« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổng quan nghiên cứu về giáo dục hòa nhập và định hướng phát triển giáo dục hòa nhập cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Nguyễn Hồng Kiên 1 Tóm tắt: Giáo dục hòa nhập (GDHN) là một nhiệm vụ giáo dục đang ngày càng được phổ biến trên thế giới.
- Từ việc hạn chế đối tượng được GDHN ban đầu, đến nay những đối tượng học sinh cần được GDHN đã dần được áp dụng trong quan điểm chỉ đạo, chủ trương chính sách cũng như mục tiêu cụ thể của giáo dục ở nhiều quốc gia.
- Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sớm áp dụng phương thức giáo dục này trong các nhà trường, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên còn rất hạn chế về đối tượng áp dụng và hiệu quả giáo dục chưa cao..
- Trong thời gian tới, để đảm bảo quyền được học hòa nhập của nhiều nhóm trẻ có nhu cầu, Việt Nam cần mở rộng đối tượng được GDHN và từng bước nâng cao hiệu quả của phương thức giáo dục này.
- Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, nhiệm vụ giáo dục, Nhóm trẻ có nhu cầu, Hiệu quả giáo dục, Phương thức giáo dục..
- Giáo dục hòa nhập đang trở thành một nhiệm vụ giáo dục của thế giới.
- Từ việc hạn chế đối tượng được GDHN ban đầu, trải qua những giai đoạn phát triển, đến nay những đối tượng có nhu cầu GDHN đã dần được áp dụng trong quan điểm chỉ đạo, chủ trương chính sách giáo dục cụ thể của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
- Qua lịch sử nghiên cứu, các nhà lý luận GDHN trên thế giới đã có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau nhằm đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong các giai đoạn hình thành và phát triển GDHN.
- Cho đến thời điểm hiện tại, GDHN được tiếp cận như một phương thức giáo dục dành cho mọi cá nhân có nhu cầu ở mọi giai đoạn cuộc đời.
- TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 117.
- Khái niệm về giáo dục hoà nhập (Inclusive Education).
- Theo Tony Booth và Mel Ainscow, hòa nhập trong giáo dục bao gồm: (1) Tôn trọng tất cả các em học sinh (HS) và thầy cô, cán bộ trong trường.
- (11) Nhìn nhận hòa nhập trong giáo dục là một mặt trong quá trình hòa nhập trong xã hội [15, tr.3,4]..
- Tổ chức UNESCO quan niệm: GDHN là một quá trình thay đổi toàn diện hệ thống giáo dục nhờ xác định và đáp ứng nhu cầu đa dạng của tất cả học sinh, không phân biệt về hoàn cảnh xã hội, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ, thể chất, hoặc các yếu tố thể chất khác [1, tr.4]..
- Tác giả Nguyễn Xuân Hải quan niệm: “GDHN là giáo dục mọi trẻ em trong lớp học bình thường của trường phổ thông.
- GDHN là hỗ trợ mọi trẻ em, trong đó có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học, phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống, nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội” [7, tr.20]..
- GDHN là phương thức giáo dục đáp ứng nhu cầu giáo dục cá nhân cho mọi trẻ em có nhu cầu hòa nhập trong nhà cơ sở giáo dục.
- Tổng quan nghiên cứu về giáo dục hòa nhập.
- a) Khái niệm “giáo dục hòa nhập” ngày càng được mở rộng đối tượng giáo dục và trở thành phương thức, con đường chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người (Education For All-EFA).
- Năm 1870, ở các trường THPT của Mỹ xuất hiện ý tưởng đưa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giáo dục cùng với trẻ bình thường, khái niệm này dần được sử dụng nhiều hơn ở các tuyên ngôn của Liên hợp quốc “chỉ một khái niệm linh hoạt để biểu đạt quan điểm quây quần lại chúng ta sẽ tốt hơn lên” [7, tr.18].
- Hai tác giả Tony Booth và Mel Ainscow trong tài liệu “Hướng dẫn thực hiện GDHN” và tại các hội nghị, hội thảo lớn thường đề cập GDHN gắn với trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt [15, tr.21].
- Ở Việt Nam, cho đến năm 2010, tác giả Nguyễn Xuân Hải và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý GDHN đã thừa nhận và sử dụng tương đối phổ biến khái niệm: “Đó là phương thức giáo dục cho những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cùng học với trẻ em khác, trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống” [7, tr.20]..
- TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 119.
- Cùng với việc ngày càng mở rộng đối tượng được giáo dục, GDHN trở thành phương thức, con đường chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người..
- Hai tác giả Tony Booth và Mel Ainscow [15] đã nhấn mạnh khi hướng dẫn thực hiện GDHN rằng: “Khi bàn đến GDHN, người ta liên hệ ngay với các em học sinh khuyết tật hay các em được xem là cần nhu cầu giáo dục đặc biệt”..
- Tuy nhiên, theo hai tác giả, GDHN là giáo dục cho tất cả mọi trẻ em và thanh thiếu niên.
- Năm 1948, cùng với quan điểm tiếp cận coi giáo dục là quyền của con người được nêu trong Tuyên bố thế giới về quyền con người thì một số tổ chức quốc tế và một số quốc gia đã bắt đầu coi GDHN là phương thức nhằm thực hiện giáo dục cho mọi người.
- Đó là các tổ chức văn hóa giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Liên minh các tổ chức cứu trợ trẻ em,… các nước đi theo quan điểm này gồm các đại diện như Philippines (1956), nước Anh (1945), Việt Nam (1980) cùng các nước khác như Lào, Ấn Độ, Tây Ban Nha, châu Phi [10].
- Năm 1994, Hội nghị thế giới về quyền giáo dục đặc biệt của UNESCO đưa ra quan điểm GDHN là giáo dục cho tất cả trẻ em không.
- Trong đó nhấn mạnh rằng, GDHN là con đường chủ yếu để thực hiện quyền giáo dục của trẻ em.
- Năm 1994, Hội nghị thế giới về quyền giáo dục đặc biệt của UNESCO đã đưa ra quan điểm về GDHN và xác định GDHN là con đường chủ yếu thực hiện quyền giáo dục, nhất là quyền giáo dục đặc biệt của trẻ em [7, tr.22].
- Giáo dục cho tất cả mọi trẻ em không kể trẻ đó là ai, có khuyết tật hay không, giàu hay nghèo, thuộc nền văn hóa nào, đảm bảo mọi trẻ em đều được đáp ứng nhu cầu của mình trong trường học [10, tr.10].
- Năm 2000, diễn đàn giáo dục thế giới tổ chức tại Dakar gồm 150 nước, trong đó có Việt Nam [6] đã thông qua khuôn khổ hành động Dakar với 6 mục tiêu trong tuyên bố chung về giáo dục cho mọi người.
- Trong đó, mục tiêu 2 nêu rõ: “Đảm bảo đến năm 2015 tất cả trẻ em, nhất là trẻ em gái, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và con em dân tộc thiểu số được tiếp cận và hoàn thành giáo dục TH miễn phí với chất lượng tốt”.
- Như vậy, đến tháng 4 năm 2000, GDHN được coi là phương thức đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho mọi người đã nêu ra từ năm 1994..
- Hiện nay, các nhà nghiên cứu, chuyên gia về giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt coi GDHN là con đường chủ yếu để giải quyết vấn đề trẻ có nhu cầu đặc biệt và tiến tới giáo dục cho mọi người ở Việt Nam.
- (2) Để thực hiện được quyền này, những hành động giáo dục cho mọi người đã diễn ra nhằm tạo ra một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng cho mọi người.
- (3) GDHN mang tính định hướng việc thực hiện giáo dục cho mọi người bằng cách tìm ra những con đường để nhà trường có khả năng đáp ứng nhu cầu của mọi trẻ em trong cộng đồng như là một bộ phận trong hệ thống giáo dục hòa nhập.
- (4) GDHN quan tâm đến tất cả mọi người học, tập trung vào những cá nhân bị loại trừ khỏi những cơ hội giáo dục truyền thống như trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ khuyết tật, trẻ em dân tộc, trẻ em các vùng sâu vùng xa [7, tr.22]..
- b) GDHN là một trong các phương thức giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Đây là quan điểm tương đối phổ biến của hầu hết các quốc gia trên thế giới, cả trong lý luận và thực tiễn thực hiện GDHN, trước hết là tập trung chủ yếu vào giáo dục trẻ khuyết tật, sau đó được mở rộng dần ra cho các đối tượng trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt khác.
- Trong lịch sử cũng như giai đoạn hiện nay, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên thế giới và ở nước ta đang tồn tại ba phương thức giáo dục, đó là phương thức giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhập và GDHN [7, tr.17] [10]..
- Giáo dục chuyên biệt là hình thức giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục riêng, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung.
- TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 121.
- Hiện nay, nước ta có khoảng 105 cơ sở giáo dục chuyên biệt do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
- Mục tiêu của giáo dục chuyên biệt gồm: 1) Mục tiêu nhân đạo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng được trợ giúp của các tấm lòng hảo tâm, từ thiện, là đối tượng cần nhận được tình yêu thương của cộng đồng và xã hội.
- 3) Mục tiêu giám sát, quản lý, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt buộc phải tách biệt hoàn toàn khỏi nền giáo dục phổ thông, sự hiện diện của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt sẽ có tác hại đối với việc học tập của những học sinh khác, gây ra những ảnh hưởng xấu về đạo đức, đôi khi đây lại là mục tiêu chính trong hoạt động của các cơ sở giáo dục chuyên biệt.
- Giáo dục hội nhập là giáo dục chuyên biệt trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặt trong trường phổ thông.
- GDHN là giáo dục mọi trẻ em trong lớp học bình thường của trường phổ thông, ở đó mọi trẻ em được đón nhận vào học, không có sự phân biệt.
- Những đặc trưng cơ bản của GDHN bao gồm: 1) Giáo dục cho mọi đối tượng trẻ em, không phân biệt giới tính, dân tộc,.
- 2) Trẻ đi học ở cơ sở giáo dục tại nơi trẻ đang sinh sống.
- 4) Điều chỉnh phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả giáo dục..
- Cả ba phương thức giáo dục trên đều hiện đang tồn tại, mỗi phương thức đều thể hiện tính ưu việt và hạn chế riêng.
- GDHN được coi là một trong ba phương thức giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và là phương thức tối ưu nhất..
- c) GDHN là một bộ phận trong giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của trẻ.
- Việc đánh giá kết quả học tập của trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt có thể áp dụng riêng đối với từng lĩnh vực phát triển hoặc vẫn theo tiêu chí đánh giá chung như mọi trẻ bình thường khác [12, tr.3]..
- Đặc biệt, ở những nước mà giáo dục đã phát triển trở thành một dịch vụ, trong mỗi nhà trường thường có một đội ngũ nhân viên hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của học sinh trên nhiều lĩnh vực như:.
- Chris Forlin, Chambers, Jim Loreman, Joanne Deppeler, Umesh Sharma và cơ quan phát triển giáo dục đặc biệt.
- TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 123.
- Năm 2010, cơ quan phát triển giáo dục đặc biệt châu Âu [14] nói về những nguyên tắc chính mang tính chìa khóa cho việc thúc đẩy chất lượng GDHN.
- Đối với việc phát triển tài liệu này, 7 lĩnh vực chính của nguyên tắc quan trọng được xác định trong báo cáo đã được sử dụng như là điểm khởi đầu cho GDHN: (1) Mở rộng sự tham gia để tăng thêm cơ hội giáo dục cho tất cả người học.
- (2) Giáo dục và đào tạo về giáo dục hoà nhập cho tất cả giáo viên.
- (4) Kế hoạch giáo dục cá nhân.
- Quan điểm coi công tác đào tạo, bồi dưỡng GV theo mục tiêu giáo dục cho mọi người và vì sự phát triển bền vững như một chiến lược đảm bảo đạt được các mục tiêu giáo dục cho mọi người (Education For All - EFA) nhằm thúc đẩy GDHN là hướng đi nhiều năm nay của Unesco Bangkok, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học công nghệ Nhật Bản (MEXT) và cũng là của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
- [5] “Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập”, tác giả Gwang-Jo- Kim, giám đốc UNESCO Bangkok nêu rõ: “GDHN là một quá trình tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu đa dạng của tất cả HS bằng cách giúp các em tham gia nhiều hơn vào học tập, tăng cường cơ hội trải nghiệm làm giảm sự tách biệt trong giáo dục và các hoạt động khác.
- biện pháp dạy và học theo quan điểm chung của giáo dục cho mọi người (Education For All- EFA) mà GV đóng vai trò không thể thay thế” [1, tr.3]..
- Cụ thể là với trẻ tự kỷ cần có sự hỗ trợ liên ngành bao gồm: ngành y tế - ngành giáo dục và bảo trợ xã hội.
- Tác giả Nguyễn Xuân Hải lại đề cập đến sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng trong GDHN trẻ có hoàn cảnh đặc biệt: ”Thực hiện mục tiêu giáo dục và quản lý giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục.
- Tác giả đề xuất sự tham gia và phối hợp của các lực lượng này sẽ thông qua Hội đồng giáo dục, Ban điều hành giáo dục cấp xã/ phường và nhóm hỗ trợ cộng đồng..
- Tóm lại, cho đến thời điểm hiện nay, GDHN đã được đặc biệt quan tâm trong quan điểm giáo dục của thế giới cũng như các chính sách cụ thể ở mỗi quốc gia..
- Thứ nhất là, GDHN là phương thức, là con đường chủ yếu nhằm thực hiện giáo dục cho mọi người được tiến hành trong các nhà trường phổ thông [7].
- Quá trình phát triển trong lịch sử nghiên cứu về GDHN là quá trình mở rộng đối tượng được giáo dục và phương thức giáo dục.
- Việc lựa chọn phương thức GDHN phù hợp cần phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, văn hoá, hệ thống giáo dục, quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục của mỗi nước.
- Thứ hai là, GDHN là một trong các phương thức giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt, có nhiều phương thức để giáo dục nhưng GDHN hiện là phương thức giáo dục đạt hiệu quả tối ưu dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt..
- Thứ ba là, GDHN là một bộ phận trong giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của trẻ, tất cả mọi trẻ em có nhu cầu học hòa nhập đ̉ều có quyền đến trường học gần nơi trẻ sinh sống.
- Nhưng mỗi trẻ lại có một năng lực và nhu cầu khác nhau, một bộ phận trẻ có nhu cầu đặc biệt, giáo dục phổ thông phải đáp ứng nhu cầu đó cho các em.
- TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 125.
- Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong khoa học nhằm triển khai một nền giáo dục nhân đạo trên toàn cầu..
- Định hướng phát triển giáo dục hòa nhập cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Xây dựng môi trường hòa nhập cho tất cả mọi người có nhu cầu giáo dục hòa nhập Môi trường học tập tác động đến toàn bộ nhân cách người học (sức khỏe, nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi hoạt động), đem lại cho người học sự tiến bộ về mặt học vấn, trí tuệ, tác động tới cảm xúc tích cực (khát vọng, yêu thích, hứng thú học tập rèn luyện.
- Hỗ trợ năng lực hòa nhập cho người có nhu cầu giáo dục hòa nhập.
- Cần đảm bảo các điều kiện thực hiện giáo dục hòa nhập.
- Thứ nhất là cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong GDHN.
- Nhiều cơ sở giáo dục thường từ chối tham gia vào việc GDHN cho các cá nhân có nhu cầu trong khu vực cơ sở đóng mà chưa coi đó là trách nhiệm.
- Thứ hai là cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với cộng đồng trong GDHN.
- Bởi vì, môi trường giáo dục tại cơ sở là môi trường hẹp và là môi trường đào tạo ngắn hạn, cộng đồng mới là môi trường rộng, môi trường hòa nhập thực sự và lâu dài cho mọi người.
- Cả lý luận và thực tiễn đều đã cho thấy GDHN là một phương thức giáo dục tối ưu cho những học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc tất cả những cá nhân đột nhiên bị khuyết tật, đột nhiên bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
- Vì vậy, đây là một phương thức giáo dục mang tính nhân văn sâu sắc.
- Để đạt được mục tiêu cuối cùng trong GDHN là các cá nhân khuyết tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn vẫn có một cuộc sống tốt đẹp như mọi người, họ rất cần sự quan tâm từ quan điểm chỉ đạo và các chính sách hỗ trợ của nhà nước, sự nghiêm túc thực hiện của các cơ sở giáo dục và đội ngũ giáo viên.
- Bên cạnh đó, sự thông cảm, sẻ chia của bạn bè và cộng đồng là những nguồn lực quan trọng giúp đối tượng được GDHN giảm bớt được rào cản khó khăn trong quá trình giáo dục và hòa nhập trong thực tiễn..
- TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 127.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 1 - Giới thiệu - Tài liệu hiệu chỉnh, Hà Nội..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 2 - Chính sách - Tài liệu hiệu chỉnh, Hà Nội..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăngcường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 3- Chính sách - Tài liệu hiệu chỉnh, Hà Nội..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 4 - Học liệu - Tài liệu hiệu chỉnh, Hà Nội..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 5 - Phương pháp - Tài liệu hiệu chỉnh, Hà Nội..
- Diễn đàn Giáo dục thế giới, Dakar (2000), Khuôn khổ hành động quốc Dakar, Giáo dục cho mọi người: “Cam kết tập thể của chúng ta”..
- Nguyễn Xuân Hải (2010), Quản lý giáo dục hòa nhập, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội..
- Trần Đình Thuận, Lê Văn Tạc, Nguyễn Xuân Hải (2007), Quản lý giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tiểu học, Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), “Tiếp cận liên ngành y tế- giáo dục- bảo trợ xã hội trong nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở nước ta giai đoạn Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng 12/2013.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt