« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo tại Công ty cổ phần ZAD Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo của Công ty Cổ phần ZAD Việt Nam”.
- Tác giả luận văn: Nguyễn Nam Trà Khóa: 2016A Người hướng dẫn: Thầy GVC, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nghiến.
- Trong số rất nhiều các nguồn lực như nguồn tài chính, trang thiết bị và máy móc, thông tin…nguồn nhân lực được xem là nguồn lực quan trọng nhất, quý báu nhất của mọi doanh nghiệp.
- Tại sao như vậy? Bởi vì nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên sống duy nhất có thể sử dụng và kiểm soát các nguồn lực khác.
- Để doanh nghiệp có đội ngũ nguồn nhân lực làm việc hiệu quả với năng suất, chất lượng cao thì phụ thuộc trước tiên ở yếu tố đầu vào đó là khâu tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.
- Tuyển dụng được nhân sự tốt là bước khởi đầu và là nền tảng cho sự thành công của mỗi tổ chức, doanh nghiệp trong tương lai.
- Công ty cổ phần ZAD Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2010 chuyên thi công các hạng mục tổ hợp công trình thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp.
- Hàng năm Công ty đã tuyển một số lượng lớn nhân công thời vụ cũng như đội ngũ kỹ thuật giám sát.
- Tuy số lượng tuyển lớn nhưng phần lớn không đáp ứng được nhu cầu do Công ty cũng như các yêu cầu đối tác đặt ra về kỹ thuật cũng như tiến độ công trình.
- Hàng năm đơn vị đã tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn đối với đội ngũ công nhân cũng như các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ đối với đội ngũ kỹ sư giám sát trực tiếp thi công nhưng chưa thể cải thiện được tình hình về kỹ năng thi công cũng như kỹ thuật ngày càng tiên tiến do các đối tác lớn yêu cầu.
- Đội ngũ lao động của Công 2 ty vẫn có những sự xáo trộn và trình độ kiến thức, ý thức của người lao động vẫn còn chậm thay đổi để có thể đáp ứng được nhu cầu đặt ra của công việc.
- Vì vậy, thực trạng của Công ty luôn đặt ra những đòi hỏi với công tác Tuyển dụng, Đào tạo của Công ty để sao có thể tuyển dụng được đội ngũ nhân viên đáp ứng được nhu cầu công việc và đào tạo nguồn lao động thực sự phù hợp với những mục tiêu mà Công ty đã đề ra trước mắt và cả trong lâu dài.
- Nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn tìm ra những giải pháp mới giúp Công ty nâng cao được hiệu quả trong công tác tuyển dụng nhân lực, cũng như trong công tác đào tạo tránh được sự lãng phí cho Công ty đồng thời, quá trình nghiên cứu cũng là cơ hội để hiểu sâu hơn về công tác tuyển dụng nhân lực cũng như đào tạo trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực.
- Qua đó, cũng tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức, kinh nghiệm trong tuyển dụng để có thể thực hiện tốt hơn công việc trong tương lai của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác tuyển dụng và đào tạo.
- Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo của Công ty Cổ phần ZAD Việt Nam, tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân những hạn chế đó.
- Đề tài đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác tuyển dụng và đào tạo của Công ty cổ phần ZAD Việt Nam.
- Tóm tắt cô đọng những nội dung chính và đóng góp mới của tác giả + Nội dung nghiên cứu tổng quan về lý thuyết quản trị nhân lực.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo tại Công ty cổ phần ZAD Việt Nam.
- Làm rõ những vấn đề tồn tại trong công tác này và sự cần thiết phải thay đổi nó.
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện Công tác tuyển dụng, đào tạo tại công ty cổ phần ZAD Việt Nam + Kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau: 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng về hoạt động tuyển dụng, đào tạo tại Công ty Cổ phần ZAD Việt Nam: Trong phần này tác giả trình bày một cách chi tiết về quá trình hình thành và phát triển, thực trạng, phân tích và đánh giá công tác tuyển dụng, đào tạo tại Công ty cổ phần ZAD Việt Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo tại công ty cổ phần ZAD Việt Nam: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của chương 1 và thực trạng, phân tích và đánh giá của chương 2 tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Tuyển dụng, Đào tạo tại Công ty cổ phần ZAD Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn: tác giả sử dụng phương pháp này để phỏng vấn các cán bộ, công nhân viên trong phòng nhân sự của Công ty cũng như các công nhân trực tiếp thi công trên công trường của Công ty chủ yếu vào thời gian nghỉ giải lao.
- Tác giả chuẩn bị trước một số mẫu câu hỏi bằng phiếu thu nhập, từ đó mà việc phỏng vấn đạt được hiệu quả hơn, các thông tin thu thập được rất hữu ích.
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình làm việc tại Công ty, tác giả thường xuyên quan sát cách thức thực hiện công việc từ khâu tuyển chọn công nhân mới cũng như khâu đào tạo nghề của các bộ phận trong công việc.
- Cụ thể như Tổ đội Bê tông, Cốp pha, Sắt thép từ đó, có thể hiểu rõ hơn thực trạng công tác tuyển dụng, cũng như đào tạo nhân lực tại Công ty.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Sau khi thu thập được các tài liệu liên quan đến công tác tuyển dụng của Công ty thì tiến hành phân tích, đánh giá các thông tin từ đó tìm ra cái đúng-sai, cái ưu điểm và nhược điểm trong công tác tuyển dụng, cũng như các trương trình đào tạo tại Công ty.
- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở lý thuyết mà đã được học tại nhà trường cùng với quá trình khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần ZAD tiến hành so sánh để thấy điểm khác biệt và giải thích tại sao lại khác nhau.
- Vận dụng phương pháp này giúp đề tài có cái nhìn khách quan hơn về công tác tuyển dụng, đào tạo tại các doanh nghiệp.
- Kết luận Đề tài đã nên bật được thực trạng trong công tác Tuyển dụng, đào tạo tại công ty Cổ phần ZAD Việt Nam.
- Trên cơ sở thực trạng đó, kết hợp vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức thu thập được về cơ sở lý luận quản trị nhân lực, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo tại Công ty cổ phần ZAD Việt Nam phát huy được hết nội lực, điểm mạnh của nguồn nhân lực hiện có.
- Tiếp tục đào tạo, kế thừa, phát huy hiệu quả những con người có năng lực, có đạo đức, gắn bó với công ty để công ty phát triển bền vững hơn nữa trong thời kỳ đổi mới.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt