« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN TÁC GIẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN.
- Lĩnh vực/Môn: Ngữ văn Tên tác giả: Lương Thị Kim Khánh.
- Bởi vì những tác phẩm văn học được đưa vào đọc hiểu trong chương trình THPT đều là những tác giả lớn, có vị trí đặc biệt, tiêu biểu cho một giai đoạn, một thời kì, một xu hướng.
- Do vậy, việc nắm kĩ phần tác giả - chủ thể sáng tạo văn bả nghệ thuật, không những giúp học sinh có cơ sở để giải mã văn bản mà còn đáp ứng yêu cầu đáp án phần mở bài trong đề thi môn Ngữ văn phần làm văn (hiện chiếm 1/2 tổng số điểm bài thi)..
- Bởi vậy, dạy học bài về tác giả văn học hoặc hướng dẫn học sinh nắm được những thông tin cơ bản về một tác giả văn học nào đó có vai trò rất quan trọng..
- Mặc dù kiến thức về tác giả văn học có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học văn nói riêng và đời sống văn hóa, văn học nói chung nhưng trên thực tế việc dạy học phần tác giả văn đang có nhiều vấn đề phải bàn luận.
- Và như vậy kiến thức về tác giả Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng (riêng Nguyễn Tuân, Nam Cao sẽ được bổ sung bằng những bài học riêng sau này) đã bị giản hóa khá nhiều..
- Bên cạnh đó có tác giả văn học được dạy (bài học riêng) cả trong chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, nhưng có nhiều tác giả chỉ được dạy trong chương trình nâng cao mà không có trong chương trình chuẩn..
- Học văn nói chung là vậy, dạy học những bài về tác giả văn học hoặc các thông tin về tác giả văn học trong phần tiểu dẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Học sinh chỉ chú ý phần nội dung về tác phẩm liên quan đến những đề văn cụ thể (bởi yêu cầu chủ yếu của các bài kiểm tra là kiến thức về tác phẩm văn học) mà không chú tâm đến kiến thức về tác giả từ đó thiếu một cứ liệu để hiểu đúng, hiểu đủ hơn tác phẩm của nhà văn đó.
- Sự nhầm lẫn thông tin từ tác giả này đến tác giả khác, không nhớ được những tác phẩm tiêu biểu của một tác giả, nhìn một bức chân dung học sinh không biết là tác giả văn học nào.
- Một học sinh phổ thông không thể giới thiệu về một tác giả văn học, một tác phẩm văn học lớn của đất nước, có kiến thức nghèo nàn về văn học dân tộc … vấn đề đó buộc những thầy giáo, cô giáo dạy văn phải suy nghĩ..
- Vì lẽ đó tôi mạnh dạn trình bày báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT”..
- Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài không trình bày nhiều về lí luận phương pháp dạy học văn nói chung mà từ kinh nghiệm cá nhân khái quát một số giải pháp dạy học nhằm tổ chức học sinh tìm hiểu có chất lượng các bài học về tác giả văn học Việt Nam và những thông tin cơ bản về tác giả văn học Việt Nam được tóm lược trong phần tiểu dẫn ở các bài đọc văn trong chương trình Ngữ văn THPT..
- Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng hơn về vai trò của kiểu bài văn học sử - tác giả văn học (bài riêng) và tác giả (trong phần tiểu dẫn) trong dạy học Ngữ văn..
- Đưa ra một số kinh nghiệm về biện pháp dạy học kiểu bài tác giả văn cho học sinh..
- Chương trình ngữ văn THPT- phần tác giả văn học Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh khối 10,11 D.
- THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC PHẦN TÁC GIẢ VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT.
- Về hoạt động học tập của học sinh.
- Hướng tiếp nhận tác phẩm văn học từ góc độ tác giả là một trong những hướng nền tảng, quan trọng nhưng học sinh lại không có kĩ năng, không hứng thú và rất thụ động.
- Đặc biệt, trong quá trình học tập, việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp của các em đang rất sơ sài và mang tính đối phó, các em thường chép ở các sách tham khảo, nhất là đối với bài Tác giả văn học thì các em càng thờ ơ.
- Bên cạnh đó, đa số học sinh chỉ chú ý phần nội dung về tác phẩm liên quan đến những đề văn cụ thể mà không chú tâm đến kiến thức về tác giả với những thông tin cần nắm như tiểu sử, cuộc đời, con người, quan điểm và phong cách nghệ thuật.
- sự nghiệp sáng tác,…Sự nhầm lẫn thông tin từ tác giả này đến tác giả khác, không nhớ được những tác phẩm tiêu biểu của một tác giả, nhìn một bức chân dung học sinh không biết là tác giả văn học nào.
- Những bài học hoàn chỉnh về tác giả văn học..
- Bài Tác giả Nguyễn Trãi – Chương trình chuẩn, nâng cao..
- Bài Tác giả Nguyễn Du – Chương trình chuẩn, nâng cao..
- Bài Tác giả Nguyễn Đình Chiểu – Chương trình nâng cao..
- Bài Tác giả Nguyễn Khuyến – Chương trình nâng cao..
- Tác giả Nam Cao – Chương trình chuẩn, nâng cao..
- Tác giả Xuân Diệu – Chương trình nâng cao..
- Tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Chương trình chuẩn, nâng cao..
- Tác giả Tố Hữu – Chương trình chuẩn, nâng cao..
- Tác giả Nguyễn Tuân – Chương trình chuẩn, nâng cao..
- Về tác giả văn học được trình bày trong phần tiểu dẫn..
- Bên cạnh những bài học riêng về một số tác giả xuất sắc, tất cả các bài đọc văn trong chương trình đều có phần Tiểu dẫn, phần này sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản về hoàn cảnh sáng tác, thể loại có liên quan trực tiếp nhằm gợi ý học sinh đọc hiểu văn bản.
- Đặc biệt trong phần tiểu dẫn luôn có những thông tin cơ bản, cô đọng nhất về tiểu sử, con người sự nghiệp… của một tác giả văn học..
- Trong khi đó, việc tìm hiểu về tác giả - tác phẩm (những yếu tố ngoài văn bản) rất quan trọng.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN TÁC GIẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT.
- Đối với bài hoàn chỉnh về tác giả văn học a) Xác định đúng trọng tâm bài học.
- Trước hết người giáo viên cần xác định nội dung trọng tâm, cơ bản nhất về một tác giả văn học dù trong bài học riêng về tác giả hay trong phần tiểu dẫn.
- Thứ nhất cần tìm hiểu về Cuộc đời của tác giả văn học.
- Trong một số trường hợp giáo viên nên lưu ý, cho học sinh phát biểu cảm nhận về Hiệu, hoặc bút danh, hoặc có lúc là danh hiệu người đời khen tặng của tác giả.
- Ví dụ tìm hiểu về Nguyễn Bỉnh Khiêm cần cho học sinh thể hiện suy nghĩ về hiệu của ông (Bạch Vân Cư Sĩ) và danh hiệu người đời sau suy tôn (Tuyết Giang Phu Tử), hoặc khi tìm hiểu tác giả của văn bản “Chí Phèo” cần giải nghĩa bút danh Nam Cao,….
- Tiếp đó cũng trong phần Cuộc đời cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Quê quán, Xuất thân, Thời đại, Những nét chính về đường đời của tác giả.
- Như cuộc đời Nguyễn Trãi đã phản ánh cả thời kỳ vừa đau thương vừa huy hoàng, oanh liệt của dân tộc, dạy học về tác giả Nguyễn Trãi nếu nêu tất cả thông tin về ông sẽ không có thời gian và quá sức đối với học sinh.
- Tất nhiên trên đây theo tôi chỉ là công thức chung nhất, nếu bài học nào, tác giả nào cũng liệt kê tất cả những thông tin trên sẽ tạo áp lực kiến thức lớn có thể gây ra sự căng thẳng cho học sinh.
- Trong phần này cần xác định nội dung trọng tâm thứ nhất là Những tác phẩm chính, cần phân loại các tác phẩm tiểu biểu của tác giả theo thể loại, giai đoạn sáng tác.
- Và thứ ba cần có sự đánh giá chung nhất về về vị trí của tác giả trong lịch sử văn học qua phần Kết luận..
- Ví dụ phần tiểu sử, đường đời của Nguyễn Du trong bài học về tác giả này (cả chương trình chuẩn và nâng cao) đã được sách giáo khoa trình bày rất cụ thể, chi tiết nên giáo viên yêu cầu học sinh tóm lược nhanh trước lớp và ghi nhớ..
- Dựa vào dàn ý này học sinh có thể dễ dàng điền các thông tin riêng của mỗi tác giả vào nội dung tương ứng, nó vừa giúp học sinh ghi nhớ, vừa có thể giúp học sinh trình bày một cách mạch lạc, có hệ thống thông tin về tác giả..
- Có thể nói thời đại ngày nay là thời đại của thông tin, chỉ trong thời gian rất ngắn với sự hỗ trợ của công nghệ người ta có thể có được thông tin về mọi tác phẩm, mọi tác giả văn học lớn.
- Tất nhiên như quan điểm chung về nguyên tắc dạy học, các bài học về tác giả văn học không nên yêu cầu lượng thông tin quá nhiều, không nên mang tính hàn lâm, mà phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, phù hợp với đặc thù học sinh.
- Vì vậy giáo viên nên khuyến khích và tổ chức các hình thức làm việc nhóm cho học sinh, thông qua đó học sinh sẽ có điều kiện trình bày những kiến thức của mình về tác giả văn học, những học sinh khác nghe và điều chỉnh.
- Nhưng ngược lại, trang thiết bị hiện đại, các tư liệu truyền hình như phóng sự, ký sự, phim tài liệu … lại là công cụ phục vụ đắc lực cho việc dạy học một tác giả văn học.
- e) Kể chuyện, kể giai thoại về tác giả văn học.
- Học sinh có thể học thuộc, có thể trình bày chính xác những mốc thời gian, những sự kiện hoặc những đánh giá về một tác giả văn học trong các bài kiểm tra, nhưng nếu nó không xuất phát từ sự hứng thú, say mê lượng kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị các em lãng quên.
- f) Tích hợp nội dung dạy học giữa chương trình Ngữ văn các cấp học và giữa tác phẩm với tư tưởng, tâm hồn của tác giả.
- Chương trình Ngữ văn THPT được xây dựng trên nguyên tắc đồng tâm, vì vậy nhiều nội dung của THPT trong đó có nội dung về tác giả văn học đã được dạy học trong chương trình THCS nay được nhắc lại và củng cố ở mức độ cao hơn..
- Cũng như đã nói ở trên tác phẩm và nhà văn có mối quan hệ khăng khít với nhau, khi đánh giá về một tác giả văn học có lúc cần thiết phải từ nội dung tư tưởng trong một tác phẩm hoặc một vài tác phẩm để đánh giá về tư tưởng nhà văn..
- Thứ ba : Giáo viên phải đọc nhiều sách, xem nhiều tư liệu về các tác giả, phải thường xuyên tích lũy hiểu biết về các tác giả văn học.
- Bước 1: Giáo viên tìm hiểu, sưu tầm, lựa chọn tư liệu về các tác giả: các yếu tố về thời đại, quê hương, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cho phù hợp với nội dụng bài học.
- Tác giả Tố Hữu, lớp 12.
- Ví dụ 2: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp được tiến hành ở tiết tác giả Nam Cao, Lớp 11 - Ban cơ bản..
- Tác giả Nam Cao, lớp 11.
- Ở tiết học này, sách giáo khoa dành riêng một tiết học để nghiên cứu về tác giả mà, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu các nội dung sau:.
- Tiểu sử của tác giả: thời đại, quê hương, gia đình, cuộc đời riêng.
- Sự nghiệp văn học của tác giả: các giai đoạn sáng tác, nội dung của từng giai đoạn, các tác phẩm tiêu biểu..
- Ví dụ 3: Tác giả Nguyễn Du, lớp 10.
- Ở tiết học này, sách giáo khoa không dành riêng một tiết học để nghiên cứu về tác giả mà chỉ cung cấp những nét cơ bản nhất, vì vậy giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu các nội dung sau:.
- Sự nghiệp văn học của tác giả: các giai đoạn sáng tác, nội dung của t ng giai đoạn, các tác phẩm tiêu biểu.
- Nhóm 1: các câu hỏi liên quan đến cuộc đời của tác giả..
- Nhóm 3: các câu hỏi liên quan đến phong cách nghệ thuật tác giả..
- Đối với tác giả văn học được trình bày trong phần tiểu dẫn..
- Về cơ bản chúng ta cũng vận dụng các giải pháp dạy học trong dạng bài hoàn chỉnh về tác giả văn học đã trình bày ở trên.
- Tuy nhiên do lượng thời gian có hạn nên việc dạy học về tác giả văn học nêu trong phần tiểu dẫn giáo viên cần chú ý tập trung các giải pháp sau:.
- Khi lên lớp, ở khâu này, giáo viên sẽ có các phương pháp dạy học như nêu câu hỏi tái hiện và hỏi học sinh rút ra dấu ấn của tác giả hoặc rút ra bài học liên hệ, so sánh (tích hợp) đến sáng tác cùng tác giả và tác giả khác cùng đề tài, trào lưu, xu hướng,....
- Tránh sa đà vào phần tác giả mà rút ngắn thời gian tiếp nhận từ góc độ tác phẩm.
- Do vậy việc chú trọng hoạt động chuẩn bị bài và hoạt động chiếm lĩnh trọng tâm kiến thức về tác giả như đã nêu trên sẽ là cơ sở thực thi cho việc phân bố thời gian..
- Việc sử dụng các giải pháp như đã nêu trên để dạy học bài/ phần tác giả văn học cho học sinh mang lại kết quả bước đầu đáng khích lệ..
- Học sinh có chú ý nhiều hơn tới giờ học văn và bài học về tác giả văn học.
- Học sinh cũng đã đảm bảo những kiến thức cơ bản nhất định và có kỹ năng thuyết minh về tác giả đó..
- Qua nghiên cứu chúng ta thấy, việc thực hiện phối kết hợp các cách thức, phương pháp dạy học bài kiểu bài về tác giả văn học như trên là điều rất cần thiết..
- Vì thế, giờ học Ngữ văn nói chung và bài tác giả văn học nói riêng không còn nhàm chán, tẻ nhạt.
- Trong quá trình dạy bài Tác giả văn học giáo viên cần soạn bài chi tiết và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp, kết hợp với các phương pháp dạy học khác để giờ học đạt hiệu quả cao..
- Đối với học sinh:.
- Đối với tổ, nhóm chuyên môn: Đề nghị xây dựng các chuyên đề áp dụng hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp học bài Tác giả văn học để rút kinh nghiệm làm cho giờ dạy đạt kết quả cao..
- Kiến thức: Học sinh nắm được một số phương diện về tiểu sử tác giả (hoàn cảnh xã hội, những nhân tố đời tư) góp phần lí giải sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du;.
- Kỹ năng: Tổng hợp, khái quát thông tin về tác giả văn học..
- Học sinh: Thực hiện trò chơi ô chữ để tìm ra từ khóa, tên tác giả Nguyễn Du - Giáo viên: Dẫn vào bài học bằng một đoạn thơ trong bài “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu..
- VIÊN VÀ HỌC SINH YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Thao tác 2: Học sinh kết hợp.
- học sinh trình bày sơ đồ.
- Nhớ lại kiến thức đã học trong chương trình THCS về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều trình bày:.
- Tấm lòng cảm thông sâu sắc của tác giả đối.
- Học sinh trình bày và chứng minh qua TK.
- Viết đoạn văn khoảng 15 dòng thể hiện cảm nhận của bản thân về tác giả Nguyễn Du.
- Dòng nào nói không đúng về tác giả Nguyễn Du?.
- MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC DẠY HỌC PHẦN TÁC GIẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT.
- Kể chuyện, kể giai thoại về tác giả văn học.
- Tích hợp nội dung dạy học giữa chương trình Ngữ văn các cấp học và giữa tác phẩm với tư tưởng, tâm hồn của tác giả

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt