« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang


Tóm tắt Xem thử

- VŨ THỊ THU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT – HÀN BẮC GIANG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.
- Nguyễn Bá Ngọc Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình Tác giả luận văn Vũ Thị Thu ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang" tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
- Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích, tạo điều kiện về tài liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
- 1 Chƣơng 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ.
- Chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường Cao đẳng nghề.
- Khái niệm chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường Cao đẳng nghề.
- Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường Cao đẳng nghề.
- Nội dung chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng nghề và các tiêu chí đánh giá.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường Cao đẳng nghề.
- Kinh nghiệm một số trường trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
- 27 Chƣơng 2 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT – HÀN BẮC GIANG.
- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của trường.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên của trường51 2.4.1.
- 59 Chƣơng 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÂT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT – HÀN BẮC GIANG.
- Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường.
- Giải pháp 1: Giải pháp về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
- Giải pháp 3: Thực hiện chế độ chính sách, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giảng viên.
- 85 v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIỆT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động thương binh và xã hội BG Bắc Giang CNĐKHĐ Chứng nhận đăng ký hoạt động CNĐKBS Chứng nhận đăng ký bổ sung CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CĐ Cao đẳng CĐN Cao đẳng nghề CT HSSV Công tác học sinh sinh viên CN Công nghệ CBGV Cán bộ giảng viên ĐNGV Đội ngũ giảng viên ĐT&HTQT Đào tạo và Hợp tác quốc tế ĐK Điều kiện GDĐT Giáo dục đào tạo GVBM Giáo viên bộ môn HS-SV Học sinh - Sinh viên KOICA The Korea International Cooperation Agency (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc) KH – TC Phòng Kế hoạch – Tài chính MTQG Mục tiêu Quốc gia NCS Nghiên cứu sinh NCKH Nghiên cứu khoa học ODA Official Development Assistance ( Hỗ trợ phát triển chính thức) QĐ Quyết định QLCL&NCKH Quản lý chất lượng và nghiên cứu khoa học QĐ-CĐN Quyết định - Cao đẳng nghề TCDN Tổng cục dạy nghề TCHCQT Tổ chức hành chính quản trị TS Tiến sĩ ThS Thạc sỹ UBNN Ủy ban nhân dân VKtech Cao đẳng nghề công nghệ Việt – Hàn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại sức khỏe theo thể lực.
- 36 Bảng 2.3: Bảng phân loại sức khỏe đội ngũ giảng viên của trường CĐN CN Việt – Hàn Bắc Giang tính đến năm 2016.
- 37 Bảng 2.4: Bảng cơ cấu giảng viên theo trình độ của trường CĐ nghề công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang.
- 39 Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng giảng viên trường CĐ nghề CN Việt – Hàn Bắc Giang được cử đi đào tạo, công tác nước ngoài.
- 41 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát sinh viên về giảng viên (tính theo tỷ lệ.
- 45 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát sinh viên đánh giá về phẩm chất đạo đức Đội ngũ giảng viên Trường CNĐ CN Việt – Hàn Bắc Giang.
- 47 Bảng 2.8: Số lượng đội ngũ giảng viên và sinh viên trường CĐN CN.
- 48 Bảng 2.9: Số lượng đội ngũ giảng viên và sinh viên theo chuyên ngành trường CĐN CN Việt – Hàn Bắc Giang từ năm học đến năm học .
- 74 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Chiều cao của giảng viên trường CĐN CN Việt – Hàn Bắc Giang.
- 37 Hình 2.3: Biểu đồ phân loại sức khỏe của giảng viên trường tính đến 2016.
- 38 Hình 2.4: Năng lực truyền đạt của đội ngũ giảng viên trường CĐN CN Việt – Hàn Bắc Giang.
- 43 Hình 2.5: Tỉ lệ về số sinh viên/ giảng viên.
- 48 Hình 2.6: Tỉ lệ về số sinh viên/giảng viên theo từng chuyên ngành 2014- 2015.
- 49 Hình 2.7: Tỉ lệ về số sinh viên/ giảng viên theo từng chuyên ngành 2015-2016.
- Trong những năm qua, cùng sự nghiệp phát triển dạy nghề, đội ngũ giảng viên dạy nghề (ĐNGV) tăng nhanh về số lượng, chất lượng từng bước được nâng lên về chuẩn trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng giảng viên dạy nghề đã có nhiều đổi mới và mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo bồi dưỡng giảng viên dạy nghề.
- Chính sách đối với giảng viên dạy nghề từng bước được quan tâm.
- Ngoài ra, còn có một số chế độ, chính sách riêng đối với giảng viên dạy nghề như: chế độ làm việc, chế độ sử dụng, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- chính sách về phụ cấp cho giảng viên khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đặc thù cho giảng viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật.
- Bên cạnh những kết quả và tiến bộ đã đạt được, công tác phát triển và đổi mới cơ chế chính sách đối với đội ngũ giảng viên dạy nghề còn nhiều bất cập kéo dài, rất chậm được khắc phục.
- Mặc dù số lượng giảng viên dạy nghề những năm qua tăng đáng kể nhưng so với yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề, số lượng giảng viên dạy nghề vẫn còn thiếu trầm trọng.
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo giảng viên dạy nghề chưa hợp lý, một số nghề chưa có giảng viên được đào tạo cơ bản, kỹ năng nghề còn hạn chế, tỷ lệ giảng viên dạy tích hợp còn thấp so với yêu cầu của chương trình đào tạo.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên dạy nghề còn yếu, hạn chế khả năng cập nhật công nghệ mới, ứng dụng tin học và các phương pháp sư phạm hiện đại.
- Khả năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy nghề của giảng viên dạy nghề còn hạn chế.
- Chính sách đối với giảng viên dạy nghề vẫn còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích, thu hút những người có năng lực vào làm giảng viên dạy nghề, chưa tạo ra sự gắn bó, tâm huyết với nghề nghiệp.
- 2 Tuy nhiên, trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề, chúng ta cũng đang đối mặt với những thách thức.
- Hội nhập quốc tế sâu, rộng tạo điều kiện thuận lợi cho dạy nghề tiếp cận với những kiến thức mới, công nghệ mới, mô hình dạy nghề hiện đại, mở rộng trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội tiếp cận, thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển dạy nghề, song cũng đòi hỏi giảng viên dạy nghề phải thích ứng được kịp thời.
- Xu hướng đa dạng hoá các loại hình và phương thức giáo dục – đào tạo, phát triển đào tạo từ xa, qua mạng, sự thay đổi chức năng và mô hình của các cơ sở dạy nghề cũng là thách thức đối với giảng viên dạy nghề trong bối cảnh mới.
- Nằm trong bối cảnh đó, đối với trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là rất cần thiết và quan trọng bởi những lý do sau: Một là: Do vị trí, vai trò của nhà trường trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cho các tỉnh lân cận và cho Tỉnh nhà – Bắc Giang.
- Hai là: Đội ngũ giảng viên trong nhà trường, với tư cách là những chủ thể tiến hành các công việc trong quá trình đào cho nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng nghề và cũng chính là yếu tố bảo đảm cho việc đào tạo nguồn nhân lực đạt hiệu quả cho nước nhà.
- Ba là: Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đến năm 2020.
- Từ các vấn đề nêu trên, để đánh giá được thực trạng chất lượng giảng viên trong nhà trường, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu nhằm đưa ra giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giảng viên của nhà trường.
- Vì thế, tôi đã chọn đề tài làm luận văn là “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang”.
- Với mong muốn luận văn có thể góp phần hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt –Hàn Bắc Giang.
- Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng Đội ngũ giảng viên trong trường dạy nghề.
- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang.
- Đánh giá được những điểm mạnh, yếu và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang.
- 3 - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang 3.
- Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt –Hàn Bắc Giang.
- Đánh giá một cách khoa học thực trạng của đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang.
- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận văn nêu lên một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang.
- Kết quả luận văn sẽ có thêm cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định cơ chế, chính sách liên quan đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường Cao đẳng nghề.
- Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang.
- 4 Chƣơng 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1.
- Chất lƣợng đội ngũ giảng viên trong trƣờng Cao đẳng nghề 1.1.1.
- Khái niệm chất lƣợng đội ngũ giảng viên trong trƣờng Cao đẳng nghề Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với sự vật khác.
- Xuất phát từ các quan niệm về chất lượng nêu trên có thể hiều chất lượng giảng viên là toàn bộ những thuộc tính, những đặc điểm cấu trúc của giảng viên được bao hàm từ các yếu tố: Thể lực, trí lực và tâm lực.
- giảng viên phải đạt chuẩn về chất lượng vì chất lượng của giảng viên là vấn đề vô cùng quan trọng của một tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.
- Phần trên đã trình bày các yêu tố cấu thành nên chất lượng của một giảng viên.
- Nhưng chất lượng của Đội ngũ giảng viên không chỉ bao gồm có vậy.
- Chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường Cao đẳng nghề là toàn bộ những thuộc tính, những đặc điểm cấu trúc của đội ngũ giảng viên trong trường Cao đẳng nghề.
- Những thuộc tính, cấu trúc này gắn bó với nhau trong một tổng thể thống nhất tạo nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũ trong trường Cao đẳng nghề và làm cho đội ngũ giảng viên khác với đội ngũ khác.
- 5 Chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường Cao đẳng nghề được thông qua các thuộc tính bản chất sau.
- Số lượng và cơ cấu đội ngũ - Thể lực - Phẩm chất đạo đức - Trình độ chuyên môn - Năng lực giảng dạy - Năng lực nghiên cứu khoa học - Tham gia các hoạt động khác trong nhà trường (tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, công tác đảng, đoàn thể và các hoạt động khác) Tóm lại chất lương đội ngũ giảng viên trong trường Cao đẳng nghề bao gồm 7 tiêu chí trên, mỗi tiêu chí có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, phối hợp tạo thành hệ thống hoàn chỉnh giúp đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng nghề tồn tại, phát triển và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Ý nghĩa của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên trong trƣờng Cao đẳng nghề Với vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục ở các trường, các cơ sở giáo dục - đào tạo.
- Chất lượng đội ngũ giảng viên tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục.
- Tuy nhiên, sự cải cách đó chỉ thực sự thành công khi quan tâm phát triển đội ngũ giảng viên, giảng viên.
- Tổ chức văn hóa và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) từng khuyến cáo: “Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giảng viên”.
- Đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên của trường Cao đẳng nghề nói riêng là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện Giáo dục và đào tạo lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật, đồng thời giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả của nền giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Do vậy công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trong trong sứ mệnh phát triển chung của mỗi nhà trường trong công tác đào tạo nghề từ đó tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển chung của đất nước.
- Qua đó thấy rằng việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong công tác đào tạo nghề sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” của Đảng và Nhà nước ta.
- Như vậy, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề là một vấn đề sống còn của các trường Cao đẳng nghề.
- Chúng ta phải thừa nhận một nền giáo dục không thể phát triển vượt cao hơn tầm những giảng viên làm việc cho nó.
- Giảng viên có một vị trí cực kỳ quan trọng, nhất là trong tình hình giáo dục phải hướng vào phục vụ cho yêu cầu CNH- HĐH đưa đất nước “đi tắt”, “đón đầu” để đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
- Do đó vấn đề nghiên cứu xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên của hệ thống giáo dục dạy nghề nói riêng trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo có ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp bách đặc biệt.
- Nội dung chất lƣợng đội ngũ giảng viên trong trƣờng cao đẳng nghề và các tiêu chí đánh giá Giảng viên dạy nghề là những người trực tiếp giảng dạy cho sinh viên và tiếp xúc, giải quyết các công việc liên quan tới sinh viên trong quá trình học tập tại trường Cao đẳng nghề.
- Chính bởi vậy, cũng như trong các cấp học khác của cả ngành giáo dục, các phẩm chất và kỹ năng đặc trưng của giảng viên dạy nghề sẽ không thể không có ảnh hưởng tới việc hình thành phẩm chất, kỹ năng tay nghề của nguồn nhân lực có tay nghề của toàn xã hội.
- Xem xét yêu cầu về các phẩm chất, kỹ năng cụ thể của cán bộ công tác trong các cơ sở đào tạo nghề mà đặc biệt là đội ngũ giảng viên, giảng viên và là các yếu tố như sau: 1.2.1.
- Sức khỏe thể hiện sự dẻo dai về thể lực của giảng viên trong quá trình làm việc.
- Chất lượng giảng dạy không chỉ thể hiện qua trình độ hiểu biết của con người mà còn cả sức khỏe của bản thân giảng viên.
- Bảng 1.1: Phân loại sức khỏe theo thể lực LOẠI SỨC KHỎE NAM NỮ Cao đứng (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực (cm) Cao đứng (cm) Cân nặng (kg Nguồn: TT 36/TTLT- BYT – BQP ngày của BYT- BQP) Như vậy, thể lực hay chính thể chất của giảng viên thể hiện vóc dáng về chiều cao, cân nặng.
- Trình độ chuyên môn Trình độ đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ của đội ngũ này.
- Trình độ đội ngũ giảng viên trước hết được thể hiện ở trình độ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
- Để có chất lượng hoạt động đào tạo tốt, trước tiên người giảng viên phải có trình độ chuyên môn tốt.
- Một người giảng viên không có trình độ chuyên môn tốt, không có kiến thức thì lấy gì để truyền đạt cho sinh viên? Vì vậy, trình độ của đội ngũ giảng viên, trước hết phải nói tới hệ thống tri thức mà giảng viên đạt được, là những tri thức liên quan đến môn học mà người giảng viên đảm nhiệm giảng dạy.
- Thước đo trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên một cách dễ dàng nhất đó là dựa vào học hàm, học vị của giảng viên.
- Vì vậy, tỷ lệ trình độ của đội ngũ giảng viên có học hàm học vị cao (TS/ PGS/GS) nhiều hay ít sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ giảng viên.
- Đối với giảng viên dạy lý thuyết: Phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.
- Đối với giảng viên dạy thực hành: Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy thực hành trình độ cao đẳng như chứng chie kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương.
- Đối với giảng viên dạy tích hợp: Phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt