« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học trải nghiệm môn Địa Lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực


Tóm tắt Xem thử

- DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
- Giáo dục chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng phát triển năng lực (PTNL) người học là xu thế của dạy học hiện đại.
- Để PTNL người học, cần phải tổ chức cho học sinh (HS) tham gia vào các hoạt động gắn với thực tiễn..
- Môn Địa lí ở trường phổ thông, đặc biệt là Địa lí 12 có nội dung học gắn với thực tiễn tự nhiên, KT-XH ở các vùng lãnh thổ, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho DHTN.
- Có rất nhiều đề xuất định hướng dạy học Địa lí ở các góc nhìn khác nhau: Nguyễn Ngọc Minh và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2017) với việc vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lí 11.
- Phạm Minh Tâm (2017) phân tích bài học địa lí tích hợp liên môn ở trường trung học cơ sở.
- Đặng Thị Kim Thoa (2018) đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Địa lí du lịch Việt Nam” ở Trường Đại học Đông Á.
- Bài báo trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của việc DHTN trong môn Địa lí lớp 12 theo định hướng PTNL, đồng thời vận dụng vào thiết kế chủ đề “Phát triển làng nghề”..
- Quan niệm về dạy học trải nghiệm.
- Như vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể được trực tiếp tham gia hoạt động và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân..
- ở mỗi không gian, hoạt động cách thức tổ chức và mục đích giáo dục có những điểm khác nhau nhất định với mục tiêu chung là PTNL và phẩm chất người học..
- Đặc trưng của dạy học trải nghiệm.
- DHTN khuyến khích HS hoạt động một cách tích cực và chủ động.
- Một số cách thức dạy học trải nghiệm trong môn Địa lí 2.3.1.
- Tổ chức thảo luận, tranh luận.
- Đây là hoạt động thiết thực để HS bày tỏ suy nghĩ, ý kiến quan điểm hay đề ra những câu hỏi đề xuất về vấn đề.
- Tổ chức các trò chơi.
- Trò chơi trong dạy học là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.
- Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi thường gặp khó khăn về lựa chọn địa điểm, thời gian cho phù hợp để đảm bảo hiệu quả mà không ảnh hưởng đến lớp khác..
- Tổ chức tham quan, thực địa.
- Nội dung tham quan, thực địa có tính giáo dục tổng hợp đối với HS như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước,… Đối với môn Địa lí 12, nội dung tham quan, thực địa bám sát nội dung chương trình, gắn với việc khảo sát địa phương như: tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nhà máy, xí nghiệp.
- Tổ chức các hội thi, cuộc thi.
- Tổ chức các câu lạc bộ.
- Ưu thế của dạy học trải nghiệm trong môn Địa lí đối với việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh DHTN tạo điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực của HS trong chương trình giáo dục phổ thông mới:.
- DHTN góp phần phát triển các phẩm chất của HS: yêu nước (tích cực, chủ động vận động người khác bảo vệ thiên nhiên, phát huy các giá trị di sản văn hóa).
- chủ động tích cực và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững)..
- Về năng lực đặc thù của môn Địa lí.
- NL nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng, quá trình địa lí.
- NL tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ của Địa lí học, tổ chức học tập ở thực địa, khai thác Internet phục vụ môn học.
- NL vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề của thực tiễn..
- Khả năng tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm trong môn Địa lí lớp 12.
- Chương trình Địa lí lớp 12 năm 2018 gồm 6 phần, mỗi phần có một vai trò nhất định trong việc trang bị kiến thức cho HS để tạo nên chương trình tổng thể, tương đối hoàn chỉnh về Địa lí Tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát triển chương trình Địa lí THCS.
- Phần thứ nhất: Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Phần thứ hai: Địa lí dân cư.
- Địa lí kinh tế.
- Phần thứ tư: trang bị kiến thức phát triển KT-XH của các vùng, đồng thời, nhấn mạnh nội dung Địa lí biển đảo Việt Nam.
- Phần thứ năm: Địa lí địa phương với quy mô lãnh thổ ở cấp tỉnh/thành phố, tài liệu “Địa lí địa phương.
- Phần thứ sáu: Thiên tai và biện pháp phòng chống, Phát triển vùng và Phát triển làng nghề.
- Ví dụ minh họa: Chuyên đề “Phát triển làng nghề”.
- Để hướng dẫn HS học tập chuyên đề này, GV có thể sử dụng nhiều hình thức DHTN khác nhau, trong đó hình thức khảo sát, điều tra thực địa là phù hợp và mang lại hiệu quả nhất đối với việc phát triển phẩm chất và năng lực của HS.
- Về phẩm chất: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước thể hiện qua việc trân quý các sản phẩm của làng nghề.
- Năng lực Địa lí: Nhận thức khoa học Địa lí: Đánh giá được thực trạng sản xuất của làng nghề chiếu cói của địa phương.
- Phân tích được những tác động của làng nghề đối với KT-XH của cộng đồng dân cư địa phương, tác động tích cực và tiêu cực của làng nghề với môi trường.
- Chỉ ra được nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề.
- Tìm hiểu Địa lí: Sử dụng được những kĩ năng cần thiết để thu thập tài liệu sơ cấp ngoài thực địa: quan sát, chụp hình, phỏng vấn, khảo sát điều tra bằng phiếu.
- Viết được báo cáo hoàn chỉnh và trình bày được kết quả nghiên cứu thực địa theo các hình thức khác nhau..
- Tiến trình hoạt động.
- Hoạt động 1.
- Đặt vấn đề và định hướng các hoạt động khảo sát thực địa (20 phút).
- Mục tiêu: Hiểu được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành hoạt động khảo sát thực địa.
- hướng dẫn thực hiện, các công cụ phục vụ cho việc thu thập, lưu trữ thông tin ngoài thực địa.
- Dự kiến tiêu chí đánh giá: Bảng kiểm để đánh giá sự quan tâm đến chủ đề khảo sát thực địa của HS, sự chuẩn bị các công cụ học tập tại thực địa, đồ dùng cá nhân cần thiết,….
- Đặt vấn đề: Làng nghề là dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Bình Định là một vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống khác nhau, trong đó, làng nghề dệt chiếu cói truyền thống ở xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Châu, tỉnh Bình Định góp phần phát triển KT-XH, là nét văn hóa nổi bật ở Hoài Nhơn - một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
- Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển làng nghề đang đặt ra những thách thức trong việc thu hút nguồn lao động trẻ, sự cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm và những tác động đến môi trường,… Do vậy, việc khảo sát nhằm thu thập thông tin, đánh giá thực trạng, phát hiện nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của làng nghề dệt chiếu cói truyền thống tại xã Hoài Châu Bắc nhằm nâng cao NL học tập tại thực địa cho HS là cần thiết và có ý nghĩa..
- Định hướng các hoạt động thực địa.
- GV đặt câu hỏi: Để thực hiện việc khảo sát điều tra về làng nghề dệt chiếu cói ở xã Hoài Châu Bắc các em cần phải thực hiện những nội dung nào? Bằng cách nào? Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm như thế nào cho hợp lí.
- GV tổng kết và hướng dẫn cách làm cụ thể: GV chia lớp làm 3 nhóm, các nhóm có cùng nhiệm vụ: Khảo sát điều tra nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị của làng nghề dệt chiếu cói truyền thống ở xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Sử dụng kĩ thuật khảo sát điều tra bằng phiếu để thu thập các thông tin về làng nghề (xây dựng phiếu khảo sát.
- Sử dụng kĩ thuật quan sát và phỏng vấn để thu thập thông tin về các khó khăn của làng nghề, tác động của làng nghề đối với môi trường (tích cực và tiêu cực.
- Sử dụng các công cụ để ghi hình hoặc quay phim trong quá trình đi thực địa..
- Hoạt động 2.
- Thu thập thông tin về tình hình sản xuất, tác động của làng nghề đến KT-XH và môi trường của địa phương (90-120 phút).
- Mục tiêu: Sử dụng được những kĩ năng cần thiết để thu thập tài liệu sơ cấp ngoài thực địa.
- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
- Trân quý các giá trị của làng nghề.
- Hình ảnh, video về các hoạt động của làng nghề.
- Ghi chép nội dung phỏng vấn trong quá trình thực địa.
- GV mời đại diện lãnh đạo địa phương hoặc nghệ nhân của làng nghề báo cáo chung về lịch sử, tình hình sản xuất, vai trò của làng nghề đối với sự phát triển KT-XH của địa phương, những thách thức trong quá trình sản xuất.
- Các nhóm chủ động trong việc phân công nhiệm vụ để thu thập thông tin ngoài thực địa.
- Cuối buổi, GV tập hợp HS, đánh giá về tinh thần thái độ, phương pháp và kết quả làm việc tại thực địa sơ bộ của các nhóm.
- Hoạt động 3.
- Xử lí thông tin và viết báo cáo thực địa (1-2 tuần ngoài giờ lên lớp).
- Tìm kiếm, thu thập và chọn lọc thông tin từ Internet phục vụ khảo sát và viết báo cáo thực địa.
- Đánh giá thực trạng sản xuất của làng nghề chiếu cói của địa phương;.
- Phân tích được những tác động của làng nghề đối với KT-XH của cộng đồng dân cư địa phương, tác động của làng nghề với môi trường.
- Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề;.
- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm..
- Dự kiến sản phẩm: Bài báo cáo thực địa dưới hình thức báo cáo khoa học trên A4.
- tác động của làng nghề đến sự phát triển KT-XH và môi trường ở địa phương.
- giải pháp phát triển làng nghề.
- GV hướng dẫn HS thống kê các dữ liệu thu thập được qua phiếu trưng cầu ý kiến, sổ nhật kí thực địa ghi chép các nội dung quan sát và phỏng vấn, đồng thời xử lí các hình ảnh, video (nếu có.
- Hoạt động 4.
- Báo cáo kết quả thực địa (01 tiết trong giờ lên lớp).
- đánh giá được thực trạng sản xuất của làng nghề chiếu cói của địa phương.
- phân tích được những tác động của làng nghề đối với KT-XH của cộng đồng dân cư địa phương, tác động tích cực và tiêu cực của làng nghề đối với môi trường.
- chỉ ra được nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề.
- Dự kiến sản phẩm: Bài báo cáo thực địa dưới hình thức báo cáo khoa học trên A4 (chung cho các nhóm.
- đánh giá về khả năng báo cáo và bảo vệ kết quả thực địa của các nhóm..
- GV nêu mục đích, ý nghĩa của buổi báo cáo kết quả thực địa và các yêu cầu, tiêu chí đánh giá.
- Các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu thực địa theo hình thức đã phân công (7-10 phút/nhóm.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, đặt câu hỏi, thảo luận, tranh luận giữa các nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả khảo sát thực địa trước lớp, đồng thời khuyến khích các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi để nhóm báo cáo làm rõ các nội dung trong báo cáo của nhóm mình.
- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động thực địa..
- Môn Địa lí lớp 12 tạo nhiều cơ hội cho DHTN với các hình thức tổ chức đa dạng: thảo luận, tranh luận.
- tổ chức trò chơi, cuộc thi, tham quan, thực địa,… Lựa chọn và xây dựng kế hoạch hướng dẫn HS khảo sát, điều tra thực địa tại làng nghề dệt chiếu cói ở xã Hoài Châu Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định đã góp phần khẳng định, khảo sát điều tra thực địa là hình thức tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả đối với việc phát triển phẩm chất, năng lực HS theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí 2018..
- Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ của Bộ GD-ĐT, Trường Đại học Quy Nhơn và Công ty TNHH ATGIS (Quy Nhơn) qua đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dạy học trải nghiệm môn Địa lí cho học sinh trung học phổ thông” thuộc Chương trình KH&CN cấp Bộ, mã số B2019-DQN-14..
- Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Địa lí du lịch Việt Nam” ở Trường Đại học Đông Á.
- Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lí 11.
- Bài học địa lí tích hợp liên môn ở trường trung học cơ sở

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt