sức khỏe cán bộ công nhân viên Công ty Thủy điện Bản Vẽ năm 2016.
- Thâm niên công tác của cán bộ công nhân viên Công ty Thủy điện Bản Vẽ tính đến năm 2016.
- Trình độ lý luận chính trị của cán bộ công nhân viên Công ty Thủy điện Bản Vẽ giai đoạn 2013-2016.
- 50 Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Đánh giá kỹ năng tổ chức điều hành và tổ chức nhân sự của cán bộ quản lý trong công ty.
- 57 HÌNH VẼ Hình 2.1: Một góc Nhà máy thủy điện Bản Vẽ - Nghệ An.
- 29 Hình 2.2: Thủy điện Bản Vẽ chính thức hòa lưới điện Quốc Gia.
- 30 Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức công ty.
- Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đội ngũ nhân lực đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.
- chỉ đóng vai trò thứ yếu, vai trò chính thuộc về yếu tố con người, hay chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp đó.
- Có thể khẳng định rằng việc nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết.
- Một lực lượng lao động chất lượng cao luôn là lợi thế cạnh tranh vững chắc cho các doanh nghiệp.
- Ở một khía cạnh khác, đầu tư vào con người được xem là cách đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng nhanh, bền vững của một doanh nghiệp, đảm bảo khả năng lành nghề của đội ngũ công nhân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, đến sự thành công, phát triển của doanh nghiệp đó.
- Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là hoạt động cần đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
- Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải luôn luôn đổi mới: đổi mới về mục tiêu, đổi mới về công nghệ,… đó là tất yếu khách quan và để đạt được điều này chỉ có thể nhờ vào nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực để thích ứng và nâng cao khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Công ty Thủy điện Bản Vẽ là doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, được thành lập từ năm 2002 với tiền thân là Ban Quản lý dự án Thủy điện 2.
- Đến nay, Lưu Việt Đức Trường Đại học Bách khoa Hà nội CH-QTKD sau 15 năm xây dựng và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác Quản lý dự án như hoàn thành dự án Thủy lợi - thủy điện Quảng Trị, hoàn thành dự án Thủy điện Bản Vẽ và hiện nay công ty đang vận hành hiệu quả Thủy điện Bản Vẽ, nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung với công suất 320 MW, tổng mức đầu tư hơn 7.750 tỷ đồng.
- Để có được những thành công đó, chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò quyết định.
- Về cơ bản, công tác nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực đã nhận được sự quan tâm từ các lãnh đạo của Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực với sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp, cụ thể là công ty Thủy điện Bản Vẽ, tôi đã lựa chọn đề tài thạc sĩ của mình là "Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực tại Công ty Thủy điện Bản Vẽ, Nghệ An.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận văn hệ thống hoá cở sở lý luận, xác lập phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty thủy điện Bản Vẽ.
- Dựa vào cơ sở lý thuyết, số liệu, ý kiến thăm dò, đánh giá thực trạng công tác nguồn nhân lực trong công ty để xác định điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong của Công ty thủy điện Bản Vẽ.
- Đề tài được thực hiện nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu tư nhất là nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty thủy điện Bản Vẽ.
- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của công tác quản trị nguồn nhân lực, phân tích tình hình áp dụng các chính sách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2014-2017.
- Lưu Việt Đức Trường Đại học Bách khoa Hà nội CH-QTKD .
- Thu thập thông tin thứ cấp từ các phòng ban, phân xưởng thuộc Công ty thủy điện Bản Vẽ.
- Phương pháp điều tra xã hội học: để có những đánh giá khách quan về hoạt động nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực tại Công ty thủy điện Bản Vẽ, thực hiện xây dựng phiếu điều tra và phát cho các đối tượng là CBCNV-LĐ của Công ty để thu thập thông tin về chất lượng hiện trạng của nguồn nhân lực, ý kiến đánh giá của CNCNV-LĐ về hoạt động nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực mà công ty đã thực hiện.
- Phương pháp thống kê, phân tích: Số liệu thu thập được từ điều tra xã hội học được xử lý, thống kê và xây dựng thành bộ số liệu phục vụ cho công tác phân tích thực trạng Nguồn nhân lực, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực tại Công ty thủy điện Bản Vẽ.
- Những đóng góp của luận văn Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Kết quả quan trọng nhất của luận văn là đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, các danh mục, đề tài được kết cấu thành ba chương chính : Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng Nguồn nhân lực tại Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Thủy điện Bản Vẽ.
- Những vấn đề chung về Nguồn nhân lực và chất lƣợng Nguồn nhân lực 1.1.1.
- Khái niệm về nguồn nhân lực Nhân lực là nguồn lực trong mỗi con người, trong đó có cả nguồn lực hiện hữu và nguồn lực tiềm năng.
- Nó thể hiện ra ngoài bởi khả năng làm việc, nó bao gồm sức khỏe, trình độ, tâm lý, ý thức, mức độ cố gắng, sức sáng tạo, lòng say mê,… Thực tế đã chứng minh vai trò của con người trong sản xuất là vô cùng quan trọng, nhân lực là yếu tố trung tâm trong mọi yếu tố khác của sản xuất.
- Thuật ngữ “Nguồn nhân lực” đã xuất hiện từ thập niên 80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động.
- Lê Hữu Tầng trong chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KX – 07 thì “nguồn nhân lực” được hiểu là: “số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực phẩm chất, thái độ, phong cách làm việc” [14, Tr.28].
- Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm các tiềm năng của con người trong một tổ chức (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo tổ chức) tức là tất cả các thành viên trong tổ chức sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển tổ chức (Nguồn: George Milkovich và John Boudreau, Quản trị nguồn nhân lực, nhà xuất bản thống kê 2007, trang 9).
- Nguồn nhân lực được coi như là sức mạnh tổng hợp từ sức mạnh của các loại lao động cũng như từ khả năng lao động của từng cá nhân trong tổ chức như sức khỏe, trình độ, sự hiểu biết, kinh nghiệm, lòng tin, nhân cách.
- Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.
- Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: Về số lượng, đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ.
- Về chất lượng, đó là sức khỏe và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động.
- Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm.
- Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng.
- Như vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học… Nguồn nhân lực là nguồn lực con người.
- Nguồn nhân lực nằm trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác.
- Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn nhân lực của từng cá nhân con người.
- Với tư cách là nguồn nhân lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là Lưu Việt Đức Trường Đại học Bách khoa Hà nội CH-QTKD nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.
- Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế phát triển từ những năm giữa thế kỉ XX, với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển.
- Nội hàm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa hàm ý rộng hơn.
- Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
- Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong tiến trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Khái niệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 1.1.2.1.
- Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực Theo giáo trình Nguồn nhân lực, Đại học Lao động Xã hội (2011) thì: “Chất lượng NNL là khái niệm tổng hợp về những người thuộc NNL được thể hiện ở các mặt sau đây: sức khỏe của người lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kĩ thuật, năng lực thực tế về tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, tính năng động xã hội (gồm khả năng sáng tạo, sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong công việc.
- phẩm chất đạo đức, Lưu Việt Đức Trường Đại học Bách khoa Hà nội CH-QTKD tác phong, thái độ đối với công việc, môi trường làm việc, hiệu quả hoạt động lao động của NNL và thu nhập mức sống và mức độ thỏa mãn nhu cầu cá nhân (gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của người lao động” [15, Tr9].
- Nguyễn Thanh Mai thì: “chất lượng NNL trong doanh nghiệp” là: “mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người lao động” [16, Tr1].
- Vũ Thị Ngọc Phùng thì: “Chất lượng NNL được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn và kĩ năng của người lao động cũng như sức khỏe của họ” [13, Tr.168].
- Theo quan điểm này thì chất lượng NNL được đánh giá thông qua các tiêu chí: trình độ học vấn, chuyên môn và kĩ năng (thuộc trí lực) và sức khỏe (thuộc thể lực).
- Mai Quốc Chánh thì: “Chất lượng NNL được xem xét trên các mặt: trình độ sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất” [8, Tr.36].
- Như vậy, việc đánh giá chất lượng NNL được tác giả “xem xét trên các mặt” chứ không coi đó là các tiêu chí cần thiết và bắt buộc phải có, do đó, có thể có mặt “được xem xét”, có mặt “chưa được xem xét” và có thể có mặt “không được xem xét” đến.
- Có thể thấy “chất lượng NNL” là một khái niệm có nội hàm rất rộng, là một trong những yếu tố để đánh giá NNL.
- Chất lượng NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL, bao gồm: Trí lực: là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người.
- Gồm trình độ tổng hợp từ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng lao động

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt