« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng bài giảng tích hợp cho Mô đun 20 trang bị điện I theo hướng năng lực thực hiện


Tóm tắt Xem thử

- Xây dựng bài giảng tích hợp cho mô đun 20 trang bị điện I theo hướng năng lực thực hiện.
- Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây đổi mới giáo dục được đặt lên như một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở nước ta, trong đó đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yếu tố mang tính quyết định.
- Điều 4, mục tiêu dạy nghề của quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 có ghi: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Về đổi mới Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn hiện nay, nghị quyết 29 của Đảng đã xác định rõ: Giáo dục Việt Nam cần chuyển đổi từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.
- Đào tạo theo NLTH (Competency based training) chú trọng vào kết quả đầu ra để sau khi học xong chương trình đào tạo, người học có NLTH được tất cả các công việc của nghề, đạt chuẩn quy định nên có nhiều cơ hội để tìm được việc làm.
- Mặt khác, đào tạo theo NLTH, dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực hiện được nguyên lý giáo dục: “học đi đôi với hành”, nhờ vậy nâng cao được chất lượng đào tạo.
- Với những ưu điểm nêu trên, đào tạo theo NLTH đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
- Ở Việt nam, Luật Giáo dục 2005 cũng đã nêu rõ: "Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công 2 việc.
- Để thực hiện chủ trương này, Tổng cục dạy nghề đã tổ chức biên soạn và ban hành chương trình khung đào tạo theo mô đun.
- Tuy nhiên sự nhận thức về mặt lý luận về phương thức đào tạo mới theo mô đun và “ năng lực thực hiện” còn nhiều hạn chế, do vậy các trường dạy nghề đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc biên soạn chương trình chi tiết đào tạo theo NLTH cũng như tổ chức dạy học theo NLTH.
- Trường Cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh đã và đang cố gắng đẩy mạnh triển khai việc đổi mới chương trình, giáo trình và các phương pháp dạy học trong tất cả các môn học và trong tất cả các hệ đào tạo của nhà trường để bảo đảm phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường và nhu cầu của xã hội.
- Để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường đã đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy, các thiết bị dạy học hiện đại, khuyến khích ứng dụng CNTT và các phương pháp giảng dạy mới vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Tuy nhiên, việc triển khai đào tạo theo mô đun và NLTH hiện nay đang thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn.
- Do vậy tác giả đã chọn đề tài “ Xây dựng bài giảng tích hợp cho mô đun 20 trang bị điện I theo hướng năng lực thực hiện.
- làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
- Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và xây dựng bài giảng theo chuẩn HTML5, từ đó người học có thể sử dụng phần mềm trên Dạy học tích hợp theo hướng năng lực thực hiện để dạy học mô đun 20 Trang bị điện I với sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học mô đun 20 Trang bị điện I theo hướng năng lực thực hiện.
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học mô đun 20 trang bị điện I cho sinh viên học nghề Điện công nghiệp hệ Cao đẳng.
- Phạm vi nghiên cứu 3 Biên soạn 2 bài giảng nằm trong chương trình Mô đun “mô đun 20 trang bị điện I” tại Trường cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh.
- Do điều kiện thời gian nên luận văn chỉ biên soạn một bài giảng tích hợp theo hướng NLTH và giảng thử 2 bài đó tại trường đó là: Bài 1: 2.1.Lắp ráp và sửa chữa mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rôto lồng sóc quay 1 chiều.
- Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp theo hướng năng lực thực hiện.
- Thực trạng về dạy học mô đun 20 trang bị điện I tại Trường cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh.
- Chương 3: Thiết kế bài giảng tích hợp theo hướng năng lực thực hiện và triển khai thực nghiệm dạy học cho mô đun 20 trang bị I điện tại Trường cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh.
- Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết được một cách có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả tiến hành sử dụng tổng hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 6.1.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập các tài liệu, văn bản, sách, báo có liên quan đến dạy học tích hợp theo năng lực thực hiện, phân tích, tổng hợp, so sánh để hệ thống hoá cơ sở về lý luận về đào tạo nghề theo NLTH.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Dùng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp và học sinh về thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học ở trường và về hiệu quả của việc thực nghiệm sư phạm các bài học nêu trên theo NLTH.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn, thu thập thông tin - Phương pháp toạ đàm: Đàm thoại, thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm.
- 4 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm để minh chứng cho tính khả thi của việc dạy học mô đun 20 Trang bị điện I của nghề điện công nghiệp trình độ cao đẳng ở Trường Công Nghiệp Bắc Ninh theo hướng năng lực thực hiện và minh chứng cho giả thuyết khoa học đã đề ra.
- Phương pháp thống kê.
- Kết luận Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm ta thấy để có thể dạy học theo định hướng phát triển NLTH cần nắm vững một số lý luận cơ bản về dạy học theo NLTH như: Nguyên tắc của dạy học theo NLTH, các đặc trưng và tổ chức dạy học của dạy học theo định hướng phát triển NLTH & quan trọng là GV phải biết thiết kế bài giảng theo hướng dạy học phát triển NLTH.
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh đã và đang rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Tuy nhiên các GV trong trường chủ yếu đang dạy học theo phương pháp truyền thống, việc dạy học theo định hướng phát triển NLTH còn gặp nhiều khó khăn và chưa có GV nào thực hiện dạy học theo định hướng phát triển NLTH.
- Mô đun Trang bị điện I là môn học có tỉ lệ thời lượng học thực hành cao, do đó thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng phát triển NLTH.
- Tuy nhiên, chương trình mô đun Trang bị điện I hiện nay được cấu trúc thành các bài học có thời lượng quá dài nên không phù hợp để dạy học theo định hướng phát triển NLTH, tức là tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
- Do đó, cần phải cấu trúc lại chương trình mô đun Trang bị điện I bằng cách gọi các bài học có khối lượng lớn là các mô đun và chia mỗi mô đun thành các bài học nhỏ có thời lượng từ 2 - 8 giờ để có thể thực hiện mỗi bài giảng không quá một ngày mới phù hợp được với dạy học theo định hướng phát triển NLTH.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã biên soạn một số bài giảng và đã tổ chức thực nghiệm sư phạm các bài học này và khảo sát lấy ý kiến GV, HS tham gia thực nghiệm và lấy ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết, tính khả thi cũng như hiệu quả của việc dạy học mô đun Trang bị điện I theo định hướng phát triển 5 NLTH.
- Qua thực nghiệm sư phạm và qua kết quả khảo sát lấy ý kiến chuyên gia cho thấy.
- Dạy học theo định hướng phát triển NLTH phù hợp với yêu cầu dạy học mô đun Trang bị điện I của nghề Điện công nghiệp.
- Dạy học mô đun Trang bị điện I theo định hướng phát triển NLTH là cần thiết và khả thi.
- Dạy học mô đun Trang bị điện I của nghề Điện công nghiệp theo định hướng phát triển NLTH thực hiện được nguyên lý dạy học: học đi đôi với hành, gây được hứng thú và tính tích cực trong học tập, phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh - sinh viên, do đó sẽ nâng cao chất lượng dạy và học.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt