« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
- Trần Hồng Nguyên Từ khóa (Keyword): chất lượng đào tạo nghề, lao động nữ nông thôn, huyện Thanh Chương, sơ cấp và dạy nghề thường xuyên.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài - Lao động nữ nông thôn gặp nhiều thách thức trong học nghề và giải quyết việc làm.
- Công tác đào tạo nghề chưa chú trọng đến đặc thù của lao động nữ nông thôn (về yếu tố giới, giới tính, xã hội) b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát thực trạng đào tạo nghề, khảo sát nhu cầu học nghề, tình hình việc làm sau khi được đào tạo.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho lao động nữ nông thôn tại huyện Thanh Chương đến năm 2020.
- Đối tượng nghiên cứu Chất lượng đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên cho lao động nữ nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương.
- Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian.
- Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi huyện Thanh Chương.
- Một số nội dung chuyên sâu được thực hiện ở một số đơn vị tại huyện Thanh Chương.
- Các dữ liệu phục vụ cho đánh giá thực trạng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề được thu thập từ năm .
- Đề tài tập trung tìm hiểu sâu hơn về đào tạo nghề cho LĐNNT ở trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên tại địa bàn huyện.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho LĐNNT nói riêng.
- Đề tài đi sâu tìm hiểu về đào tạo nghề chú ý đến đặc thù của LĐNNT.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá và mô tả thực trạng tình hình công tác đào tạo nghề và đào tạo nghề cho LĐNNT huyện Thanh Chương.
- 2 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNNT huyện Thanh Chương.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học để thu thập số liệu, tư liệu, phân tích, xử lý và đưa ra kết quả nghiên cứu.
- e) Kết luận - Lao động nữ nông thôn tại huyện Thanh Chương có số lượng đông đảo, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động của huyện.
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn tại huyện Thanh Chương chủ yếu ở mức độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên, phù hợp với lao động nữ nông thôn ở các ngành nghề như trang điểm, chế biến món ăn, may công nghiệp, kế toán, chế biến thực phẩm.
- Ngoài trường trung cấp nghề huyện Thanh Chương, còn có các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các trạm khuyến nông, trung tâm hướng nghiệp… tham gia vào công tác đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn.
- Chưa đánh giá được cụ thể chất lượng đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn tại huyện Thanh Chương qua tiêu chí đo, với số lượng lớn người được khảo sát, nhưng đề tài đã phản ảnh được nhu cầu đào tạo nghề của họ còn chưa được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt