« Home « Kết quả tìm kiếm

Các chương trình quản lý nhu cầu (DSM) và những lợi ích đối với ngành điện lực Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ KKHHOOAA HHỌỌCC CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHU CẦU ( DSM ) VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT NAM NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG Người hướng dẫn khoa học: PGS.
- ...1 Chương 1.Cơ sở lý thuyết về quản lý nhu cầu và những bài học kinh nghiệm 4 1.1 Khái niệm về quản lý nhu cầu ( DSM.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện.
- 4 1.1.1.1 Sử dụng các thiết bị có hiệu năng cao Hạn chế tối đa việc tiêu thụ điện năng vô ích Điều khiển nhu cầu điện năng phù hợp với khả năng cung cấp điện Điều khiển trực tiếp dòng điện Lưu trữ nhiệt.
- 8 1.3.2.4 Chính sách giá điện năng.
- Hiện trạng sản xuất và nhu cầu điện và tiềm năng áp dụng các kỹ thuật DSM ở Việt Nam.
- 22 2.1.1 Tình hình nhu cầu phụ tải.
- 23 2.2 Cơ cấu tiêu thụ điện năng theo ngành và đồ thị phụ tải hệ thống điện Việt Nam Cơ cấu tiêu thụ điện năng theo ngành.
- 24 2.2.2 Đồ thị phụ tải hệ thống điện.
- 24 2.3 Chương trình phát triển của hệ thống điện Việt Nam.
- 28 2.3.1 Chương trình phát triển nguồn điện.
- 28 2.3.2 Chương trình phát triển lưới điện .
- 30 2.5.1 Hiện trạng sử dụng điện năng của các thành phần công nghiệp, dân dụng và dịch vụ thương mại.
- 51 3.1.1 Chương trình kiểm toán năng lượng.
- 53 3.1.3 Chương trình tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ( MoSTE.
- 56 3.1.4 Các chương trình bổ trợ.
- 58 3.1.4.1 Các chương trình IDA của Ngân hàng thế giới ( WB.
- 58 3.1.4.2 Tổng sơ đồ phát triển các chương trình bảo tồn và hiệu quả năng lượng ( EC&E.
- 59 3.2 Các chương trình DSM và đánh giá ích lợi đối với ngành Điện lực.
- 61 3.2.1 Chương trình DSM giai đoạn 1.
- 62 3.2.2 Chương trình DSM giai đoạn 2.
- 63 3.2.2.1 Mục tiêu chương trình DSM giai đoạn 2.
- 63 3.2.2.2 Nội dung chương trình DSM giai đoạn 2.
- 63 3.2.3 Đặc điểm và quy mô các chương trình DSM.
- 66 3.2.3.1 Chương trình đèn huỳnh quang ống gầy ( TFTL.
- 66 3.2.3.2 Chương trình chấn lưu hiệu suất cao ( EB.
- 72 3.2.3.3 Chương trình quản lý trực tiếp phụ tải bằng kỹ thuật điều khiển sóng ( DLC.
- 77 3.2.3.4 Chương trình biểu giá điện theo thời gian ( TOU.
- 86 3.2.3.5 Chương trình đèn Compact ( CFL.
- 92 3.2.4 Các chương trình hỗ trợ.
- 99 3.2.4.1 Chương trình nghiên cứu phụ tải.
- 99 3.2.4.2 Chương trình các cơ hội kinh doanh DSM.
- Chương trình phân tích đánh giá và giám sát.
- Chương trình nhân viên, cơ sở và phương tiện, thiết bị.
- Phân tích kinh tế-tài chính chương trình đèn compact ( CFL )..105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC - 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ 1.
- Năm 2004, tổng điện năng thương phẩm đạt 39,6 tỷ kWh, tăng 3,54 lần so với năm 1995, tốc độ tăng trung bình 15,1%/năm giai đoạn .
- Điện năng không dự trữ được nên đòi hỏi phải có tổng công suất nguồn bằng với phụ tải cực đại ( Pmax ) hệ thống.
- Ngoài ra, do nhu cầu phụ tải biến đổi liên tục theo thời gian, biểu đồ phụ tải không đồng đều có sự chênh lệch lớn giữa cao và thấp điểm từ 2-2,5 lần đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho công tác vận hành hệ thống điện.
- Điện được sản xuất từ các dạng nhà máy với nhiên liệu sử dụng khác nhau có đặc tính kinh tế - kỹ thuật rất khác nhau.
- Để đáp ứng được nhu cầu điện và đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn cung cấp cũng như mạng lưới truyền tải và phân phối điện hiện có, cần phải có các biện pháp san bằng biểu đồ phụ tải, và cụ thể là các biện pháp cắt đỉnh cần được thực - 2 - thi ngay trong những năm tới.
- Quản lý nhu cầu điện (Demand Side Management - DSM) là giải pháp tốt cho phép quản lý sự tăng trưởng nhu cầu điện, giảm sức ép về vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện…, giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề nêu trên.
- Ở nhiều nước trên thế giới, chương trình DSM đã và đang được thực hiện, bước đầu đem lại những thành công nhất định.
- Ở Việt Nam, các chương trình nghiên cứu ứng dụng DSM trong ngành Điện cũng đang được thực hiện trong giai đoạn đầu.
- Trong nhiều năm tới, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực hiện các chương trình DSM tại Việt Nam sẽ là đề tài rất được quan tâm.
- Mục tiêu của luận văn Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Các chương trình quản lý nhu cầu ( DSM ) và những lợi ích đối với ngành Điện lực Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
- 3 - Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản lý nhu cầu và những bài học kinh nghiệm Chương II: Hiện trạng sản xuất và nhu cầu điện và tiềm năng áp dụng các kỹ thuật DSM ở Việt Nam Chương III: Một số dự án đang được triển khai tại Việt Nam và đánh giá ích lợi đối với ngành Điện lực Kết luận và kiến nghị - 4 - CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHU CẦU VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ NHU CẦU ( DSM ) DSM là chữ viết tắt của “ Demand side Management.
- DSM là tập hợp các giải pháp Kỹ thuật - Công nghệ - Kinh tế - Xã hội nhằm quản lý và sử dụng điện năng có hiệu quả và tiết kiệm nhất.
- DSM nằm trong chương trình tổng thể quản lý nguồn cung cấp ( SSM.
- Quản lý nhu cầu sử dụng điện năng ( DSM.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện.
- Điều khiển nhu cầu tiêu dùng điện năng cho phù hợp với khả năng cung cấp một cách kinh tế nhất.
- 1.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện Chiến lược này nhằm giảm nhu cầu điện năng của các hộ tiêu thụ nhờ việc sử dụng các thiết bị có hiệu năng cao, giảm tổn thất và hạn chế sử dụng năng lượng một cách vô ích.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng rất đa dạng mà chủ yếu bao gồm: 1.1.1.1 Sử dụng các thiết bị có hiệu năng cao Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã nâng cao hiệu năng của những thiết bị dùng điện trong khi giá lại tăng không đáng kể.
- Vì vậy, một lượng điện năng lớn sẽ được tiết kiệm trong một loạt các lĩnh vực sản xuất và đời sống như.
- Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao.
- Sử dụng các động cơ điện hay các thiết bị dùng động cơ điện có hiệu suất cao.
- Sử dụng các thiết bị điện tử đã được sản xuất theo các tiêu chuẩn hiệu năng cao thay thế các thiết bị điện cơ.
- 1.1.1.2 Hạn chế tối đa việc tiêu thụ điện năng vô ích: Có thể tiết kiệm được một lượng điện năng đáng kể nhờ hạn chế được việc sử dụng điện năng vô ích.
- Sử dụng các hệ thống tự động đóng ngắt nguồn điện, tự động điều chỉnh công suất tiêu thụ cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thiết bị.
- Cải tiến các lớp cách nhiệt chống thất thoát nhiệt của các thiết bị giữ nhiệt liên quan đến sử dụng điện năng.
- Thiết kế kiến trúc hợp lý các tòa nhà theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng để giảm thiểu nhu cầu dùng điện.
- 1.1.2 Điều khiển nhu cầu điện năng phù hợp với khả năng cung cấp điện Trong khi sử dụng hiệu quả điện năng là chiến lược phần lớn được thực hiện bởi các hộ dùng điện, không có sự can thiệp từ phía các nhà cung cấp điện, thì điều khiển nhu cầu điện năng là chiến lược của DSM mà các giải pháp của nó thực hiện với sự chủ động nhiều hơn từ phía các nhà cung cấp điện nhằm làm thay đổi nhu cầu sử dụng điện năng phù hợp với khả năng cấp điện của hệ thống.
- Cắt giảm đỉnh Biện pháp cắt giảm đỉnh được thực hiện nhằm giảm nhu cầu phụ tải trong các giờ cao điểm của hệ thống điện.
- Hiệu quả thực là giảm cả nhu cầu đỉnh và tổng năng lượng tiêu thụ.
- Biện pháp này có thể thực hiện bằng cách.
- Kiểm soát trực tiếp các thiết bị sử dụng cuối cùng.
- Lấp thấp điểm Lấp thấp điểm là biện pháp nâng cao nhu cầu sử dụng điện năng trong các giờ công suất thấp điểm của ĐTPT.
- Hiệu quả thực tế là tăng tổng nhu cầu tiêu thụ nhưng không tăng nhu cầu đỉnh.
- 7 - Biện pháp này có thể thực hiện bằng cách.
- Tạo ra các phụ tải điện lúc thấp điểm trước đây sử dụng các nhiên liệu khác, như là dự trữ nhiệt năng.
- Hấp dẫn tiêu thụ điện năng bằng giá điện năng thấp trong các giờ thấp điểm.
- Chuyển dịch phụ tải Chuyển dịch phụ tải gồm dịch chuyển việc sử dụng điện năng lúc cao điểm sang lúc thấp điểm của ĐTPT.
- Hiệu quả thực là giảm nhu cầu đỉnh nhưng không làm thay đổi tổng năng lượng tiêu thụ.
- Biện pháp này được thực hiện bằng cách.
- Sử dụng các thiết bị dự trữ có thể chuyển thời gian vận hành của các thiết bị điện truyền thống.
- Hiệu quả thực tế là giảm cả nhu cầu đỉnh ( phụ thuộc vào hệ số đồng thời ) và tổng năng lượng tiêu thụ.
- Biện pháp này thực hiện giảm nhu cầu của phụ tải thông qua nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các thiết bị và quá trình.
- Tăng trưởng phụ tải chiến lược Tăng phụ tải chiến lược là biện pháp làm tăng thêm số lượng khách hàng dùng điện mới không chỉ giới hạn trong giai đoạn nhu cầu thấp điểm, làm tăng toàn bộ sản lượng điện thương phẩm.
- Hiệu quả thực là tăng cả ở nhu cầu đỉnh và tổng năng lượng tiêu thụ.
- Hiệu quả thực là có thể giảm nhu cầu đỉnh và thay đổi một ít trong tổng năng lượng tiêu thụ.
- Biện pháp này được thực hiện bằng việc xem xét việc thay đổi độ tin cậy của hệ thống theo thời gian, thực hiện đóng cắt thay đổi linh hoạt cấu trúc tiêu thụ điện năng thích hợp theo tính chất và yêu cầu hoạt động của phụ tải sẽ đem lại sự thay đổi điện năng và công suất đỉnh của ĐTPT.
- 1.1.2.2 Lưu trữ nhiệt Đây là giải pháp hiệu quả của DSM cho phép dịch chuyển nhu cầu sử dụng điện năng từ thời gian cao điểm đến thời gian thấp điểm, nâng cao đường cong phụ tải trong giai đoạn thấp điểm.
- Động lực chính của giải pháp này là giá điện năng.
- Nhờ đó, nhu cầu điện năng không giảm nhưng giảm chi phí sử dụng điện cho các hộ tiêu thụ và đồng thời nhà cung cấp điện cũng đạt được mục tiêu san bằng ĐTPT, tiết kiệm vốn phát triển nguồn và lưới điện.
- Nó thường được áp dụng với các thiết bị có khả năng thay đổi thời điểm cung cấp điện năng ở đầu vào mà vẫn đảm bảo lịch trình cung cấp năng lượng ở đầu ra theo yêu cầu sử dụng.
- Trong khoảng thời gian cao điểm, các nhu cầu sử dụng nước nóng sẽ được cung cấp từ các kho này.
- Cũng tương tự với các kho lạnh sẽ cung cấp mọi nhu cầu điều hòa không khí trong thời gian cao điểm mà không cần sử dụng điện năng.
- 1.1.2.3 Điện khí hóa - 9 - Điện khí hóa là việc áp dụng các công nghệ điện mới và sử dụng rộng rãi điện năng để bổ sung và thay thế các dạng năng lượng khác.
- Mở rộng điện khí hóa nông thôn, điện khí hóa các hệ thống giao thông hoặc dùng điện để thay thế việc đốt xăng dầu trong các thiết bị động lực, đây có thể là giải pháp DSM làm tăng công suất đỉnh và điện năng tổng của hệ thống.
- 1.1.2.4 Chính sách giá điện năng Thực hành biểu giá điện năng hợp lý là giải pháp động lực làm thay đổi đặc điểm tiêu dùng điện năng của hệ thống giúp cho san bằng ĐTPT hệ thống.
- Nhu cầu sử dụng điện năng của các phụ tải điện thường phân bố không đều theo thời gian.
- Các bất lợi nêu trên đối với nhà cấp điện sẽ cơ bản được khắc phục theo hướng sử dụng hiệu quả điện năng nhờ thay đổi chính sách giá điện.
- Giá tính theo thời điểm sử dụng ( TOU.
- Mục tiêu chính của biểu giá TOU là kích thích hộ tiêu thụ thay đổi thời điểm sử dụng điện năng cho phù hợp với khả năng cấp điện đem lại lợi ích cho cả ngành điện lẫn khách hàng.
- độ lớn và sự biến động công suất cũng như điện năng yêu cầu.
- Nhưng ít - 10 - nhất TOU phải mang tính tích cực nghĩa là thúc đẩy kinh tế phát triển và khuyến khích sử dụng điện năng một cách hiệu quả.
- Với các khách hàng mà chi phí điện năng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm do họ sản xuất ra thì đôi khi họ cũng ít quan tâm đến TOU.
- Ví dụ các khách hàng có đặt các hệ thống lưu nhiệt hoặc đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm công suất đỉnh của hệ thống có thể được hưởng mức giá đặc biệt.
- Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi thiết lập và thực hiện các biểu giá đặc biệt sao cho nó thực sự có tính thuyết phục, hợp lý theo quan điểm hiệu quả tổng của cả chương trình DSM.
- Nếu khoản tiền trả cho khách hàng khi cho phép cắt điện hoặc tham gia tích cực vào chương trình DSM lớn hơn lợi ích do DSM mang lại có thể làm tăng giá cả cho những khách hàng không tham gia vào chương trình

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt