« Home « Kết quả tìm kiếm

Sách hay: Phong cách học tiếng Việt hiện đại


Tóm tắt Xem thử

- T háng 4 năm 2011, nhà xuất bản giáo dục Việt nam đã phát hành cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại của pGS.tS nguyễn Hữu Đạt..
- Với 435 trang, cuốn sách không chỉ cung cấp những kiến thức phong phú về từng loại phong cách chức năng mà còn thể hiện tư duy khoa học qua những phân tích sắc sảo, miêu tả phong phú về các hiện tượng giao tiếp ngôn ngữ….
- đồng thời cuốn sách còn là những gợi dẫn thú vị cho những người quan tâm đến ngôn ngữ và văn chương.
- phần 1: Lịch sử nghiên cứu và những khái niệm cơ bản của phong cách học tác giả không đi vào những giới thuyết có tính chất “dẫn luận” về phong cách học mà đi sâu vào hai nội dung lớn:.
- Lịch sử nghiên cứu phong cách học và những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu phong cách học..
- giả đã làm rõ lịch sử nghiên cứu phong cách học trên thế giới ở ba giai đoạn:.
- ở nội dung lớn thứ hai của phần 1, tác giả cung cấp cho độc giả 5 cặp khái niệm cơ bản nhất trong nghiên cứu phong cách học:.
- phong cách và phong cách học.
- phong cách và chuẩn mực.
- chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn mực phong cách.
- phong cách ngôn ngữ và phong cách lời nói;.
- Màu sắc phong cách và màu sắc tu từ..
- pHOnG cÁcH Học tiếnG Việt Hiện Đại.
- Điểm sáng tạo và mới mẻ của tác giả là vừa cung cấp khái niệm một cách hàm súc, đưa những ví dụ tiêu biểu vừa làm thao tác phân biệt giúp người nghiên cứu “tỉnh táo nhận diện” khi dùng những khái niệm dễ gây nhầm lẫn này thông qua phần lý giải và những câu hỏi ôn tập, vận dụng hợp lý..
- phần 2: Đối tượng, nhiệm vụ và các phương pháp nghiên cứu của phong cách học là những nội dung chính minh họa rõ cho sự khẳng định đó..
- Về đối tượng nghiên cứu, tác giả đã giới thiệu và lý giải những quan niệm khác nhau từ đó, đưa ra quan niệm của mình dựa trên ba yêu cầu (sự lựa chọn hiệu lực của sự sử dụng và phân loại, khái quát.
- hóa): “phong cách học nghiên cứu toàn bộ những khả năng thực tế về việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp của con người nhằm tạo ra sự thống nhất giữa cơ chế của người nói và người nghe về một lĩnh vực nhất định cũng như việc hệ thống hóa chúng thành những kiểu, dạng, những khuôn mẫu cụ thể.
- nói khái quát, đối tượng của phong cách học là văn bản và hoạt động của các loại văn bản”.
- trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra 4 nhiệm vụ cụ thể của phong cách học tiếng Việt hiện đại với tư cách là một bộ môn độc lập: nghiên cứu các thế đối lập trong ngôn ngữ và trong lời nói.
- nghiên cứu đặc điểm của các phong cách chức năng và tiến hành phân chia các phong cach chức năng;.
- nghiên cứu sự hình thành và phát triển của mỗi loại phong cách chức năng trong lịch sử.
- Xác định nhiệm vụ nghiên cứu cho từng loại phong cách.
- phương pháp nghiên cứu lịch đại, đồng đại và so sánh loại hình là ba phương pháp chính được sử dụng khi nghiên cứu phong cách học từ những quan điểm khác nhau..
- phần 3, tác giả dành để nói về cơ sở, phương pháp phân chia các phong cách.
- chức năng và hoạt động của các phong cách trong tiếng Việt.
- từ việc phân tích các quan điểm khác nhau, tác giả đã đưa ra ba cơ sở chung và quan trọng nhất trong việc phân chia các phong cách chức năng: chức năng giao tiếp;.
- tiếp theo, tác giả cuốn sách đã chỉ ra một cách cụ thể kết quả phân chia các phong cách chức năng dựa theo nguyên tắc: có sự đối lập tương đối rõ giữa hai phong cách chức năng cùng ba cơ sở và phương pháp trên..
- nội dung trọng tâm của phần 3 đồng thời là nội dung chính của cuốn sách, tác giả giới thuyết kĩ càng về hoạt động của 6 phong cách chức năng trong tiếng Việt hiện đại: phong cách khẩu ngữ tự nhiên.
- phong cách hành chính – công vụ.
- phong cách khoa học, phong cách báo chí.
- phong cách chính luận và cuối cùng là phong cách nghệ thuật trên các bình diện như: định nghĩa, đặc điểm cơ bản, kết cấu, vấn đề sử dụng từ ngữ, khả năng chuyển hóa phong cách, vai trò, điểm nổi bật của một số yếu tố trong phong cách.
- các dạng thức tồn tại của từng phong cách chức năng…Mỗi phong cách chức năng đều được tác giả trình bày một cách khoa học, thuyết phục thông qua các ví dụ dễ hiểu, biểu.
- phần 4, giá trị phong cách của một số đơn vị ngôn ngữ và biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong tiếng Việt.
- Tác giả còn cho thấy tầm quan trọng và những ứng dụng tiêu biểu, cụ thể của phong cách học tiếng Việt trong hệ thống các phân môn ngôn ngữ khác..
- trước khi đi vào các biện pháp tu từ cụ thể trên các bình diện ngữ nghĩa, cú pháp, tác giả đã đi sâu làm rõ giá trị phong cách của một số đơn vị ngôn ngữ, kiểu kết hợp từ hay một số kiểu điệp từ, ngữ… trên cơ sở đó, tác giả đã trình bày một cách đầy đủ, sâu sắc về 4 trong số các biện pháp tu từ độc đáo, thú vị của tiếng Việt.
- có thể nói, mỗi trang của cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại đều được viết ra bằng tâm huyết, sự trải nghiệm và tài năng của một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch và đặc biệt là một chuyên gia có thâm niên trong giảng dạy phong cách học và ngôn ngữ văn học.
- Với lối viết giản dị, sâu sắc, những ví dụ tiêu biểu cùng khả năng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tác giả Hữu Đạt đã mang đến cho độc giả - những người quan tâm đến vấn đề phong cách học nói riêng, quan tâm đến ngôn ngữ, văn chương nói chung một món quà vô giá!