« Home « Kết quả tìm kiếm

Thiết kế bài toán hình học trung học cơ sở gắn với thực tiễn miền núi


Tóm tắt Xem thử

- Vấn đề thiết kế các bài toán có nội dung thực tiễn từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục toán học.
- Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có còn ít quan tâm đến chủ đề thực tiễn gắn với miền núi.
- Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông nhấn mạnh một số quan điểm, trong đó có: chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn liên môn.
- Như vậy, yêu cầu vận dụng toán học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đã được quy định chính thức trong chương trình giáo dục môn Toán ở trường phổ thông..
- Bài viết dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích nội dung, yêu cầu của chương trình Hình học THCS, một số lí luận về bài toán hình học, đề xuất một số biện pháp thiết kế các bài toán hình học THCS gắn với thực tiễn miền núi, làm phong phú thêm các bài toán hình học trong chương trình, phù hợp với học sinh (HS) THCS miền núi, góp phần đạt được mục tiêu dạy học..
- NỘI DUNG.
- Về nội dung hình học trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018.
- Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội.
- dung môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích.
- Hình học và Đo lường.
- Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho HS.
- phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn.
- tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM..
- Hình học và Đo lường là một trong những thành phần quan trọng của giáo dục toán học, rất cần thiết cho HS trong việc tiếp thu các kiến thức về không gian và phát triển các kĩ năng thực tế thiết yếu..
- Trên tinh thần quán triệt quan điểm tinh giản, thiết thực, Chương trình môn Toán (2018) cấp THCS đã có một số điều chỉnh cụ thể so với chương trình hiện hành, trong đó có: Tăng cường các yếu tố trực quan trong dạy học.
- Giảm mức độ phức tạp trong dạy học một số nội dung.
- Tăng cường thực hành, luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn..
- Cụ thể, Nội dung Hình học và Đo lường ở cấp THCS bao gồm Hình học trực quan và Hình học phẳng.
- Hình học trực quan tiếp tục cung.
- THIẾT KẾ BÀI TOÁN HÌNH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ GẮN VỚI THỰC TIỄN MIỀN NÚI.
- Hoàng Thị Thanh, Nguyễn Thị Hương Lan Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (2018) đã nhấn mạnh yêu cầu tăng cường thực hành, luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn.
- Điều này vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi giáo viên (GV) phải nghiên cứu, thiết kế và bổ sung những bài toán có nội dung gắn với thực tiễn địa phương vào dạy học.
- Bài báo phân tích nội dung, yêu cầu của chương trình Hình học Trung học cơ sở (THCS) và một số lí luận về bài toán hình học, đề xuất một số biện pháp thiết kế các bài toán hình học THCS gắn với thực tiễn miền núi, góp phần đạt được mục tiêu dạy học môn Toán ở trường phổ thông..
- Từ khoá: Bài toán hình học, Trung học cơ sở, thực tiễn, miền núi..
- tạo lập một số mô hình hình học thông dụng.
- tính toán một số yếu tố hình học.
- giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường.
- Hình học phẳng cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng thông dụng (điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, góc, hai đường thẳng song song, tam giác, tứ giác, đường tròn)..
- Yêu cầu cần đạt về vận dụng hình học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
- Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán yêu cầu về vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn được cụ thể hoá đối với từng khối lớp như sau:.
- Lớp 6: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt như tam giác đều, hình vuông, lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân (ví dụ: tính chu vi hoặc diện tích của một số đối tượng có dạng đặc biệt nói trên,...)..
- Lớp 7: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của một lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác.
- liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học..
- Lớp 8: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều,...);.
- gắn với việc vận dụng định lí Pythagore (ví dụ:.
- gắn với việc vận dụng định lí Thalès (ví dụ: tính khoảng cách giữa.
- gắn với việc vận dụng kiến thức về hai tam giác đồng dạng (ví dụ: tính độ dài đường cao hạ xuống cạnh huyền trong tam giác vuông bằng cách sử dụng mối quan hệ giữa đường cao đó với tích của hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền.
- Lớp 9: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình trụ, hình nón, hình cầu (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.
- gắn với tỉ số lượng giác của góc nhọn (ví dụ: Tính độ dài đoạn thẳng, độ lớn góc và áp dụng giải tam giác vuông.
- gắn với đường tròn (ví dụ: một số bài toán liên quan đến chuyển động tròn trong Vật lí.
- tính được diện tích một số hình phẳng có thể đưa về những hình phẳng gắn với hình tròn, chẳng hạn hình viên phân,...)..
- Từ những yêu cầu trên đòi hỏi mỗi GV toán ở trường THCS phải nghiên cứu bổ sung các bài toán có nội dung thực tiễn gắn với địa phương, phù hợp với nội dung chương trình và phù hợp với đặc điểm, trình độ của HS vào dạy học..
- Về các bài toán hình học THCS.
- Việc dạy giải bài toán có vị trí hết sức quan trọng trong việc dạy Toán.
- Đối với HS, việc giải bài toán có thể coi là một hình thức chủ yếu của việc học Toán.
- Các bài toán ở trường phổ thông là một phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế được trong viêc giúp HS nắm vững tri thức, phát triển năng lực tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và ứng dụng toán học vào thực tiễn..
- Có nhiều cách để phân loại bài toán hình học..
- Polya thì có ba loại bài toán là: loại chứng minh, loại tìm tòi và loại toán thực tiễn.
- Loại toán có nội dung thực tiễn: Với loại toán này, khi qua giai đoạn toán học hoá sẽ trở về một trong hai loại nêu trên.
- Loại này nổi bật bởi tính thực tiễn..
- Căn cứ vào phương pháp giải, người ta thường xếp bài tập hình học phổ thông thành những dạng bài tập tính toán, chứng minh, dựng hình, quỹ tích, cực trị,....
- Có thể nói, các bài toán hình học ở trường THCS rất đa dạng, phong phú.
- Các bài toán có nội dung thực tiễn nếu được thiết kế phù hợp sẽ giúp HS không chỉ củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải toán, tìm tòi, phát hiện, khám phá tri thức toán học, mà còn giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, bồi dưỡng hứng thú học tập, phát triển năng lực giải toán, thấy được ý nghĩa của những tri thức toán học nói chung, hình học nói riêng mà các em được học,… Nói cách khác, bài toán có nội dung thực tiễn đồng thời thực hiện các chức năng của các bài tập toán học nói chung, trong đó ưu điểm nổi bật là gắn kết kiến thức toán học mà HS được học ở trường với thực tiễn cuộc sống, góp phần phát triển năng lực mô hình hoá toán học và bồi dưỡng hứng thú, động cơ học tập cho HS..
- Một số biện pháp thiết kế bài toán hình học THCS có nội dung thực tiễn gắn với miền núi.
- Các kiến thức đã học chỉ thực sự có giá trị khi nó được HS sử dụng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống của mình.
- HS phải được tạo cơ hội để vận dụng các kiến thức, kĩ năng (không chỉ của hình học mà còn các kiến thức khác trong môn Toán và các môn học khác) đã học và huy động vốn kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo..
- Trong chương trình sách giáo khoa (SGK) trước đây còn ít các bài toán có nội dung thực tiễn và ít gần gũi với thực tiễn miền núi.
- GV dạy học ở miền núi cần phải làm phong phú thêm các bài tập SGK bằng cách bổ sung các bài tập có nội dung hấp dẫn, phù hợp với HS miền núi và phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh miền núi.
- Dưới đây là một số biện pháp thiết kế bài toán hình học gắn với thực tiễn miền núi:.
- Xây dựng bài toán chứa tình huống thực tiễn gắn với miền núi từ bài toán có sẵn.
- Từ bài toán chứa tình huống thực tiễn đã có trong sách giáo khoa, xây dựng nên bài toán chứa tình huống thực tiễn mới gắn với miền núi.
- Xuất phát từ các bài toán có nội dung thực tiễn đã có trong SGK, xác định được mô hình của bài toán và giải bài toán, GV có thể nghiên cứu, thiết kế một hoặc một số bài toán thực tiễn mới bằng cách thay đổi tình huống của bài toán, chẳng hạn: thay đổi các yếu tố (sự vật, hiện tượng, mối quan hệ.
- trong bài toán.
- thay đổi các tính chất của các yếu tố trong bài toán, thay đổi giả thiết hoặc kết luận của bài toán..
- Ví dụ 1: Từ bài toán sau trong SGK Toán 8 [5, tr.88]:.
- Bài toán trên có thể được phát biểu dưới dạng bài toán thực tiễn mới như sau: “Hai bản A và B ở cùng phía con đường thẳng liên xã..
- Tình huống bài toán mới đưa ra là một tình huống gần gũi, dễ gặp trong thực tế cuộc sống ở miền núi, do đó sẽ hấp dẫn và gây được hứng thú cho HS hơn.
- Để giải quyết được bài toán thực tiễn trên cũng như các bài toán có nội dung thực tiễn nói chung, trước tiên HS phải xác định được mô hình toán học cho tình huống xuất hiện trong bài toán.
- Do đó, bài toán thực tiễn không chỉ hấp dẫn và tạo hứng thú cho HS mà còn tạo điều kiện để GV phát triển năng lực mô hình hoá toán học cho HS..
- Từ bài toán trong SGK được phát biểu dưới dạng bài toán hình học thuần tuý, GV liên tưởng với một tình huống thực tiễn gắn với miền núi và phát biểu bài toán dưới dạng một tình huống thực tiễn.
- Chẳng hạn, cho hình thang, ta có thể liên tưởng đến một phần mái nhà sàn, bài toán chia diện tích của một tam giác hoặc một tứ giác, ta có thể liên tưởng đến chia diện tích ruộng, nương, vườn,….
- Ví dụ 2: Từ bài toán “Hãy tính đường chéo của một hình hộp chữ nhật”.
- Có thể đưa ra bài toán có nội dung thực tiễn như sau: “Ở một góc sân trường mới xây xong có một cái bể khô.
- Bể có thể chứa trọn các thanh dài nhất là bao nhiêu mét?”.
- Với bài toán này, HS có thể áp dụng định lí Pitago để tính.
- Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm thực tế, có HS sẽ nghĩ ra các khác để giải quyết bài toán.
- Theo cách phát biểu bài toán như trên, HS sẽ nghĩ tới nhiều phương án để giải quyết bài toán hơn cách phát biểu ban đầu..
- Ví dụ 3: Từ bài toán tính thể tích của hình hộp chữ nhật biết ba kích thước của hình, ta có thể phát biểu thành bài toán có nội thực tiễn chứa nhiều thông tin hơn và đòi hỏi phải tính thể tích, chẳng hạn: “Trường bạn Xiên có một cái bể nước hình hộp chữ nhật, lòng bể có chiều dài là 3m, rộng 2m, cao 1,5m.
- Ví dụ 4: Vẫn là bài toán tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta có thể gắn với tình huống khác để đưa đến bài toán như sau: “Nhà bạn Hùng có một nhà kho hình hộp chữ nhật để chứa củi, rơm và nông cụ.
- Ví dụ 5: Từ bài toán về chia hình thang thành hai hình có diện tích bằng nhau, ta có thể liên tưởng đến tình huống phân chia ruộng, nương,… Từ đó, phát biểu thành các bài toán chứa tình huống thực tiễn, chẳng hạn: “Nhà bạn Thào A Chơ có một nương ngô có dạng hình thang có chiều rộng là 48m, chiều dài là 132m, khoảng cách giữa rìa trên và rìa dưới của nương là 56m.
- Những bài toán có nội dung thực tiễn như trên không chỉ hấp dẫn HS hơn mà còn giúp GV lồng ghép nhiều kiến thức hơn, dễ làm cho học sinh thấy ứng dụng thực tiễn của toán học hơn các bài toán phát biểu dưới dạng thuần tuý toán học.
- HS sẽ nhận ra là có những lời giải có thể phù hợp với bài toán được phát biểu một cách thuần tuý toán học nhưng chưa chắc đã phù hợp với bài toán có nội dung thực tiễn.
- Do đó, bài toán có nội dung thực tiễn vừa tạo điều kiện để HS vận dụng linh hoạt kiến thức, kĩ năng đã được học vừa biết kết hợp với kinh nghiệm sống của bản thân để đưa ra cách giải quyết phù hợp với thực tiễn..
- Thiết kế bài toán hình học có nội dung thực tiễn từ những tình huống nảy sinh trong học tập và trong thực tế cuộc sống ở miền núi.
- Để có thể thiết kế các bài toán hình học có nội dung thực tiễn gắn với miền núi, trước hết, GV phải nắm chắc chương trình, SGK, những yêu cầu cần đạt của từng nội dung và trình độ của HS để làm cơ sở thiết kế các bài toán.
- GV có thể khai thác nét đặc trưng này để thiết kế bài toán cũng như các chủ đề dạy học..
- Ví dụ 6: Sau khi học nội dung diện tích đa giác [4], GV yêu cầu các nhóm HS về tính diện tích ruộng, vườn hoặc nương nhà mình (một cách tương đối).
- Ví dụ 7: Từ thực tế, nhà hoặc vườn của người dân tộc thiểu số ở miền núi thường được rào quanh bằng tre, nứa, GV có thể liên tưởng đến bài toán chia một đoạn thẳng cho trước thành các đoạn thẳng bằng nhau và đưa ra bài toán sau: “Nhà bạn Duyên chuẩn bị đan tre làm rào quanh nhà.
- GV có thể đưa ra một bài toán về vận dụng tính chất đối xứng tâm như sau: “Uống rượu mừng trong ngày lễ hội là một nét văn hóa của dân tộc Thái vùng Tây Bắc.
- Từ các ví dụ trên có thể thấy, toán học rất gần gũi và hiện hữu ở mọi nơi, trong mọi mặt cuộc sống.
- Nếu giáo viên chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, liên hệ những ứng dụng của toán học với thực tế cuộc sống thì không khó để đưa đến những bài toán hay, những bài toán thực tiễn hấp dẫn HS, đem lại hiệu quả dạy học tích cực..
- Hơn nữa, việc giải những bài toán có nội dung thực tiễn không chỉ góp phần giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn mà còn biết vận dụng sao cho linh hoạt, hiệu quả dựa trên kinh nghiệm sống của mình.
- Những bài toán có nội dung thực tiễn hay nảy sinh từ đời sống thực sẽ tạo cho HS nhu cầu vận dụng những kiến thức Toán học trong nhà trường vào cuộc sống, tạo hứng thú học tập, giúp HS nắm được thực chất vấn đề và tránh hiểu các sự kiện Toán học một cách hình thức.
- giúp phát triển năng sáng tạo, năng lực mô hình hoá toán học cho HS, hình thành phẩm chất luôn muốn ứng dụng tri thức và phương pháp toán học để giải thích, phê phán và giải quyết những yêu cầu đặt ra trong cuộc sống, đây cũng là mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông.
- Vì vậy, trong quá trình dạy học GV cần thiết kế, bổ sung, khai thác một cách hợp lý các bài toán có nội dung thực tiễn, tạo mọi điều kiện để HS nắm vững kiến thức cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông kết hợp với những hiểu biết, kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân để vận dụng vào giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống..
- Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán..
- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể..
- Phương pháp dạy học hình học ở trường trung học cơ sở..
- NXB Giáo dục.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt