« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao đẳng tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: DẠY HỌC MODULE THỰC HÀNH CẮT GỌT CƠ BẢN THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP CHO HỆ CAO ĐẲNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Chuyên sâu : Sư phạm kỹ thuật - Cơ khí chế tạo Tác giả luận văn: Trần Trung Hiếu Khóa: 2015B Người hướng dẫn khoa học: PGS.
- Thái Thế Hùng Từ khóa: Dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao đẳng tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Một trong những yếu tố quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có dạy học thực hành.
- Đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đang được Đảng và Nhà nước cũng như các nhà giáo dục quan tâm.
- Nghị quyết số 29/NQ/TW của Hội nghị BCHTW 8 khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ” đã xác định rõ nhiệm vụ của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là.
- Hiện nay ở các trường Đại học, trường dạy nghề, các môn học đang được giảng dạy theo phương pháp diễn dịch để giảng dạy các bài lý thuyết ở trên lớp, các bài thực hành riêng rẽ tại các xưởng thực tập nên chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất.
- Nếu vận dụng được nguyên tắc dạy học theo hướng tích hợp các môn học, các module kỹ thuật thì sẽ tăng cường được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập và hình thành được các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
- Qua đó góp phần nâng cao chất lượng trong dạy học kỹ thuật và nghề nghiệp.
- Một trong những nội dung đổi mới dạy học ở các trường đại học, trường dạy nghề trong giai đoạn hiện nay là đổi mới cách dạy, cách học, việc dạy học theo hướng thúc đẩy sinh viên biết các phương thức phát hiện vấn đề, phát hiện kiến thúc mới, phương pháp mới, sáng tạo có hiệu quả là phù hợp với yêu cầu xã hội, yêu cầu của sự phát triển khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện đại hóa và hội nhập.
- Hiện nay do sự bùng nổ về thông tin mà đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các phần mềm mô phỏng, các phương tiện dạy học và các mô hình vật thật thì việc áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp vào dạy học kỹ thuật trong các trường đại học, trường dạy nghề sẽ thu được kết quả cao trong đào tạo.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 1.
- Đối tượng nghiên cứu Xây dựng và sử dụng bài giảng theo hướng tích hợp trong dạy học module “thực hành cắt gọt cơ bản” cho hệ cao đẳng tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội nhằm thúc đẩy khả năng nhận thức đầy đủ về lý thuyết và thực hành của sinh viên nâng cao chất lượng dạy và học.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc ứng dụng quan điểm tích hợp trong dạy học 3 - Đánh giá thực trạng việc dạy học module “thực hành cắt gọt cơ bản” theo hướng tích hợp cho sinh viên cao đẳng tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội - Ứng dụng quan điểm tích hợp vào việc dạy module “thực hành cắt gọt cơ bản” tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học module “thực hành cắt gọt cơ bản ” theo quan điểm tích hợp trong chương trình khung hệ Cao đẳng tại Trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung chính của luận văn: Luận văn đã nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo quan điểm tích hợp ở Việt Nam và trên thế giới, cũng như đưa ra các quan điểm tích hợp trong dạy học thực hành đối với trình độ cao Đẳng.
- Các Khái niệm tích hợp, phân loại tích hợp và dạy học theo quan điểm tích hợp.
- Nghiên cứu bản chất và đặc điểm của dạy học theo quan điểm tích hợp, những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng dạy học theo quan điểm tích hợp cũng như khả năng vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học module “thực hành cắt gọt cơ bản” tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
- Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề về thực trạng dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản tại trường Đại học Công nghiệp Hà nội cụ thể: Giới thiệu khái quát về trường Đại học Công nghiệp Hà nội về quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức Nhà trường, chủ trương và biện pháp của nhà trường về đổi mới phương pháp dạy hoc.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm ích hợp cho hệ cao đẳng.
- Đưa ra các thực trạng về giáo viên và HSSV trong dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản ở trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
- Thực trạng về điều kiện, phương tiện dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
- Thực trạng về phương pháp dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản tại nhà trường như: Thực trạng tổ chức dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản.
- Điều kiện sử dụng phương tiện học tập module thực hành cắt gọt cơ bản hiện nay tại trường.
- Những kỹ năng đạt được khi học module thực 4 hành cắt gọt cơ bản ...được thể hiện cụ thể ở các bảng, biều đồ khảo sát để thấy rõ được ưu, nhược điểm khi áp dụng dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao Đẳng tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
- Để dạy học theo quan điểm tích hợp, tác giả cũng vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong bài giảng theo quan điểm tích hợp.
- Kết hợp nghị định 62 và công văn 1610, tác giả đưa ra cấu trúc cơ bản của giáo án tích hợp và xây dựng một bài giảng cụ thể trong chương trình module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp, đồng thời lấy ý kiến của các chuyên gia, các thầy cô giáo đang giảng dạy tại Trung tâm cơ khí của trường và tiến hành dạy thực nghiệm.
- Qua đó bước đầu khẳng định việc áp dụng đề tài vào thực tế mang tính khả thi, hiệu quả Những đóng góp mới của tác giả: Kết quả quan trọng nhất của luận văn là áp dụng dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao Đẳng tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội để góp phần thúc đẩy khả năng nhận thức đầy đủ về lý thuyết và thực hành của sinh viên nâng cao chất lượng dạy và học từ đó thúc đẩy sự phát triển của Nhà trường trong thời đại mới.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu khảo sát và một số phương pháp khác như phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
- Kết luận Với sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học công nghệ, việc cập nhật liên tục kiến thức và kỹ năng mới là một điều cần thiết.
- Song hành với quá trình đó là những phương pháp giảng dạy truyền đạt mới được sáng tạo và cải tiến dựa trên những ưu điểm của phương pháp cũ với mục đích giúp người học lĩnh hội được cái mới một cách sâu sắc và thành thục nhất.
- Không nằm ngoài xu thế chung trong việc ứng dụng phương pháp dạy học mới trong dạy học, với đề tài “Dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ Cao đẳng tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội”, tác giả đã đạt được một số kết quả sau: 5 Trình bày cơ sở lý luận về dạy học theo quan điểm tích hợp như tích hợp của lý thuyết và thực hành, tích hợp nội dung của nhiều môn, ngành học…Trong đó có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại.
- Giới thiệu một số phương pháp dạy học mang tính tích cực, nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và HSSV.
- Đánh giá về thực trạng dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ Cao đẳng tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
- Từ đó đề xuất phương pháp dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp giúp rút ngắn thời gian đào tạo, nâng cao kỹ năng tay nghề cho HSSV cũng như mức độ thành thục trong công việc thực tế.
- Xây dựng một bài giảng điển hình, có nội dung đặc thù, tính ứng dụng thực tế cao của module thực hành cắt gọt cơ bản với cấu trúc và các bước xây dựng giáo án theo quan điểm tích hợp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt