« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số định hướng nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP.
- Thực tế bài toán nan giải hiện nay là sinh viên ra trường không tìm được việc làm, trong khi các doanh nghiệp lại không tuyển được lao động sau đào tạo đáp ứng được nhu cầu.
- Điều này cho thấy công tác đào tạo trong nhà trường đại học hiện nay vẫn chưa “gần” với nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường còn thiếu nhiều kỹ năng, kiến thức thực tế công việc… Một trong những mấu chốt quan trọng nhất của vấn đề trên là những vướng mắc trong hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo.
- Bài viết phác họa cơ sở lý luận về mô hình liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp.
- từ đó đưa ra một số định hướng nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp nhằm khắc phục bất cập tồn tại những năm qua đối với giáo dục đại học nước ta..
- Từ khóa: Mô hình liên kết đào tạo, trường đại học với doanh nghiệp, nhu cầu doanh nghiệp, định hướng nâng cao hiệu quả..
- Những năm gần đây, hiện tượng gây bức xúc đối với giáo dục đại học nước ta là đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu của xã hội, đặc biệt nhu cầu của các doanh nghiệp.
- Một bộ phận sinh viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm hoặc làm những công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo..
- Thiếu tham vọng và lòng đam mê, chưa chú trọng vào những điểm mạnh của doanh nghiệp và những thách thức ở vị trí tuyển dụng..
- Trước sự bế tắc về “đầu ra”, nhiều trường đại học đã ý thức được vấn đề phải “thân thiện”, do đó đã triển khai nhiều hoạt động liên kết đào tạo với doanh nghiệp.
- Bài viết dưới đây nhóm tác giả nêu rõ hai nội dung: Cơ sở lý luận về mô hình liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp và một số định hướng nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp nhằm khắc phục bất cập tồn tại của giáo dục đại học nước ta..
- Cơ sở lý luận về mô hình liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp.
- Nhu cầu hình thành mô hình liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp.
- Trường đại học trước những yêu cầu của kỷ nguyên mới.
- Trường Đại học Phan Thiết..
- Theo đó các trường đại học xây dựng mối quan hệ hợp tác gắn bó hơn với giới doanh nghiệp, cũng như ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của cơ sở đào tạo đối với phát triển cộng đồng xã hội.
- Đây là những phẩm chất cần thiết mà nhà trường hiện tại chỉ có thể chuẩn bị được cho người học, thông qua phát triển quan hệ hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp..
- Xu thế đổi mới phương thức đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp.
- rõ, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cơ sở đào tạo, sự thành công bước đầu của sinh viên tốt nghiệp là kết quả kiến tạo môi trường vật chất, tinh thần hợp tác trong hoạt động đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp.
- Chính vì vậy, đã có nhiều trường đại học trên thế giới tiến hành cải cách cách thức đạo tạo, mà trọng tâm chính là thiết lập mô hình liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, ngày nay hiện tượng này đã trở thành xu thế đổi mới phương thức đào tạo của các trường đại học.
- Tại Việt Nam, mặc dù chủ trương đổi mới giáo dục với phương châm xã hội hóa giáo dục, gắn kết giáo dục với thực tế yêu cầu của xã hội, xây dựng mô hình quản lý đại học trong đó lấy nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ làm động lực phát triển bền vững, kèm theo các chính sách và cơ chế cho đại học gắn kết với doanh nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.
- Những vấn đề về mô hình liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp.
- Các mô hình liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp.
- Mô hình liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp rất đa dạng..
- Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, thông qua các cuộc thảo luận và trao đổi thông tin, tận dụng giới chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp tham gia đào tạo;.
- Tham gia quản trị nhà trường, mời những doanh nghiệp thành đạt tham gia vào hội đồng trường..
- Lợi ích liên kết đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Về lý thuyết, lợi ích của việc liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là đáng kể cho cả hai bên.
- Đối với doanh nghiệp, có được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển, giảm bớt công sức tìm kiếm lao động trên thị trường tự do, thời gian và chi phí để đào tạo lại.
- Thậm chí có thể “đặt hàng” để đào tạo ra những cán bộ, chuyên gia đáp ứng được nhu cầu phát triển theo mong muốn.
- Nói chung, gắn kết đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên.
- Sự gắn kết này đã và đang được các trường đại học và doanh nghiệp ở nhiều nước khai thác triệt để.
- Ở nước ta, các trường đại học và doanh nghiệp cũng bắt đầu thấy được lợi ích to lớn của việc gắn kết này..
- Nội dung và cơ chế đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Nhìn chung, quy trình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, chủ yếu gồm 3 khâu: đầu ra, công nghệ đào tạo và đầu vào.
- Nhà trường bắt đầu bằng việc nắm rõ hệ thống kỹ năng cần có của người cần đào tạo, sau đó mới lựa chọn công nghệ đào tạo và đầu vào phù hợp..
- Đầu vào, là các nguồn tuyển sinh theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo;.
- Công nghệ đào tạo, gồm 6 thành tố: quản lý, giảng viên, chương trình đào tạo, học liệu, cơ sở vật chất, dịch vụ đào tạo và tài chính;.
- Qua kết quả đánh giá nhu cầu “đầu ra”, nhà trường sẽ lựa chọn được công nghệ đào tạo thích.
- Mỗi thành tố đều có sự tham gia, phối hợp giữa đại học và doanh nghiệp..
- Doanh nghiệp sẽ tham gia thông qua cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình;.
- Trên cơ sở các chương trình đào tạo đạt chuẩn khoa học, thực tiễn, liên thông quốc tế, nhà trường sẽ xây dựng học liệu.
- Doanh nghiệp sẽ tham gia hoặc cung cấp thông tin để viết các nghiên cứu tình huống.
- Đội ngũ giảng viên, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo, các giảng viên phải xây dựng, điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp mà doanh nghiệp cần, chứ không phải là dựa vào những thứ có sẵn hoặc ý muốn chủ quan;.
- Tăng cường năng lực về cơ sở vật chất, doanh nghiệp có thể hỗ trợ qua hiến tặng giảng đường, phòng thí nghiệm, thiết bị dạy học và đào tạo tại doanh nghiệp;.
- Các dịch vụ đào tạo gắn với nhu cầu, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chương trình đào tạo, trong đó đặc biệt là các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên;.
- Nguồn tài chính, doanh nghiệp cung cấp học bổng, trả học phí dưới dạng tài trợ để đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho mình, ký các hợp đồng nghiên cứu, tư vấn và đầu tư mạo hiểm (phát minh,.
- Điều kiện đảm bảo mô hình liên kết đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp.
- Để đảm bảo thành công cho mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, cần thỏa mãn được các điều kiện sau..
- Đối với quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học.
- Nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo trường và doanh nghiệp.
- Cần có chiến lược phát triển rõ ràng, với doanh nghiệp cần có chiến lược nhân sự cụ thể, yêu cầu của từng vị trí công việc;.
- Cần có các bộ phận chuyên trách, thực hiện công việc hợp tác, đảm nhận vai trò làm cầu nối, điều phối chuyên nghiệp các hoạt động đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp..
- Đối với quan hệ hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và trường đại học.
- Nhà trường phải được quyền tự chủ cao trong các quyết định có liên quan đến các hoạt động đào tạo;.
- Các yếu tố tác động đến mô hình liên kết đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp.
- Tuỳ theo từng cấp độ, các yếu tố tác động đến mô hình liên kết đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp như sau:.
- Ở cấp độ hành động, đó là vai trò của các bên liên quan bao gồm nhà trường, Nhà nước và các doanh nghiệp.
- Trong đó trường đại học được hiểu là bao gồm những người giảng dạy và nghiên cứu.
- giới chuyên gia đang làm ở các doanh nghiệp và có tham gia vào một số hoạt động chuyên môn của nhà trường;.
- Một số định hướng nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp.
- Thiết kế chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu doanh nghiệp.
- Bắt nguồn từ phương pháp đào tạo theo vấn đề Aalborg (PBL) do Đại học Aalborg (Đan Mạch) đưa ra để thu hút doanh nghiệp tham gia vào các dự án của sinh viên và từ đó hình thành nên các nhu cầu đào tạo theo thực tế doanh nghiệp cần..
- Chương trình đào tạo ra làm hai phần..
- Với chương trình đào tạo này sinh viên sẽ biết học để làm gì và làm gì để hiểu rõ hơn những gì được học.
- Mặt khác, tạo mối liên kết hữu cơ, doanh nghiệp được mời cùng tham gia kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đồng thời có thể tác động thay đổi kết cấu chương trình đào tạo, trong khi nhà trường sẽ cân bằng được chương trình đào tạo có kịp thời đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội..
- Thiết lập và xây dựng mạng lưới liên kết với doanh nghiệp liên quan.
- Xuất phát từ mô hình liên kết của Đại học Madrid (Tây Ban Nha), xây dựng mạng lưới các doanh nghiệp có các thành tố cựu sinh viên, mối quan hệ lãnh đạo, để tranh thủ sự hỗ trợ hình thành nên các trung tâm phát triển hợp tác doanh nghiệp..
- Liên kết nội bộ, cần có đại diện của mỗi phòng ban để phân phối các vấn đề của doanh nghiệp đến các nhóm nghiên cứu;.
- Liên kết bên ngoài, cần có người làm đại diện, nhiệm vụ chính là tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi cũng như thảo luận giữa nhà trường và doanh nghiệp..
- Ý tưởng này lần đầu được triển khai tại Đại học Babes - Bolyai (Rumani), hình thành bộ phận phát triển nghề nghiệp, đào tạo nâng cao.
- Trên cơ sở khảo sát nhu cầu để tổ chức thiết kế chương trình đào tạo theo đúng nhu cầu đang cần của doanh nghiệp, theo hình thức chính quy, bán chính quy và đào tạo từ xa.
- Với chương trình đào tạo từ xa và theo yêu cầu, dự kiến sẽ giúp đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường tương thích với yêu cầu của xã hội, đặc biệt cập nhật được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp..
- Mô hình này phù hợp với tình trạng thiếu kinh phí, bằng cách liên doanh với các doanh nghiệp để xây dựng các phòng mô phỏng thực tế cho sinh viên thực hành và đào tạo nâng cao cho kỹ sư của chính doanh nghiệp.
- Liên kết hợp tác nghiên cứu giữa trường đại học - chính quyền địa phương - doanh nghiệp.
- Mối quan hệ bộ ba Đại học - Địa phương - Doanh nghiệp dự kiến sẽ giúp các trường đại học tiếp cận được các doanh nghiệp dễ dàng, nhanh chóng hơn và tạo cơ sở cho phát triển các dự án, đề tài nghiên cứu sát với thực tế và nhà trường có được sự tài trợ kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp..
- Phân quyền quản lý trong trường đại học Để có thể khai thác hết thế mạnh của từng cá nhân trong các bộ phận của trường đại học, nhiệm vụ liên kết doanh nghiệp nên phân tán về cho từng khoa, thay vì tập trung ở một bộ phận hoặc Ban Giám hiệu.
- Mô hình này rất thành công ở Đại học Ulsan (Hàn Quốc) và Đại học Tulsa (Oklahoma, Mỹ), họ thường xuyên mời các doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh liên quan đến từng chuyên ngành đào tạo về từng khoa/bộ môn để trình bày, cũng.
- Những buổi báo cáo này được xem như là các khóa học bổ sung vào chương trình đào tạo chính khóa..
- Tổ chức hội thảo khoa học - Doanh nghiệp Hình thành các diễn đàn trao đổi hay các buổi hội thảo khoa học có sự tham gia của giảng viên, các nhà khoa học nghiên cứu độc lập, doanh nghiệp và cựu sinh viên.
- Ở Mỹ, các đại học thường tổ chức các buổi đối thoại giữa nhà trường với doanh nghiệp về các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh nổi trội gần nhất.
- Nhà trường còn có định hướng đưa mối quan hệ với các doanh nghiệp lên tầm đối tác chiến lược.
- Doanh nghiệp hỗ trợ tài chính, đổi lại các giáo sư sẽ phải cam kết hoàn thành các báo cáo khoa học phục vụ cho các đề tài nghiên cứu theo ý muốn của doanh nghiệp, ngay cả tham gia huấn luyện doanh nghiệp nếu được yêu cầu..
- Thành lập doanh nghiệp thuộc khoa của trường đại học.
- Trường đại học có thể cho phép các khoa thành lập các doanh nghiệp nghiên cứu con hoặc phòng thí nghiệm dịch vụ dưới sự quản lý của khoa.
- Đây là một trong những yếu tố đặc trưng của các trường đại học tiên tiến hiện nay.
- Qua đó làm tăng tính tích cực, chủ động của giảng viên trong việc đóng góp vào mối liên kết trường học và doanh nghiệp..
- Các nghiên cứu cứu sẽ chỉ phục vụ thực tiễn, vì đánh trực tiếp vào các yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động sẽ lấy từ các nghiên cứu của doanh nghiệp và đóng góp chung vào hoạt động của khoa..
- Sinh viên sẽ được nhà trường chọn lọc gửi đến các doanh nghiệp theo.
- Sinh viên sẽ có cơ hội cọ xát và thể hiện trước yêu cầu và môi trường làm việc tại doanh nghiệp.
- Nhằm làm cho đề tài tốt nghiệp sẽ phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và sinh viên có thời gian trải nghiệm thực tế, để có định hướng nghiên cứu tốt hơn..
- Đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp là xu hướng tất yếu trong cơ chế thị trường.
- Việc gắn kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà trường đại học và doanh nghiệp.
- dù trường đại học và doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích của việc hợp tác với nhau nhưng do chưa xây dựng được văn hoá chung nên các bên còn lúng túng, chưa thực sự quyết tâm hợp tác..
- Việc gắn kết đào tạo với nhu cầu doanh nghiệp chỉ thực sự thành công nếu lãnh đạo các bên đều thống nhất được nhận thức, quyết tâm thực hiện;.
- Một trường đại học cũng có thể lựa chọn nhiều mô hình khác nhau, tuỳ vào đặc trưng của từng khoa/bộ môn cũng như mối quan hệ và đặc thù của doanh nghiệp.
- Trần Văn Hinh (2017), “Hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp và những tác động tích cực từ quá trình tự chủ đại học”, https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/hop-tac-giua-nha-truong-voi-doanh- nghiep-va-nhung-tac-dong-tich-cuc-tu-qua-trinh-tu-chu-dai-hoc-3654278-v.html..
- “Mô hình trường “Đại học - doanh nghiệp”: Mô hình, cơ chế và chính sách trong bối cảnh Việt Nam”, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU), http://pvu.edu.vn/images/khoa-hoc-cong-nghe/bai-bao-khoa- hoc/6-2016/GV1509_paper_hung.pdf..
- Phạm Thị Ly (2016), “Về quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp”, từ https://www..
- Trịnh Thị Hoa Mai (2008), “Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật tr

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt