« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số đề xuất phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học


Tóm tắt Xem thử

- STEM là mô hình theo đuổi triết lí giáo dục tích hợp.
- Năng lực (NL) giải quyết vấn đề (GQVĐ) là một trong những NL quan trọng, góp phần giúp con người móc nối được các tri thức học tập vào xử lí các vấn đề trong cuộc sống, nên được hình thành và phát triển ở lứa tuổi tiểu học cho học sinh.
- Với đặc điểm các nội dung giáo dục STEM luôn gắn liền với thực tiễn, tập trung vào việc hình thành cho người học nền tảng kiến thức rộng, liên lĩnh vực và đặc biệt chú trọng tới các NL thực tiễn, phù hợp với việc hình thành và phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học, đồng thời đáp ứng nhu cầu giáo dục thời đại..
- Từ khóa: Giáo dục STEM, Năng lực, Phát triển năng lực giải quyết vấn đề..
- Đặt vấn đề.
- STEM là mô hình theo đuổi triết lí giáo dục tích hợp, tập trung vào việc hình thành cho người học kiến thức nền tảng rộng, liên lĩnh vực và đặc biệt chú trọng tới hình thành và phát triển ở người học năng lực tư duy và hoạt động thực tiễn..
- 1 Khoa Giáo dục Tiểu học – Đại học Sư phạm Hà Nội 2, ĐT .
- Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực cốt lõi để phát triển con người, là một trong ba năng lực chung cần hình thành cho học sinh tiểu học được đưa ra trong yêu cầu cần đạt về các năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Tư duy thực tiễn giúp tri thức khoa học quay trở lại phục vụ cuộc sống của con người, phù hợp với xu thế giáo dục hình thành và phát triển năng lực của đổi mới giáo dục Việt Nam ngày nay..
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học là một trong những cách thức phát triển năng lực cốt lõi của học sinh qua việc học tập bằng cách trải nghiệm với các thách thức mang tính thực tiễn.
- Quá trình học tập của học sinh chủ yếu theo phương thức làm việc, thực hành, trải nghiệm và hợp tác.
- Thông qua việc tìm tòi, hoạt động thực tiễn, người học tự giác khám phá tri thức khoa học và điều quan trọng hơn là học sinh hình thành, phát triển được các kĩ năng tìm tòi, thí nghiệm, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế kĩ thuật, tư duy và tính toán.
- Học tập theo STEM, học sinh được thực hành, trải nghiệm các nội dung giáo dục, thông qua đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, giúp học sinh giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống..
- Năng lực giải quyết vấn đề 2.1.
- Năng lực:.
- Năng lực giải quyết vấn đề:.
- Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề.
- Trong NL tìm hiểu vấn đề, học sinh cần có các biểu hiện: xác định được thông tin có trong vấn đề, nhận biết được tình huống có vấn đề.
- Các biểu hiện này cho thấy để học sinh thâm nhập vào tình huống có vấn đề, học sinh phải xác định được các thông tin chứa trong vấn đề đó, phân tích các thông tin đó để tìm ra mâu thuẫn hay vấn đề tồn tại trong tình huống có vấn đề.
- Trong NL giải quyết vấn đề, học sinh cần thiết lập không gian của vấn đề, tức là học sinh xác định vấn đề tồn tại trong bối cảnh nào, những yếu tố nào có ảnh hưởng, liên quan,… để tìm ra cách giải quyết tối ưu cho vấn đề.
- Tiếp theo, học sinh cần lập kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện giải pháp của vấn đề và thực hiện các giải pháp theo kế hoạch.
- Đồng thời, có những căn cứ cho giải pháp tốt của việc giải quyết vấn đề..
- Giáo dục STEM 3.1.
- Giáo dục STEM:.
- Từ các cách định nghĩa, quan niệm về GD STEM nói trên, có thể hiểu về giáo dục STEM như sau: Giáo dục STEM là mô hình học tập tích hợp nhằm hình thành và trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ về các lĩnh vực trong STEM, đồng thời nhấn mạnh việc hình thành và phát triển ở học sinh những kĩ năng, năng lực trong STEM..
- Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể tư duy, thực hành để giúp học sinh giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày..
- Giáo dục STEM giúp học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của kiến thức các môn khoa học, toán và công nghệ và hướng đến sự vận dụng kỹ thuật trong việc giải quyết các vấn đề.
- Giáo dục STEM nên được tổ chức đa dạng và được dạy theo chủ đề..
- Giáo dục STEAM là mô hình giáo dục dựa trên mô hình giáo dục STEM, tuy nhiên, khi thực hiện giáo dục với mô hình này, nhà giáo dục không chỉ lồng ghép các lĩnh vực khoa học, công.
- Mặc dù vậy, dù là cách tiếp cận STEM hay STEAM thì mục đích của việc thực hiện mô hình giáo dục này đều nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng, năng lực để giải quyết các vấn đề tích hợp trong học tập và cuộc sống..
- Đặc điểm giáo dục STEM.
- Từ cách định nghĩa trên, có ba đặc điểm quan trọng khi nói về giáo dục STEM:.
- Cách tiếp cận liên ngành: Ở giáo dục STEM có sự liên hệ, móc nối các kiến thức, kĩ năng của bốn lĩnh vực khác nhau: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học.
- Lồng ghép, đan xen các nội dung giáo dục gắn với thực tiễn: Đó là thể hiện tính thực tiễn, tính ứng dụng các kiến thức của nội dung GD trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn.
- Trong GD STEM, đa số các vấn đề đưa ra để học sinh giải quyết đều hướng tới việc học sinh vận dụng tất cả các tri thức của cả bốn lĩnh vực trong STEM để giải quyết và hướng tới việc tạo ra được sản phẩm là sự kết hợp của bốn lĩnh vực đó.
- Bởi vậy, GD STEM chính là cầu nối, giúp học sinh kết nối được sự hiểu biết, kĩ năng của bản thân để giải quyết các vấn đề mang tính xã hội.
- Để giải quyết được các vấn đề học tập đó, học sinh cần huy động các ý kiến, sự tham gia của các lực lượng có trong trường học, địa phương hay các tổ chức xã hội.
- Thành tố của giáo dục STEM.
- Học sinh được cung cấp các NL về công nghệ sẽ có khả năng sử dụng công nghệ thành thạo, đem lại tính hiệu quả cao hơn, nhanh hơn, chính xác hơn trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày..
- Hiểu một cách đơn giản, học sinh được trang bị NL kỹ thuật là có khả năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó.
- Các NL về kĩ thuật giúp học sinh có thể tiếp cận cách thức để tạo ra những sản phẩm hữu ích, thuận tiện có giá trị sử dụng cao trong thực tiễn..
- Học sinh có NL toán học sẽ có khả năng vận dụng các khái niệm, các công thức toán học để giải quyết các vấn đề một cách chính xác và hiệu quả..
- Ngoài những NL về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, GD STEM còn cung cấp cho học sinh những NL cần thiết giúp học sinh phát triển tốt như: NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phản biện, NL cộng tác, kỹ năng giao tiếp… Năng lực giải quyết vấn đề là NL rất cần cho HS ở thời đại này, thời đại mà số lượng các công việc có tính chất sáng tạo và không lặp đi lặp lại tăng mạnh, đòi hỏi con người phải chủ động hình thành và phát triển NL giải quyết vấn đề để nhìn nhận, phát hiện và tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề đó..
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học 4.1.
- Nguyên tắc phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học.
- Để đảm bảo nguyên tắc này, khi giáo dục STEM cho học sinh tiểu học và nhấn mạnh việc phát triển NL GQVĐ, cần tập trung việc tạo cơ hội trải nghiệm thực tiễn trong giáo dục STEM để học sinh được tìm hiểu về các vấn đề trong thách thức STEM và tìm ra giải pháp, thực hiện giải pháp cho vấn đề.
- Tức là, khi học sinh tham gia thực hiện các nhiệm vụ để giải quyết các thách thức STEM, giáo viên cần tổ chức cho học sinh được tham gia qua các bước chính: thứ nhất, học sinh cần thâm nhập, tìm hiểu về vấn đề trong bài học STEM, xác định thách thức STEM đặt ra.
- thứ hai, học sinh phân.
- Để đảm bảo điều này, giáo viên cần đưa ra những nhiệm vụ nhỏ cho từng giai đoạn của việc giải quyết vấn đề trong GD STEM, đồng thời khi học sinh tham gia giải quyết vấn đề trong GD STEM giáo viên cần đưa ra những biện pháp đánh giá việc hình thành và phát triển các NL trong NL GQVĐ, đảm bảo cho cấu trúc của NL GQVĐ mang tính chặt chẽ..
- Nguyên tắc đảm bảo bản chất của giáo dục STEM: Khi phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh tiểu học qua giáo dục STEM cần đảm bảo việc GD đúng với bản chất của GD STEM.
- Tức là, khi phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh tiểu học qua GD STEM cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học thông qua việc tổ chức cho học sinh tiểu học vận dụng các kĩ năng trong STEM: kĩ năng Toán học, kĩ năng Khoa học, kĩ năng Kĩ thuật và kĩ năng Công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề, thách thức do GD STEM đặt ra.
- Để thực hiện được điều đó, trong mỗi bài học về GD STEM, nhà giáo dục cần lựa chọn nội dung GD STEM cần xuất phát từ thực tiễn, các vấn đề và thách thức trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học cần phù hợp với các tình huống trong cuộc sống của học sinh để tạo điều kiện và cơ hội học sinh vận dụng các kĩ năng một cách phức hợp giải quyết các thách thức STEM đặt ra..
- Đa hợp tác trong môi trường học tập thể hiện ở việc nhà giáo dục cần tạo ra nhiều môi trường học tập để học sinh có sự trải nghiệm đa dạng.
- Đồng thời, các môi trường học tập trong GD STEM cần tạo ra được sự hợp tác đa dạng của các học sinh với nhau.
- Với ý nghĩa này, khi thiết kế bài học về giáo dục STEM, nhà giáo dục không chỉ lựa chọn các môi trường học tập có sẵn trong thực tế như: vườn trường, thiên nhiên, thực địa… mà còn có thể xây dựng, thiết kế một số môi trường học tập tương tự như trong thực tiễn: mô hình, tình huống.
- Để tăng cường sự đa dạng trong trải nghiệm của học sinh khi thực hiện học tập STEM..
- Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học.
- Xây dựng các thách thức trong các bài học, chủ đề giáo dục STEM Một trong những đặc điểm nổi bật của giáo dục STEM là mỗi bài học hay chủ đề giáo dục STEM đều chứa đựng những thách thức mang tính có vấn đề và yêu cầu đặt ra là người học cần xác định được những thách thức đó, đồng thời giải quyết các vấn đề, thách thức đặt ra.
- Việc giải quyết những thách thức đặt ra của bài học STEM giúp học sinh phải đặt mình vào các thử thách, tư duy thực tiễn, phát huy tính tích.
- cực, chủ động sáng tạo để giải quyết vấn đề đã đặt ra trong bài học.
- Như vậy, yêu cầu đặt ra với nhà giáo dục để phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh tiểu học trong giáo dục STEM là cần xây dựng được các thách thức trong mỗi bài học phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh từng giai đoạn.
- Các bài học STEM thường bắt đầu bởi các tình huống, thách thức có tính vấn đề, nên mỗi tình huống đưa ra trong các bài học cần tạo ra được nhu cầu giải quyết vấn đề cho học sinh, nhằm tạo động lực học tập tham gia bài học của học sinh.
- Ngoài ra, để phát triển được NL GQVĐ cho học sinh tiểu học qua các bài học STEM, giáo viên khi xây dựng các thách thức, tình huống học tập cần gắn tình huống STEM xuất phát từ thực tiễn, tức là mỗi thách thức trong giáo dục STEM phải mang tính thực tiễn.
- Các bước xây dựng thách thức trong giáo dục STEM để phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học là:.
- Xác định nội dung giáo dục STEM;.
- Gắn nội dung, vấn đề giáo dục STEM với thực tiễn;.
- Xây dựng kĩ thuật hướng dẫn và hỗ trợ học sinh sử dụng tư duy tích hợp để giải quyết các thách thức STEM.
- Vì vậy, để phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học, giáo viên cần hình thành tư duy tích hợp ở học sinh khi tham gia học tập trong các bài học STEM.
- Để hình thành tư duy tích hợp ở học sinh để giải quyết các thách thức STEM, trước hết khi dạy học nội dung học tập các môn học, giáo viên tạo cơ hội để học sinh móc nối những hiểu biết của bản thân, liên hệ với các lĩnh vực gần để dần hình thành các tư duy mang tính tích hợp.
- Sau đó, giáo viên cần yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng tích hợp để xử lí các thách thức STEM trong các chủ đề học tập.
- Như vậy, để phù hợp với kĩ thuật này, giáo viên nên thiết kế các nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn để học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng để giải quyết nhiệm vụ.
- Trong học tập STEM, học sinh phần lớn sẽ thực hiện các nhiệm vụ học tập như khảo sát, điều tra thực tiễn và đưa ra các giải pháp bằng việc sáng tạo ra các sản phẩm để xử lí cho vấn đề bài học đặt ra.
- Với kĩ thuật này, giáo viên có thể lựa chọn các lĩnh vực học tập trong chương trình lớp học của học sinh có liên quan với nhau để thiết kế thành các chủ đề mang tính tích hợp, đặc biệt là tích hợp của bốn lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học.
- Giáo viên có thể lựa chọn việc sau khi học xong nội dung học tập, học sinh được sáng tạo.
- một sản phẩm tùy thích, học sinh giới thiệu về sản phẩm: tên, đặc điểm, tính ứng dụng và giáo viên hướng học sinh đến việc trả lời câu hỏi “Cần sử dụng những lĩnh vực kiến thức nào để sáng tạo được ra sản phẩm đó?”.
- Để phát triển NL GQVĐ trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học, việc xây dựng môi trường học tập và trải nghiệm để học sinh có cơ hội trải nghiệm và xử lí các vấn đề trong thực tiễn là nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức học tập STEM của các nhà giáo dục.
- Vì vậy, với mỗi bài học STEM, để học sinh tiểu học thực hiện và giải quyết được các thách thức, nhiệm vụ STEM, giáo viên cần xây dựng được môi trường học tập STEM đa dạng và gắn liền với thực tiễn cuộc sống của học sinh..
- Trong học tập STEM, việc tạo dựng môi trường học tập đa dạng để học sinh tương tác với nhiều môi trường học tập, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng bốn lĩnh vực: Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ và Toán học vào thực tiễn để phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học.
- Xây dựng môi trường học tập thực tiễn để học sinh giải quyết thử thách STEM;.
- Với việc hình thành và phát triển NL GQVĐ trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học đồng thời GV cần xây dựng các nội dung các bài học STEM không chỉ dừng lại ở môi trường HS hoạt động trong lớp học mà có thể mở rộng các môi trường học tập mang tính trải nghiệm thực tiễn như: học tập ngoài thực địa, thiên nhiên, các làng nghề.
- để tăng cường sự trải nghiệm thực tế trong học tập STEM ở học sinh..
- Việc tạo dựng các môi trường học tập đa dạng cần linh hoạt trong các bài học GD STEM để phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học..
- Thiết kế kĩ thuật đánh giá các sản phẩm, kết quả của giáo dục STEM trong thực tiễn.
- Sau mỗi một bài học STEM, để tham gia và thực hiện thử thách STEM đưa ra, học sinh thường sáng tạo và chế tạo các sản phẩm học tập phù hợp với yêu cầu của thử thách STEM và có giá trị trong cuộc sống thực tiễn của học sinh tiểu học.
- Bởi thế, đánh giá là một trong những khâu quan trọng để khẳng định việc phát triển NL GQVĐ trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học.
- Việc đánh giá sự phát triển NL GQVĐ ở học sinh tiểu học sau mỗi bài học STEM cần chú trọng vào tính thực tiễn,.
- Vì vậy, để đánh giá các sản phẩm, kết quả của giáo dục STEM nên được tiến hành theo các bước sau:.
- Xác định thử thách STEM cho học sinh tiểu học;.
- Kết luận về việc phát triển NL GQVĐ ở học sinh tiểu học..
- Giáo dục STEM là một trong những nội dung giáo dục quan trọng và có nhiều ý nghĩa với HSTH.
- Phát triển NL GQVĐ trong giáo dục STEM là cần thiết trong việc hình thành các NL cho học sinh tiểu học thông qua các nội dung giáo dục thực tiễn..
- Thông qua giáo dục STEM ở học sinh tiểu học, giúp học sinh móc nối các tri thức thuộc bốn lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học để xử lí các vấn đề tồn tại trong thực tiễn đời sống, thông qua đó, hình thành và phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học..
- Từ một số vấn đề lí luận về NL GQVĐ và giáo dục STEM, bài báo đã đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển NL GQVĐ trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học.
- Mỗi biện pháp đều có vị trí vai trò nhất định và có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để phát triển NL GQVĐ cho học sinh, để học sinh vận dụng NL GQVĐ trong thực tiễn đời sống..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - Những vấn chung, NXB Giáo dục..
- Nguyễn Ngọc Bảo, (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học..
- Nguyễn Bá Kim, (1999), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, NXB Giáo dục..
- Nguyễn Lan Phương (2015), Đánh giá năng lực người học, Báo cáo khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tháng 01-2015..
- Lương Việt Thái (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Hồng Thuận, Phạm Thanh Tâm, (2011), Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học, Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số: B2008-37-52 TĐ, Hà Nội..
- Đỗ Văn Tuấn, “Những điều cần biết về giáo dục STEM”, (trích báo Tin học và Nhà trường số 182).

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt