« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non


Tóm tắt Xem thử

- Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Flash, Photoshop, Converter, Kidspix, Kidsmart, Nutrikids, Happykids….
- Là một giáo viên mầm non đang giảng dạy ở Trường mầm non Hồng Châu Tôi nhận thấy được việc giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức tin học cho bản thân có tác dụng to lớn trong giáo dục để tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm kĩ năng xã hội… Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng học tập của trẻ trẻ được học qua máy tính một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
- Nhằm tìm ra những phương pháp, những biện pháp mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thiết kế bài giảng điện tử, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới trong trường mầm non..
- Đề xuất các biện pháp nhằm giúp cho giáo viên có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đạt được kết quả cao..
- Có thêm nhiều phương tiện hỗ trợ trong việc dạy học nghĩa là giúp cho giáo viên có thêm thời gian và điều kiện để chăm lo những công việc đòi hỏi chất lượng trí tuệ cao hơn hoạt động dạy học theo phương pháp truyền thống..
- Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trong hoạt động dạy, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học.
- Như vậy bài giảng điện tử là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục tiêu của hoạt động dạy..
- C ông nghệ thông tin sẽ như một công cụ mới giúp giáo viên mô phỏng bài giảng, giúp cho trẻ tiếp cận công nghệ mới và phát triển các kỹ năng: sử dụng tay, mắt, làm việc độc lập, khám phá, chơi theo nhóm...
- nhờ có máy tính và các phần mềm mà giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động, thu hút sự tập trung của trẻ, tăng khả năng tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động của trẻ, góp phần đổi mới hình thức và phương pháp dạy học..
- Tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi thông tin về tài liệu, tư liệu, bài giảng với đồng nghiệp.
- Giúp giáo viên tiết kiệm về thời gian, công sức.
- lưu trữ được tài liệu, bài giảng hay một cách dễ dàng..
- Kích thích khả năng sáng tạo, ý tưởng mới vì muốn có một giáo án ứng dụng công nghệ thông tin hấp dẫn, chất lượng, người giáo viên ngoài khả năng chuyên môn cần phải có ý tưởng, tích cực suy nghĩ để lựa chọn thiết kế bài giảng điện tử phù hợp với nội dung bài giảng và phù hợp với trẻ..
- Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú.
- Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế..
- Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet,…Nguồn tài nguyên vô cùng.
- Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non..
- Với giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ là soạn giảng trên máy, thực hiện chế độ báo cáo qua mail, khai thác các tài liệu có trên mạng phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mà còn là việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin một cách linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác..
- Đối với giáo viên:.
- Thiết kế bài giảng bằng Elining..
- Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lơi: Trang bị cơ sở vật chất , các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy..
- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học: Phần mềm Power Point, phần mềm Photoshp, Adobe presenter..
- Vì vậy, tôi nắm bắt được những khả năng, nhu cầu, mong muốn của trẻ để có những cách thiết kế bài giảng hợp lý, phù hợp với yêu cầu của độ tuổi trong từng hoạt động..
- Được nhà trường tạo điều kiện, tạo cơ hội cho tôi được đi tập huấn về tin học, về kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử tại phòng giáo dục, Sở giáo dục đi kiến tập, dự giờ các hoạt động của các trường bạn .
- Đây thực sự là những cơ hội để tôi được học hỏi, trao đổi, chia sẻ, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong việc thiết kế bài giảng điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy..
- Nhà trường đang trong quá trình đầu tư nâng cấp các thiết bị sử dụng cho việc giảng dạy, cho nên một số thiết bị như máy chiếu, màn chiếu chưa được trang bị đến từng lớp dẫn đến khó khăn cho giáo viên cho viêc giảng dạy.
- Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên.
- Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus...và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
- *Về giáo viên và trẻ:.
- Giáo viên kiến thức về tin học, sử dụng phần mềm tiện ích và khai thác thông tin trên mạng còn hạn chế.
- Khả năng xử lý tình huống xảy ra trong khi ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên còn lúng túng..
- Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của máy tính và mạng Internet ở một số giáo viên chưa được thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu..
- Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều Kiến thức về lĩnh vực tin học của cá nhân tôi còn nhiều hạn chế, do vậy còn rất nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng các phần mềm vào việc xây dựng giáo án/.
- Nhiều giáo viên chưa biết cách thiết kế bài giảng hợp lý, chưa thành thạo kĩ năng, thao tác trên máy tính, trên các phần mềm hỗ trợ soạn giảng nên các bài giảng điện tử chưa thực sự sinh động, chưa thu hút trẻ và chưa đem lại hiệu quả cao.
- Trong một số bản chiếu để bắt mắt hơn đôi khi giáo viên hay lạm dụng những hình ảnh quá sặc sỡ quá nhiều chi tiết vẽ cầu kỳ, hoặc phối màu nền và màu chữ không bảo đảm quy tắc tương phản nên khi chiếu lên rất khó quan sát nội dung..
- Trong các bài giảng, giáo viên còn hay lạm dụng các hiệu ứng, cho nhiều hiệu ứng trong một slide, hiệu ứng cho các chi tiết trong slide nhiều kiểu khác nhau hoặc chọn hiệu ứng không phù hợp sẽ làm trẻ cũng như người xem rối mắt, không tập trung vào bài giảng..
- âm thanh ồn ào khi chuyển slide sẽ khiến người học, người xem cảm thấy khó chịu, gây ra những bất lợi cho bài giảng..
- Việc chèn các ảnh động hoặc sử dụng hiệu ứng cho một đoạn hay một dòng văn bản luôn chuyển động trong suốt thời gian trình chiếu sẽ gây nên sự phân tán cho trẻ bởi tính mới lạ của nó thay vì tập trung vào nội dung bài giảng trẻ sẽ tập trung vào hiệu ứng chuyển động của bức ảnh ,của các khung hình động trang trí hoặc của dòng chữ đó như vậy ta đã vô tình làm mất tập trung của trẻ vào hoạt động, dẫn đến giờ học không đạt được mục tiêu đã đề ra..
- Thực tế tôi cũng đã được đi dự nhiều tiết dạy của các giáo viên trong toàn huyện và một số tiết dạy của giáo viên trong trường, tham khảo các giáo án điện tử trên mạng, tôi nhận thấy: Những tư liệu giáo viên đưa vào trong bài giảng đôi khi còn quá đơn điệu, nhiều giáo viên chưa biết khai thác hết các thông tin trên mạng internet để có thể tìm kiếm, lựa chọn các tư liệu phong phú, phù hợp với bài giảng của mình..
- Ví dụ: Trong hoạt động khám phá tìm hiểu một số con vật sống trong rừng, hay những con vật sống dưới nước, con vật sống trong gia đình, hay tìm hiểu một số loại hoa…giáo viên thường hay sử dụng những hình ảnh đơn điệu( những bức ảnh, tranh.
- Những trò chơi này cần phải sinh động, hấp dẫn với trẻ, tạo sự thoải mái, thư giãn cho trẻ sau một khoảng thời gian dài tập trung trong tiết học, đảm bảo phù hợp với yêu cầu độ tuổi, với nhu cầu của trẻ trong từng lớp mà giáo viên lựa chọn thiết kế cho phù hợp.
- Tuy nhiên, để thiết kế trò chơi hấp dẫn trẻ, đòi hỏi giáo viên phải học hỏi, tìm tòi các thao tác, kĩ năng nâng cao.
- Tuy nhiên việc này đối với nhiều giáo viên vẫn là một vấn đề khó khăn..
- Với vai trò là một giáo viên mầm non, để góp phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường mầm non tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non"như sau..
- Hầu hết các bài giảng đều được thiết kế trên phần mềm PowerPoint, phần mền này vốn đã có sẵn rất nhiều mẫu thiết kế với rất nhiều các hình nền bắt mắt và nó còn cho phép sử dụng tranh ảnh làm hình nền cho bản chiếu một cách khá đơn giản tuy nhiên cần phải cân nhắc giữa việc phối màu nền và màu chữ bảo đảm đúng quy tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu đậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng.
- Ở các slide mở đầu, giới thiệu thì nên lựa chọn chữ nghệ thuật cho tiêu đề và màu chữ cũng phải phối hợp hài hòa để người xem thấy hấp dẫn, thích thú, có ấn tượng với bài giảng ngay lúc ban đầu..
- Biện pháp 3: Lựa chọn hình ảnh động hay tĩnh một cách hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy và ý tưởng của giáo viên:.
- Vì vậy, trong khi thiết kế bài giảng điện tử, muốn thu hút sự chú ý của trẻ vào đối tượng nào thì chúng ta nên tìm cách để làm nổi bật đối tượng đó lên, bằng cách:.
- Như vậy sẽ thuận tiện cho giáo viên trong việc hướng trẻ tập trung vào đối tượng cần quan sát..
- Thực tế tôi nhận thấy, nhiều giáo viên thích lựa chọn những khung hình động, màu sắc lòe loẹt, nhấp nháy liên tục để tạo thẩm mỹ cho bài giảng của mình nhưng đôi khi những khung hình đó lại làm mất đi sự tập trung của trẻ vào nội dung bài dạy, dẫn đến giờ học đạt kết quả không cao.
- Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc nội dung, yêu cầu của bài dạy: cần cung cấp cho trẻ kiến thức gì? Và cần làm nổi bật chi tiết nào? Để có thể giúp trẻ nhận biết, lĩnh hội tri thức một cách đơn giản, dễ nhất..
- 7.8.4.Biện pháp 4: Tìm kiếm, khai thác thông tin, tư liệu trên mạng internet để đưa vào bài giảng: Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh là tư liệu cho bài giảng điện tử.
- Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng điện tử là mammon.edu.vn.
- Trong thời đại tiến bộ khoa học như hiện nay, phần đa giáo viên nào cũng có điện thoại di động thậm chí máy ảnh, máy quay…Đây chính là những công.
- cụ giúp chúng ta có thể sưu tập những tư liệu cho bài giảng bằng cách: ghi âm, quay các đoạn video…Để chèn được các File âm thanh hay video từ điện thoại vào các Slide đòi hỏi giáo viên phải biết ứng dụng một số phần mềm đổi đuôi như: Convert, Fomatfactory….
- 7.8.5.Biện pháp 5: Một số phần mềm hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế giáo án điện tử:.
- Phần mềm GIMP (Cắt sửa ảnh):.
- Nếu như trước kia việc tìm bài hát cho phù hợp với chủ đề, với bài dạy các giáo viên phải vất vả đến các cửa hàng băng đĩa để tìm và phải mở bằng đầu đĩa thì hiện nay, với mạng internet chúng ta có thể Dowload bất cứ bài nhạc nào hoặc đoạn video mình cần và có thể chèn trực tiếp vào trong các Slide.
- Bộ cài này có rất nhiều tính năng, phù hợp và thuận tiện cho việc thiết kế bài giảng điện tử, đem lại hiệu quả cao cho bài giảng.
- Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần mềm Window Movie Maker.
- Các bạn có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho chúng thật sống động.
- Biện pháp 6: Mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức, ham học hỏi, tìm tòi, tham gia các buổi tập huấn, các lớp tập huấn để nâng cao trình độ, kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử, phải nắm được quy trình thiết kế bài giảng điện tử:.
- Giáo viên phải thực sự có ham mê, lòng nhiệt tình:.
- Bản thân tôi cũng như một số giáo viên trong trường đã đầu tư mua máy tính xách tay, 3G để thuận tiện vào mạng tìm các thông tin, tư liệu cho bài giảng, trao đổi thông tin, kinh nghiệm lẫn nhau qua Email….
- Phòng giáo dục tổ chức các buổi tập huấn về thiết kế bài giảng E-learning tại Phòng giáo dục do các giảng viên chuyên nghiệp về giảng dạy.Bản thân tôi.
- Vì thông qua buổi tập huấn, các giáo viên hướng dẫn đã giúp chúng tôi tháo gỡ được những vướng mắc khi thiết kế bài giảng, giúp chúng tôi có thêm kĩ năng mới để thiết kế bài giảng hay hơn, hấp dẫn hơn như: Chèn các đoạn video vào slide, các file Flash, Tạo đoạn video từ các hình ảnh và âm thanh…liên kết Hyperline, cách thiết kế trò chơi cho trẻ trên Powerpoint….
- Sau nhiều lần thực hành, những kiến thức đó đã khắc sâu trong trí óc và khi thực hiện áp dụng vào bài giảng sẽ trở lên rất đơn giản và nhanh chóng, chúng ta không phải mất thời gian tìm lại tài liệu, không phải mất thời gian thao tác, thực hành lại nữa.
- Sau khi hoàn thành phần thiết kế bài giảng mới, tôi đã hướng dẫn giáo viên thực hiện hoạt động làm quen với thao tác trên bài giảng vừa thiết kế để tạo cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng chuyên môn của toàn trường ngày càng đi lên.
- Các giáo viên dự giờ thì nắm bắt, mở rộng thêm những thao tác, kĩ năng với bài giảng điện tử, còn bản thân tôi lại nhận được những lời góp ý, những ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau để xây dựng cho bài giảng.
- Và qua đó, tôi lại có thêm nhiều ý tưởng về cách thiết kế bài giảng điện tử của mình..
- Tôi đã về áp dụng ngay vào lớp mình bài giảng với nội dung.
- Điều đặc biệt quan trọng để thiết kế bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, phù hợp với trẻ thì người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề, mến trẻ, có sự ham mê để tìm ra cái hay, cái mới lạ đưa vào bài giảng nhằm tạo hứng thú.
- Để làm được điều đó, người thiết kế bài giảng phải hiểu được nội dung bài học là gì? Cần cung cấp những nội dung đó như thế nào để thu hút trẻ?.
- Cần tìm những tư liệu nào phù hợp với nội dung kiến thức và hấp dẫn đối với trẻ? Giáo viên phải nảy sinh ý tưởng trong đầu thì mới có thể thực hiện được việc thiết kế bài giảng điện tử theo quy trình sau:.
- Quy trình thiết kế bài giảng điện tử:.
- Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:.
- Trong phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, mục tiêu phải được chỉ rõ khi học xong bài, trẻ cần nắm được cái gì? Từ đó giáo viên cần cung cấp những tư liệu gì để phù hợp với mục tiêu của bài..
- Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính.
- Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý.
- Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác..
- Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử..
- Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là tranh ảnh, âm thanh, video clip Hiện nay để xây dựng bài giảng điện tử ta có thể áp dụng các phần mềm căn bản sau:.
- Phần minh họa thiết kế trong bài giảng điện tử thể hiện tính trực quan sinh động của bài giảng.
- Dữ liệu âm thanh này được đóng gói từ bên ngoài và đưa vào bài giảng để sử dụng.
- Phim này phải được điều khiển chủ động bởi người dạy Để giảm kích thước cũng như dung lượng bài giảng, dữ liệu minh họa này thường được đóng gói riêng, để sử dụng trong bài giảng ta phải xây dựng liên kết giữa các phần, các nội dung minh họa..
- Thực tế không phải trường nào cũng được đầu tư máy tính, máy chiếu nên việc trình chiếu các bài giảng điện tử đối với các trường mầm non cũng gặp nhiều khó khăn.
- Trường mầm non.
- chúng tôi cũng chỉ có 1 máy tính xách tay và 2 máy chiếu nên để các giáo viên có thể thực hiện các bài giảng điện tử được các giáo viên khắc phục bằng cách:.
- Trong các hoạt động, giáo viên có thể thiết kế bài giảng tại máy tính ở nhà hoặc máy tính ở trường, sau đó ghi đĩa để mở trực tiếp trên màn hình ti vi, trẻ.
- 1.Nhưng làm thế nào để in bài giảng điện tử từ Power Point sang đĩa VCD?.
- Cách làm này thực sự đã giúp nhiều giáo viên có cơ hội được thể hiện trình độ, năng lực của bản thân và cũng chính nhờ vậy, công tác chuyên môn trường mầm non Hồng Châu ngày càng sôi nổi, trình độ giáo viên ngày càng được nâng cao..
- Làm thế nào để giáo viên có thể tự ghi đĩa:.
- Đổi đuôi cho bài giảng sang video rồi, nhưng làm thế nào để tự ghi đĩa mà không cần phải mang ra cửa hàng để thuê làm đĩa?.
- Với các hoạt động sử dụng bài giảng điện tử, trẻ thường hay bị ngồi quan sát quá lâu trên màn hình.
- Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần biết cách thay đổi không khí cho trẻ sau mỗi lần chuyển nội dung kiến thức..
- Ở cuối mối hoạt động trong bài giảng điện tử, chúng ta thường hay thiết kế một trò chơi trên máy cho trẻ.
- Để thiết kế được trò chơi phù hợp với độ tuổi, phù hợp với khả năng của trẻ và thực sự tạo thích thú cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải thành thạo một số thao tác thiết kế trong Triger( tạo liên kết giữa các slide) và một số thao tác thiết kế trò chơi trong Flash..
- Các biện pháp nêu trên đã được áp dụng thử nghiệm ở sinh mẫu giáo, giáo viên trường mầm non.
- các phần mềm công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non….
- Trang Web thư viện bài giảng: http://baigiang.bachkim.vn Trang Web dạy học trực tuyến: http://elearning.ioit-hcm.ac.vn Mạng giáo dục edunet: http://www.edu.net.vn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt