« Home « Kết quả tìm kiếm

Thiết kế nhiệm vụ đánh giá xác thực trong dạy học môn Toán ở tiểu học


Tóm tắt Xem thử

- THIẾT KẾ NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ XÁC THỰC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC.
- Đánh giá và mục tiêu dạy học luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau.
- Theo thực tế, hoạt động đánh giá hiện tại không giúp cho việc hình thành cũng như phản ánh được năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng môn học trong thực tiễn của người học.
- Các bài kiểm tra cũng như các nội dung đánh giá thường xuyên mà giáo viên (GV) thực hiện chủ yếu tập trung đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học, ít đánh giá được khả năng vận dụng và tư duy bậc cao.
- Để thay đổi về nhận thức, thực tiễn hoạt động đánh giá trong giáo dục nói chung, trong dạy học môn Toán nói riêng đòi hỏi các nhà giáo dục cần tìm ra các phương pháp, kĩ thuật đánh giá, đáp ứng yêu cầu phát triển học tập và đánh giá năng lực của người học.
- Một trong những phương pháp đánh giá đáp ứng được sự thay đổi đó là đánh giá xác thực (Authenic assessment).
- Bài viết đề cập việc thiết kế nhiệm vụ đánh giá xác thực môn Toán ở tiểu học..
- Đánh giá xác thực và các hình thức của đánh giá xác thực.
- Đánh giá xác thực.
- Khái niệm: Đánh giá xác thực đã được nghiên cứu và sử dụng trong một số môn học ở phổ thông trên thế giới.
- Theo Mueller: đánh giá xác thực đo lường trực tiếp những kiến thức và kĩ năng của HS thông qua các nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà HS thực hiện [1].
- đánh giá xác thực được HS đón nhận và cần trở thành một phần trong chu trình giảng dạy, GV đưa ra những phản hồi để giúp HS đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, xác định được năng lực hiện tại, tập trung phát triển các kĩ năng, năng lực còn yếu [2].
- Các nhiệm vụ đưa ra cho HS thực hiện trong đánh giá xác thực cần gắn với thực tiễn, không chỉ cần chú trọng đến sản phẩm học tập mà còn đến quá trình làm ra sản phẩm đó.
- Do đó, GV cần tạo ra các nhiệm vụ có ý nghĩa và tập trung đánh giá năng lực thực hiện, năng lực tư duy..
- Thông qua các định nghĩa, cũng như nghiên cứu về đánh giá xác thực của các nhà khoa học, nhà giáo dục, có thể hiểu: Đánh giá xác thực là đánh giá trực tiếp khả năng thể hiện các năng lực của người học trong quá trình giải quyết vấn đề, nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn..
- Vai trò của đánh giá xác thực: Trong các phương pháp đánh giá hiện đại, đánh giá xác thực đã được các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục quan tâm và đề xuất, được áp dụng trong hoạt động đánh giá ở trường học.
- Chẳng hạn, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: đánh giá xác thực kích thích HS học tập tích cực khi các em thấy được mối liên hệ giữa nhiệm vụ được giao với thực tiễn.
- HS cần phân tích, tổng hợp, đánh giá các nguồn thông tin khác nhau khi giải quyết vấn đề..
- Các hình thức đánh giá xác thực.
- Theo Jon Mueller, đánh giá xác thực có một số hình thức cơ bản, như: đánh giá thông qua yêu cầu HS thực hiện sản phẩm cụ thể, dự án học tập, các bài thuyết trình, nghiên cứu thí nghiệm.
- Khi thực hiện đánh giá, GV không chỉ xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả cuối cùng mà còn cần chú trọng đánh giá quá trình HS thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Với hình thức đánh giá sản phẩm, HS cần tạo ra sản phẩm cụ thể.
- 182 ngắn, bài thơ, bản kế hoạch, bản tự đánh giá.
- HS cần tự trình bày sản phẩm của mình, còn GV đánh giá sự tiến bộ hoặc xem xét quá trình làm ra sản phẩm đó.
- Với hình thức đánh giá thông qua nhiệm vụ thực hiện dự án học tập, HS được yêu cầu thực hiện dự án trong một khoảng thời gian nhất định.
- GV theo dõi quá trình HS thực hiện để đánh giá khả năng tìm kiếm và thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích chúng theo mục tiêu của dự án, đánh giá các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
- Với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trình bày, thuyết trình, HS làm việc, tìm hiểu yêu cầu, hình thành câu hỏi nghiên cứu, tiến hành các hoạt động để tìm câu trả lời, sau đó trình bày trước cả lớp và GV.
- Với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thí nghiệm, HS tiến hành thí nghiệm, khảo sát và viết báo cáo về kết quả khảo sát, trao đổi với các chuyên gia và viết bài luận từ kết quả nghiên cứu, tổ chức các hoạt động (seminar, sinh hoạt câu lạc bộ, thảo luận nhóm, hội thảo,...)..
- Tuy nhiên, việc phân chia các hình thức nêu trên chỉ mang tính tương đối, đôi khi có những nhiệm vụ học tập yêu cầu HS cần thực hiện phối hợp nhiều hình thức khác nhau..
- Thiết kế nhiệm vụ đánh giá xác thực ở tiểu học 2.2.1.
- Nguyên tắc thiết kế nhiệm vụ đánh giá xác thực trong dạy học môn Toán.
- Theo Grant Wiggins, một nhiệm vụ được coi là xác thực nếu nó đảm bảo các yêu cầu thực tế, đòi hỏi sự đánh giá và đổi mới, yêu cầu HS thực hiện chủ đề nào đó, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống phức tạp, cho phép người học có cơ hội luyện tập, thực hành, tham khảo các nguồn tài nguyên và điều chỉnh sự thể hiện và sản phẩm [3].
- Như vậy, khi thiết kế một nhiệm vụ đánh giá xác thực, cần tuân theo một số nguyên tắc chung của việc thiết kế một nội dung hay nhiệm vụ đánh giá kèm theo các đặc trưng cơ bản của nhiệm vụ đánh giá xác thực.
- Dưới đây là một số nguyên tắc khi thiết kế một nhiệm vụ đánh giá xác thực:.
- Đảm bảo đánh giá đúng mục đích, mục tiêu, Chuẩn đầu ra của môn học, nội dung học tập: Mỗi nhiệm vụ, nội dung đánh giá đều nhằm đến một mục đích nhất định, có thể là đánh giá chẩn đoán để đưa ra sự điều chỉnh cho quá trình dạy học trước khi bắt đầu nội dung mới.
- đánh giá sau một nội dung dạy học cụ thể nào đó nhằm xác định hiệu quả của hoạt động dạy và học.
- có thể đánh giá được tích hợp trong quá trình dạy học nhằm thu thập thông tin về hiệu quả hoạt động học đang diễn ra và có sự điều chỉnh.
- Bên cạnh đó, mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung môn học giúp GV hình dung rõ lĩnh vực nào cần chú trọng đánh giá, các hoạt động, sự thể hiện nào của HS sẽ được quan sát, thu thập thông tin để làm cơ sở đánh giá.
- Khi thiết kế các nội dung đánh giá xác thực, GV cần.
- xác định chính xác mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra của môn học, nội dung đánh giá để những thông tin thu thập được có thể sử dụng cho mục tiêu đã đặt ra ban đầu..
- Nhiệm vụ đưa ra phù hợp với nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lí của HS tiểu học: Đánh giá xác thực yêu cầu cần đưa ra các nhiệm vụ gắn với thực tiễn cho HS thực hiện;.
- Do đó, khi thiết kế các nội dung đánh giá xác thực, GV cần xác định xem nhiệm vụ đưa ra có vừa sức và kích thích người học thực hiện các nhiệm vụ hay không.
- Nếu nhiệm vụ đó không đáp ứng được nguyên tắc này, có thể nội dung đánh giá xác thực mà GV đưa ra không thực hiện được..
- Những yếu tố này tác động đến tâm, sinh lí của người học và dẫn đến kết quả đánh giá không chính xác..
- Nhiệm vụ đưa ra cần đảm bảo các đặc trưng của đánh giá xác thực: Một nhiệm vụ được coi là xác thực khi đảm bảo các đặc trưng sau.
- Các nhiệm vụ cần đưa ra những thách thức mà SV có thể gặp trong thực tiễn.
- Nếu những đặc trưng cơ bản của đánh giá xác thực mà nhiệm vụ đưa ra không thực hiện được thì có thể không đạt được những ưu điểm mà đánh giá xác thực mang lại.
- Chẳng hạn, nếu nhiệm vụ GV đưa ra cho HS thực hiện không xuất phát từ tình huống thực tiễn thì việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn của người học có thể chưa thực hiện được..
- Xây dựng được tiêu chí đánh giá phù hợp với các lĩnh vực đánh giá: Do đánh giá xác thực không chỉ là đánh giá để lấy điểm, mà quan trọng hơn là thông qua đánh giá xác thực, GV có thể thu thập thông tin hay mức độ về năng lực, kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và đã thực hiện được.
- Do đó, khi thực hiện đánh giá xác thực, GV cần xây dựng bảng rubric, các tiêu chí đánh giá để kết quả đánh giá đạt đến độ chính xác nhất định.
- Qua bảng tiêu chí, GV có thể xác định rõ mức độ HS đạt được đối với từng lĩnh vực đánh giá.
- Việc xây dựng bảng tiêu chí phù hợp với lĩnh vực đánh giá giúp GV không bỏ sót lĩnh vực đánh giá.
- Quy trình thiết kế nhiệm vụ đánh giá xác thực trong dạy học môn Toán ở tiểu học.
- Khi thiết kế nội dung đánh giá xác thực trong dạy học môn Toán ở tiểu học, chúng ta nên thực hiện tuần tự theo từng bước và đảm bảo nội dung đánh giá phản ánh được năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng mà HS được học.
- J.Mueller đã đưa ra các bước để thiết kế nội dung đánh giá xác thực (xem sơ đồ 1 trang bên):.
- NHIỆM VỤ XÁC THỰC.
- 3) Thể hiện tốt các nhiệm vụ này sẽ như thế nào?.
- Các bước thiết kế một nhiệm vụ.
- đánh giá xác thực.
- Sơ đồ của Mueller đưa ra đã chỉ rõ 4 bước cơ bản để thiết kế một nhiệm vụ đánh giá xác thực.
- Trước tiên, GV cần xác định được các tiêu chuẩn sẽ được sử dụng để đánh giá HS.
- Để đánh giá một tiêu chuẩn cụ thể hay cho bộ tiêu chuẩn, GV cần thiết kế một nhiệm vụ để HS có thể thể hiện những chỉ báo đáp ứng các tiêu chuẩn.
- Sau đó, GV xây dựng tiêu chí đánh giá bằng cách mô tả các tiêu chí của việc HS đáp ứng tiêu chuẩn đã xác định ở bước đầu tiên.
- GV có thể sử dụng bảng rubric để đánh giá HS.
- ra các bước cơ bản để thiết kế một nhiệm vụ đánh giá xác thực.
- Để nhiệm vụ đánh giá mang tính cụ thể hơn, chúng ta có thể xác định mục đích đánh giá, đối tượng cũng như thời điểm đánh giá để có thể dễ dàng vận dụng vào thực tiễn giảng dạy..
- Bước 1: Xác định mục đích, đối tượng đánh giá..
- Bước 2: Xác định thời điểm đánh giá..
- Bước 3: Xác định các tiêu chuẩn cần đánh giá..
- Bước 4: Thiết kế nhiệm vụ đánh giá xác thực..
- Bước 5: Xây dựng các tiêu chí đánh giá..
- Bước 6: Thiết kế bảng rubric..
- Sau khi cho HS thực hiện, GV sẽ thực hiện thêm bước điều chỉnh các nhiệm vụ đánh giá xác thực mà các em đã thiết kế..
- Thiết kế mẫu nhiệm vụ đánh giá xác thực trong dạy học môn Toán ở tiểu học.
- Dưới đây là một nhiệm vụ xác thực được thiết kế theo các bước nêu trên:.
- Bước 1: Mục đích đánh giá.
- Đánh giá các khả năng của HS như: vẽ được kim đồng hồ đúng các giờ trong ngày, có biểu tượng về thời gian.
- Đánh giá năng lực của HS như giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp và năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học..
- Thời điểm đánh giá: tuần 31-32.
- Bước 3: Xác định các tiêu chuẩn cần đánh giá:.
- Bước 4: Thiết kế nhiệm vụ đánh giá xác thực:.
- Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình cho buổi tiệc cuối năm của lớp.
- Bước 5: Xây dựng các tiêu chí đánh giá.
- Bước 6: Thiết kế bảng rubric:.
- Do nhiệm vụ trong đánh giá xác thực cần gắn với thực tiễn nên HS rất hứng thú khi thực hiện, điều đó tạo được động cơ học tập cho các em.
- Hơn nữa, với cách đánh giá này, GV sẽ có những thông tin cụ thể về quá trình học tập của HS, yếu tố nào các em đã học được, đã làm được và yếu tố nào cần bổ sung, điều chỉnh.
- Tuy nhiên, đánh giá xác thực yêu cầu thêm thời gian và sự hướng dẫn của GV, đôi khi rất khó để đánh giá, cho điểm.
- HS tập trung vào nhiệm vụ, biết lắng nghe, đặt câu hỏi và tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ..
- HS tập trung vào nhiệm vụ, biết lắng nghe, đặt câu hỏi và tham gia thảo luận nhưng chưa đưa ra được ý kiến cá nhân giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ..
- Giải quyết hiệu quả vấn đề được đặt ra trong nhiệm vụ được giao.
- HS liệt kê được nhiều cách giải quyết nhiệm vụ được giao, lựa chọn được phương án hành động hiệu quả..
- HS liệt kê được một vài cách giải quyết nhiệm vụ được giao, nhưng chưa lựa chọn được phương án hành động hiệu quả..
- HS không đề xuất được cách giải quyết nào để giải quyết nhiệm vụ được giao nên không đưa ra được phương án hành động hiệu quả.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt