« Home « Kết quả tìm kiếm

Mối quan hệ của năng lực hấp thụ, tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ


Tóm tắt Xem thử

- Đỗ Thị Bình - Tinh thần đổi mới của doanh nghiệp trẻ: phân tích từ nguồn lực và năng lực động..
- Nguyễn Phương Linh và Cao Tuấn Khanh - Mối quan hệ của năng lực hấp thụ, tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ.
- Tác động điều tiết của văn hóa hợp tác và vai trò trung gian của năng lực quản trị tri thức..
- CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ.
- Từ khóa: Doanh nghiệp bán lẻ, năng lực hấp thụ.
- Năng lực hấp thụ và năng lực tích hợp đa kênh được xem là hai trong số những năng lực quan trọng giúp các doanh nghiệp thích nghi tốt với các điều kiện và môi trường kinh doanh mới.
- Bài viết tập trung nghiên cứu mối quan hệ và sự ảnh hưởng của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa kênh và mối quan hệ giữa năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh gắn với khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam (DNBLVN).
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực của Năng lực hấp thụ tới Năng lực tích hợp đa kênh đồng thời sự thay đổi tích cực của Năng lực tích hợp đa kênh giúp cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam..
- Forés (2010) đã chỉ ra việc một doanh nghiệp có được năng lực hấp thụ (Absorption capabilities) thông qua quá trình học hỏi, thu nhận, đồng hóa, chuyển đổi và khai thác các thực tiễn cũng như các kinh nghiệm từ bên ngoài có thể giúp doanh nghiệp đạt được các năng lực cạnh tranh vượt trội và nổi bật.
- Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, việc củng cố và sử dụng hiệu quả năng lực tích hợp đa kênh (Multi-channel integration) được xem là một trong những năng lực cạnh tranh đặc biệt, giúp doanh nghiệp đạt được khả năng thích nghi tốt với điều kiện thị trường cũng như góp phần cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- cộng sự (2018) cũng chỉ ra rằng để triển khai hệ thống tích hợp đa kênh tốt, doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các tri thức, kinh nghiệm lĩnh hội, học hỏi được từ bên ngoài và từ các đối thủ cạnh tranh thông qua năng lực hấp thụ.
- Li (2015) cũng cho thấy việc khai thác hiệu quả năng lực tích hợp đa kênh có thể giúp doanh nghiệp cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh..
- Dù đã có những nghiên cứu nhất định về mối quan hệ và sự ảnh hưởng tích cực của năng lực hấp thụ đến năng lực tích hợp đa kênh và năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh nhưng để đặt trong một mối quan hệ tổng hợp và toàn diện giữa cả ba yếu tố này còn là một chủ đề cần tiếp tục được quan tâm và kiểm chứng.
- Vì vậy, việc có một nghiên cứu chính thức và toàn diện về mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực tích hợp đa kênh và sự ảnh hưởng của năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ tại các quốc gia đang phát triển, điển hình tại Việt Nam..
- Các lý thuyết được tiếp cận trong nghiên cứu này được kế thừa từ quan điểm lý thuyết dựa trên nguồn lực RBV và lý thuyết về năng lực động.
- Theo đó, nguồn lực và năng lực được coi là yếu tố quan trọng.
- tạo nên năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đạt được thành công trên thị trường (Barney, 1991)..
- Năng lực động được Teece &.
- George (2002) đã chỉ ra năng lực hấp thụ được xem là một dạng của năng lực động và coi năng lực tích hợp đa kênh là một thành tố quan trọng giúp cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Li (2015) cũng cho thấy năng lực tích hợp đa kênh là một thành tố của năng lực động gắn với nhóm doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ.
- đồng thời, nghiên cứu của các tác giả này cũng chỉ ra việc nuôi dưỡng hiệu quả năng lực tích hợp đa kênh đóng vai trò quan trọng trong cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp..
- Xuất phát từ những nhận định trên, bài viết này thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực tích hợp đa kênh và sự ảnh hưởng của năng lực tích hợp đa kênh tới kết quả kinh doanh của các DNBLVN.
- Từ đó chỉ ra sự tác động và ý nghĩa của sự tác động đó và đưa ra một số hàm ý nhằm nuôi dưỡng và nâng cao năng lực hấp thụ, năng lực tích hợp đa kênh của các DNBLVN, góp phần cải thiện kết quả kinh doanh..
- Năng lực hấp thụ.
- Năng lực hấp thụ (Absorption capability) lần đầu được nhắc đến với hàm ý về khả năng và cách thức mà một doanh nghiệp có thể tiếp thu và tận dụng các thông tin, tri thức cũng như các nguồn lực bên ngoài để tạo lập năng lực cho riêng doanh nghiệp mình..
- George (2002) đã chỉ rõ năng lực hấp thụ là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các tri thức từ bên ngoài để thay đổi, phát triển và để phúc đáp nhanh chóng với những biến động từ môi trường bên ngoài.
- Năng lực hấp thụ được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc xác định giá trị tri.
- Camisón and Forés (2010) coi năng lực hấp thụ là một dạng thức định hướng khả năng học hỏi của tổ chức với các nguồn lực và tri thức từ bên ngoài để giúp doanh nghiệp phát triển và đạt được mục tiêu đã định.
- Trong đó, Camisón and Forés (2010) đã chỉ ra năng lực hấp thụ là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phúc đáp kịp thời với sự thay đổi của môi trường, thể hiện thông qua những nỗ lực nhận dạng, thu nhận, đồng hóa các tri thức mới từ bên ngoài.
- và chuyển đổi, ứng dụng các tri thức đó với các tri thức nội bộ hiện thời để sáng tạo các năng lực mới cho doanh nghiệp.
- Xuất phát từ những đánh giá và nhận định đó, nhóm tác giả đưa ra định nghĩa về năng lực hấp thụ như sau:.
- “Năng lực hấp thụ là năng lực, khả năng của doanh nghiệp mà tại đó doanh nghiệp có thể lĩnh hội (thu nhận), đồng hóa các tri thức từ bên ngoài.
- Các thành tố cấu thành của năng lực hấp thụ được Zahra &.
- năng lực đồng hóa tri thức (Assimilation).
- năng lực chuyển đổi tri thức (Transformation) và năng lực ứng dụng tri thức (Application).
- Nghiên cứu sau này của Camisón and Forés (2010)về năng lực hấp thụ đã kế thừa và coi đây là những thành tố quan trọng tạo lập năng lực hấp thụ..
- Năng lực tích hợp đa kênh.
- Năng lực tích hợp đa kênh cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc kết hợp đồng thời và nhất quán nhiều loại hình kênh bán lẻ khác nhau, bao gồm cả những kênh mà doanh nghiệp đang có và kênh mà doanh nghiệp sẽ mở rộng trong tương lai (Pentina &.
- bán hàng trực tuyến, kênh bán hàng qua tổng đài điện thoại, kênh bán hàng qua ứng dụng trên nền điện thoại thông minh… Việc mở rộng và phối kết hợp nhiều loại hình kênh bán lẻ là một trong những yếu tố quan trọng tạo lập năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng.
- Một doanh nghiệp nếu có được năng lực tích hợp đa kênh hiệu quả có thể cải thiện hiệu suất hoạt động của từng thành viên kênh dựa trên việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm liên tục và liền mạch, thông qua đó tạo nên hiệu suất vượt trội cho doanh nghiệp bán lẻ (Cao &.
- Tùy thuộc vào mỗi quan điểm khác nhau mà năng lực tích hợp đa kênh có thể được định nghĩa khác nhau.
- Theo đó, việc nuôi dưỡng và phát triển năng lực tích hợp đa kênh là yếu tố quan trọng giúp tạo ra sự phối hợp hiệu quả giữa các kênh, gia tăng quy mô của hệ thống kênh bán hàng để đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô (Neslin &.
- Nghiên cứu này thực hiện tiếp cận năng lực tích hợp đa kênh dựa trên việc phối hợp cả hai quan điểm trên, cụ thể “Năng lực tích hợp đa kênh là khả năng mà tại đó cho phép doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lược và mang lại nhiều hơn giá trị cho khách hàng dựa trên việc phối kết hợp đồng thời, linh hoạt và hiệu quả trên tất cả các kênh bán hàng của doanh nghiệp”..
- Năng lực tích hợp đa kênh được Oh &.
- cộng sự (2020) chỉ ra gồm năm thành tố cấu thành: năng lực xúc tiến và truyền thông tích hợp.
- năng lực quản trị tích hợp thông tin giao dịch.
- năng lực quản trị tích hợp thông tin giá và sản phẩm.
- năng lực truy cập thông tin tích hợp và năng lực hoàn thành đơn hàng bằng tích hợp..
- Năng lực hấp thụ và Năng lực tích hợp đa kênh Xét về mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực tích hợp đa kênh, nghiên cứu của Costa &.
- cộng sự (2018) đã cho thấy sự tác động đáng kể và tích cực của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa kênh của DN thông qua việc coi năng lực tích.
- hợp đa kênh như là một thành tố của năng lực phân phối - vốn thuộc một trong bốn biến số của market- ing-mix.
- cộng sự (2011) cũng đã cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định của năng lực hấp thụ đến việc triển khai và mở rộng hệ thống bán hàng của DN.
- Trong bối cảnh của ngành bán lẻ Việt Nam, việc các doanh nghiệp tạo lập và phát triển năng lực hấp thụ giúp hỗ trợ đáng kể và hiệu quả quá trình triển khai tích hợp đa kênh.
- Giả thuyết H1: Năng lực hấp thụ có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến Năng lực tích hợp đa kênh của các doanh nghiệp bán lẻ..
- Năng lực tích hợp đa kênh và Kết quả kinh doanh.
- Đề cập đến mối quan hệ giữa năng lực tích hợp đa kênh với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian qua đã được một số tác giả tập trung nghiên cứu.
- Hasty (2009) đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều và đáng kể giữa năng lực tích hợp đa kênh với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cao and Li (2015) đã chỉ ra mối quan hệ đáng kể và tích cực giữa năng lực tích hợp đa kênh với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong đó tập trung vào chỉ số tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ.
- Như vậy, có thể thấy, có một số lượng nhất định các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiên cứu đều chỉ ra có mối quan hệ đáng kể, tích cực của năng lực này đến kết quả kinh doanh.
- Từ các phân tích và nhận định trên, gắn với khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, năng lực tích.
- Giả thuyết H2: Năng lực tích hợp đa kênh có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ..
- Trong nghiên cứu này, biến kiểm soát được sử dụng như là một biến để xác định mức độ khác biệt của sự ảnh hưởng giữa năng lực hấp thụ, năng lực tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ căn cứ vào các đặc điểm về “Quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ”..
- Để lấy được thông tin và dữ liệu một cách chính xác, khách quan về thực trạng năng lực hấp thụ/năng lực tích hợp đa kênh cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu tiến hành phát bảng hỏi khảo sát đến đối tượng là các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp bán lẻ và là những nhà quản trị có thâm niên công tác ở vị trí đương nhiệm từ 01 năm trở lên..
- Kết quả nghiên cứu.
- Do trong mô hình nghiên cứu có một biến 2nd- order, là các biến Năng lực hấp thụ (AC) nên để thực hiện được việc đo lường độ tin cậy tổng hợp thì trước hết nhóm tác giả tiến hành tính điểm cho các biến tiềm ẩn Latent Variable.
- Kết quả đo lường độ tin cậy tổng hợp cho thấy tất cả ba biến Năng lực hấp thụ, Năng lực tích hợp đa kênh và Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu đều đảm bảo được độ tin cậy tổng hợp (xem bảng 3).
- Bảng 3 thể hiện các yêu cầu về giá trị AVE là thỏa mãn, trọng số chuẩn hóa Outerloading của thang đo đều đạt từ 0.7 trở lên (ngoại trừ biến CC1 của Năng lực tích hợp đa kênh đạt 0.635 nhưng xét các chỉ số Cronbach’s Alpha và AVE vẫn đạt yêu cầu nên vẫn được giữ lại cho phân tích).
- Với biến 2 nd -order là Năng lực hấp thụ, việc kiểm tra hệ số Outerloading được thực hiện khi nhóm tác giả tiến hành Compute các biến 1st-order..
- Một là, Năng lực hấp thụ (AC) cho thấy sự ảnh hưởng tích cực.
- đến năng lực tích hợp đa kênh với hệ số β đạt 0.515;.
- Do vậy, giả thuyết H1 về sự ảnh hưởng tích cực của năng lực hấp thụ đến năng lực tích hợp đa kênh của các.
- Hai là, sự ảnh hưởng của năng lực tích hợp đa kênh (CC) đến kết quả kinh doanh là cùng chiều và mạnh mẽ nhất với các trị số đạt được cao nhất trong mô hình nghiên cứu, cụ thể: hệ số β = 0.656.
- Các giả trị đạt được ở giả thuyết H2 về mối quan hệ giữa hai biến số này cho phép khẳng định rằng có sự tác động ở mức độ rất mạnh mẽ của năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh của các DNBLVN..
- Nói cách khác, giả thuyết H2 về sự ảnh hưởng tích cực của năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh của các DNBLVN được khẳng định..
- Nghiên cứu này kiểm định các giả thuyết liên quan tới sự ảnh hưởng của năng lực hấp thụ, năng lực tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ.
- Theo kết quả nghiên cứu, sự ảnh hưởng và tác động của năng lực tích hợp đa kênh tới kết quả kinh doanh là mạnh mẽ nhất, với mức độ dự báo của giả thuyết Q 2 = 0.302 ở mức rất cao, chỉ số β = 0.656.
- cho thấy mức độ giải thích của năng lực tích hợp đa kênh với kết quả kinh Bảng 6: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
- Ngoài ra hệ số f 2 để đánh giá tầm quan trọng của sự ảnh hưởng của Năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đạt 0.831 cho thấy mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của biến số này.
- Trong đó, căn cứ vào hệ số tải nhân tố thì có thể thấy, việc nuôi dưỡng hiệu quả năng lực tích hợp đa kênh cho phép các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cải thiện đáng kể nhất bốn yếu tố của Kết quả kinh doanh là: khả năng thành công (FP8).
- Bên cạnh đó, việc cải thiện các năng lực tích hợp đồng nhất cách thức mô tả, bày trí, phân loại sản phẩm trên tất cả các kênh bán lẻ của doanh nghiệp cũng cần được chú ý thực hiện triển khai vì đây là những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới năng lực tích hợp đa kênh của doanh nghiệp.
- Một nhân tố khác cũng cần được chú trọng ưu tiên khi doanh nghiệp triển khai năng lực tích hợp đa kênh là yếu tố đa dạng hóa phương thức mua hàng trên tất cả các kênh bán lẻ (với hệ số Outerloading đạt 0.785).
- Về vai trò của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa kênh, kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực và đáng kể của năng lực hấp thụ đến năng lực tích hợp đa kênh với mức độ dự báo của mô hình Q 2 = 0.149 ở mức độ trung bình cao.
- hệ số R 2 điều chỉnh đạt 0.261 với mức độ giải thích của năng lực hấp thụ đến năng lực tích hợp đa kênh ở mức trung bình, là 26.1%.
- Ngoài ra hệ số f 2 để đánh giá tầm quan trọng của sự ảnh hưởng của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa kênh đạt 0.360 cho thấy mức độ ảnh hưởng tương đối cao của mối quan hệ này.
- Kết quả nghiên cứu này tuy đã chỉ ra sự có tồn tai sự ảnh hưởng tích cực và thuận chiều của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa kênh nhưng mức độ tác động ở mức trung bình khá.
- cũng cho thấy sự ảnh hưởng của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa kênh sẽ giúp cải thiện khả năng đáng kể khả năng tích hợp đồng nhất giá bán, cách thức mô tả và trưng bày hàng hóa cũng như đa dạng hóa phương thức mua hàng trên tất cả các kênh bán hàng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
- Ngoài ra, nhìn vào trọng số ngoài của năng lực hấp thụ ta thấy, để cải thiện năng lực tích hợp đa kênh, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần ưu tiên cải thiện lần lượt cả bốn yếu tố của năng lực hấp thụ, gồm:.
- Năng lực đồng hóa tri thức.
- năng lực chuyển đổi tri thức.
- năng lực lĩnh hội tri thức và năng lực ứng dụng tri thức.
- Thông qua cải thiện đồng thời tất cả các biến số của năng lực hấp thụ, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vừa có thể mở rộng hệ thống kênh bán lẻ theo chiều rộng lẫn theo chiều sâu - nghĩa là gia tăng sự phối tích hợp đồng nhất giữa tất cả các kênh bán lẻ của doanh nghiệp..
- Giới hạn và hướng nghiên cứu tương lại Nghiên cứu này đề cập tới sự ảnh hưởng và mối quan hệ của ba biến số năng lực hấp thụ, năng lực tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
- Trong đó, nghiên cứu tập trung làm rõ sự tồn tại của mối quan hệ giữa hai cặp giả thuyết, đó là mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực tích hợp đa kênh và mối quan hệ của năng lực tích hợp đa kênh với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu đã cho thấy năng lực tích hợp đa kênh có ảnh hưởng tích cực và rất mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
- Bên cạnh đó, năng lực hấp thụ cũng cho thấy sự tác động thuận chiều và đáng kể đến năng lực tích hợp đa kênh của các doanh nghiệp này.
- Từ các phát hiện nghiên cứu này một số khuyến nghị đã được đưa ra nhằm: (1)- nâng cao năng lực hấp thụ để cải thiện năng lực tích hợp đa kênh.
- (2)- nuôi dưỡng năng lực tích hợp đa kênh để góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ dựa trên việc củng cố và nâng cao từng biến số trong mỗi nhóm năng lực..
- Bên cạnh các kết quả đạt được, nghiên cứu này còn một số hạn chế nhất định, liên quan tới việc chưa thực hiện thêm các kiểm định về mối quan hệ gián tiếp hay sự tồn tại của biến trung gian là năng lực tích hợp đa kênh tới mối quan hệ của năng lực hấp thụ và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
- Các nghiên cứu sau này có thể tập trung vào việc tìm kiếm mối liên hệ và sự tồn tại của mối quan hệ gián tiếp giữa năng lực hấp thụ với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam dựa trên biến trung gian là năng lực tích hợp đa kênh.
- Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo có thể tìm ra các năng lực mới có tác động tới kết quả kinh doanh để kiểm định và tìm ra quy luật ảnh hưởng của các năng lực đó.!

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt