« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chuẩn đầu ra cho nghề điện tử công nghiệp Trường cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Xây dựng chuẩn đầu ra nghề Điện tử công nghiệp Trường cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa Tác giả luận văn: Nguyễn Văn Hiếu Khóa: 2015A Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.
- Trần Việt Dũng Từ khóa: Chuẩn đầu ra nghề Điện tử công nghiệp, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.
- Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước và là biểu hiện của trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
- Vì vậy trong chiến lược phát triển giáo dục quốc gia Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định ’’ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học trình độ cao, Cán bộ quản lý, Kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Hiện nay, việc đảm bảo và quản lý chất lượng tại Trường Cao Đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa (CĐNCN – TH) vẫn còn một số hạn chế: chất lượng đào tạo chưa được kiểm soát chặt chẽ.
- doanh nghiệp cũng chưa có nhiều thông tin về năng lực của SV được đào tạo từ đó việc phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa được tốt.
- bên cạnh đó SV cũng không có cơ sở đối sánh để biết được năng lực của bản thân, cơ hội việc làm… sau khi hoàn thành xong môn học/khóa đào tạo.
- Vấn đề nghiên cứu về chất lượng SVTN hay chất lượng đầu ra hiện rất ít tổ chức, cá nhân nghiên cứu, việc nghiên cứu chất lượng SVTN nghề Điện tử công nghiệp (ĐTCN) hệ Cao đẳng nghề hiện chưa có nghiên cứu nào.
- Vì vậy, rất cần nghiên cứu một cách khoa học từ góc độ của đo lường và đánh giá về lĩnh vực này.
- Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng chuẩn đầu ra cho nghề Điện tử công nghiệp Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
- Thông qua nghiên cứu thực tế tại khoa Điện tử - Điện lạnh cụ thể là nghề Điện tử công nghiệp của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, để xây dựng chương trình chuẩn đầu ra chương trình đào tạo nghề ĐTCN và đánh giá thử nghiệm SVTN.
- Mục đích nghiêncứu Xây dựng chuẩn đầu ra (CĐR) cho nghề ĐTCN của khoa Điện tử - Điện lạnh của Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.
- Thông qua CĐR đề xuất, tác giả tiến hành đánh giá thử nghiệm SVTN nghề ĐTCN của trường so với CĐR qua ý kiến tự đánh giá của SV năm cuối, SVTN và ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên giảng dạy.
- Với kết quả thu được, tác giả xem xét kết quả chất lượng SVTN nghề ĐTCN đạt được kết quả như thế nào về kiến thức, kỹ năng và thái độ? Những kết quả đạt được so với CĐR như thế nào? Trên cơ sở đó tác giả đề 2 xuất những giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng (ĐBCL) SVTN của các khóa học đã và đang học tập tại Trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là sinh viên chuyên ngành điện tử năm cuối, sinh viên tốt nghiệp đã và đang công tác tại công ty, doanh nghiệp, các trung tâm làm nghề điện tử.
- Phạm vi nghiên cứu: xây dựng CĐR nghề ĐTCN đang đào tạo của Trường CĐNCN – TH.
- Xét về thời gian khảo sát luận văn thực hiện trong thời gian ngắn trong năm 2016.
- Về nội dung nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng CĐR nghề ĐTCN.
- luận văn chỉ khảo sát một số yếu tố tác động của đầu vào như học lực của học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông xét tuyển vào học tại trường và qua quá trình quản lý, giảng dạy của giảng viên đến chất lượng SVTN đầu ra làm cơ sở để giải thích tại sao kiến thức, kỹ năng, thái độ của SVTN đạt ở các mức độ khác nhau từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp.
- Phương pháp nghiên cứu 4.1.
- Câu hỏi nghiên cứu.
- SVTN nghề ĐTCN của Khoa Điện tử - Điện lạnh thuộc Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa cần đạt được những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì? b.
- SVTN nghề ĐTCN của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đáp ứng CĐR được đề xuất như thế nào? 4.2.
- Khung lý thuyết Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu chính của luận văn về việc xây dựng CĐR của chương trình đào tạo nghề ĐTCN liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ và đánh giá chất lượng SVTN so với CĐR đề xuất, tác giả thiết kế mô hình khung lý thuyết như sau: 3 4.3.
- Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
- Trong giai đoạn đầu, dựa trên nền tảng nghiên cứu tổng quan về cách tiếp cậnCĐR của EU, CDIO, các nghiên cứu văn bản, tài liệu của các nhà nghiên cứu, các trường Đại học nước ngoài và trong nước liên quan đến CĐR.
- Dựa vào mục tiêu giáo dục của luật dạy nghề và mục tiêu giáo dục của chương trình đào tạo nghề ĐTCN hệ Cao đẳng nghề.
- Đặc điểm học lực đầu vào của Sinh viên Mục tiêu đào tạo nghề trình độ Cao đẳng Mục tiêu chương trình đào tạo nghề ĐTCN Thị trường lao động Chuẩn đầu ra nghề Điện tử công nghiệp Kiến thức Kỹ năng Thái độ Kiến thức cơ bản Kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi Kiến thức nền tảng kỹ thuật nâng cao Kỹ năng mềm Kỹ năng cứng Cẩn thận, kỹ luật trong công việc Tự tin giải quyết công việc Tuân thủ pháp luật 4 Xây dựng thành phần, cấu trúc của CĐR liên quan đến chất lượng SVTN bao gồm: Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Đề xuất viết nội dung CĐR chương trình đào tạo nghề ĐTCN sử dụng các động từ trong lý thuyết Bloom để viết CĐR (có tham khảo ý kiến của CBQL tại Trường Cao Đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa và ý kiến của chuyên gia) Xây dựng các tiêu chí liên quan đến từng tiêu chuẩn Xác định các chỉ số đặc trưng của từng tiêu chí.
- Xây dựng các phiếu hỏi dựa vào các chỉ số đặc trưng của từng tiêu chí để tiến hành đánh giá.
- Giai đoạn kế tiếp, tác giả thực hiện phương pháp định lượng nhằm đánh giá chất lượng SVTN của nghề ĐTCN so với CĐR đã đề xuất.
- Thực hiện bằng cách khảo sát ý kiến của sinh viên năm cuối (SVNC), SVTN.
- nhà quản lý và giảng viên giảng dạy.
- người tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Qua kết quả khảo sát, tác giả sẽ tiến hành đánh giá chất lượng SVTN so với CĐR đề xuất và đưa ra các giải pháp để đảm bảo chất lượng cho CĐR nghề ĐTCN và đảm bảo chất lượng SVTN.
- Tổng thể: SVNC, cựu SVTN nghề ĐTCN.
- giảng viên giảng dạy Khoa Điện tử - Điện lạnh của Trường.
- Mẫu Khảo sát toàn bộ SVNC (đã học xong chương trình đào tạo nghề ĐTCN) và sinh viên tốt nghiếp khóa 3, khóa 4 hệ Cao đẳng nghề ĐTCN.
- Khảo sát toàn bộ CBQL của Trường CĐNCN – TH và cán bộ làm việc tại Khoa Điện tử - Điện lạnh.
- Giả thuyết khoa học Đối với ngành nghiên cứu khoa học và Đảm bảo chất lượng trong giáo dục việc xây dựng CĐR rất có ý nghĩa đối với nhà trường.
- CBQL, giảng viên giảng dạy.
- Nếu xây dựng thành công và nghiêm túc những cam kết đề ra thì CĐR góp phần: 5 5.1.
- Đối với nhà trường: o Là cơ sở để quảng bá thương hiệu, các nghề học của trường o Theo dõi và đánh giá việc giảng dạy của giáo viên, đánh giá hiệu quả hoạt động của Khoa Điện tử - Điện lạnh, nhà trường.
- o Tăng cường khả năng hợp tác với doanh nghiệp, là cơ sở đổi mới chương trình đào tạo.
- o Nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, làm nền tảng cho việc tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục đã và đang tiến hành tại trường.
- Đối với giảng viên giảng dạy Khoa Điện tử - Điện lạnh o Làm cơ sở để thiết kế nội dung bài giảng, lựa chọn phương pháp dạy học để đạt hiệu quả.
- o Thiết kế chiến lược dạy học và thực hiện o Lựa chọn phương pháp công cụ đánh giá thích hợp, hiệu quả o Định hướng phấn đấu để đáp ứng yêu cầu về CĐR cho SV… 5.3.
- Đối với SV học nghề Điện tử công nghiệp o Sinh viên biết để lựa chọn nghề đào tạo phù hợp với khả năng của mình.
- o Học tập và rèn luyện phấn đấu đạt CĐR của chương trình đào tạo o Biết được điều gì mình sẽ làm được khi học xong chương trình đào tạo.
- o Biết được cơ hội việc làm của mình sau khi tốt nghiệp… 5.4.
- Đối với doanh nghiệp o Biết được nguồn tuyển dụng và sơ lược về năng lực của SVTN do trường đào tạo.
- o Đánh giá khả năng cung ứng nguồn nhân lực của Trường để có quyết định đầu tư hợp lý.
- Đóng góp mới của đề tài - Ý nghĩa khoa học: đề tài xây dựng chuẩn đầu ra cho nghề ĐTCN là cơ sở để hướng tới mục tiêu đào tạo nghề ĐTCN cho sinh viên Khoa Điện tử - Điện lạnh tại trường.
- Từ đó làm căn cứ xây dựng nên khung chương trình cho môn học/mô đun của nghề theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ.
- Ý nghĩa thực tiễn: xây dựng chuẩn đầu ra cho nghề ĐTCN là hướng tới việc đào tạo nghề của khoa, nhà trường cho sinh viên để sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực thích ứng với thị trường lao động theo nghề mình lựa chọn.
- Nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục luận văn trình bày gồm 3 chương: 6 Nội dung chương 1: Khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chuẩn đầu ra nghề nghiệp, bao gồm: tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- một số quan niệm, khái niệm liên quan đến chuẩn đầu ra.
- mục tiêu giáo dục.
- Những vấn đề ở chương một là cơ sở để tác giả định hình được khung lý thuyết của việc xây dựng chuẩn đầu ra nghề Điện tử công nghiệp.
- Trong chương 2, tác giả giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.
- về khoa Điện tử - Điện lạnh.
- Nêu lên thực trạng dạy học nghề Điện tử công nghiệp theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Tác giả sẽ đưa ra phiếu hỏi, khảo sát giáo viên, sinh viên đánh giá về mặt nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên, cũng như việc tiếp thu kiến thức của sinh viên.Từ đó, tác giả sẽ đề xuất xây dựng chuẩn đầu ra nghề Điện tử công nghiệp.
- Nội dung chương 3, đưa ra việc đánh giá thử nghiệm chất lượng sinh viên tốt nghiệp.
- Bằng việc, xây dựng bộ công cụ đo lường chất lượng sinh viên.
- chọn mẫu khảo sát.
- sau đó phân tích và đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp của trường.
- Qua đó, tác giả đề ra các giải pháp nhằm khắc phục mặt hạn chế, yếu kém của sinh viên về kiến thức, kỹ năng.
- Giúp cho việc nâng cao chất lượng việc dạy và học đạt hiệu quả cao, hướng tới việc sinh viên ra trường có công việc phù hợp với nghề mình theo học, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp, công ty.
- Kết Luận Để tránh lãng phí trong việc đào tạo nghề Điện tử công nghiệp nói riêng và các nghề trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung, đặc biệt là trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.
- Thì việc xây dựng chuẩn đầu ra nghề Điện tử công nghiệp là rất cần thiết, nhằm đem lại tính hiệu quả cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sinh viên sau khi ra trường.
- Từ đó, nhìn nhận mặt đạt được cũng như hạn chế của chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp.
- Để nhà trường có những giải pháp kịp thời điều chỉnh, cải tiến lại nội dung, chương trình giảng dạy.
- phương pháp giảng dạy của giáo viên sao cho phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp, công ty.
- Giúp cho người học có được tay nghề tốt sau khi tốt nghiệp ra trường Đề tài đã nghiên cứu được cở lý luận và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và xây dựng chuẩn đầu ra của nghề ĐTCN tại trường CĐNCN – Thanh Hóa.
- Đã đề xuất 01 chuẩn đầu ra của nghề ĐTCN đạt được một số yêu cầu của thực tiễn so với chuẩn đầu ra cũ của chương trình đào tạo Đã công bố 01 bài báo liên quan đến luận văn tại tạp số 147, Tháng 6 năm 2017.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt