« Home « Kết quả tìm kiếm

Đa dạng hóa tổ chức chuyên đề, hoạt động ngoại khóa nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh trung học cơ sở


Tóm tắt Xem thử

- ĐA DẠNG HÓA TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ, HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI.
- CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
- Kỹ năng xã hội là một khái niệm mới tiếp cận trong giáo dục hiện đại.
- Kỹ năng xã hội có vai trò quan trọng đối với hoạt động học tập cũng như sự thành công của từng cá nhân.
- Bài viết trình bày khái niệm, thực trạng kỹ năng xã hội của học sinh trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh trung học cơ sở..
- Kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, các biện pháp quản lý giáo dục..
- Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc trang bị kỹ năng xã hội trong trường học mang lại kết quả tích cực trong điều chỉnh hành vi, học tập, cũng như thành công trong tương lai của học sinh.
- Nhiều quốc gia có kế hoạch trang bị kỹ năng xã hội cho học sinh từ mầm non đến đại học.
- Tại Việt Nam, việc trang bị kỹ năng sống đã và đang được quan tâm, tuy nhiên kỹ năng xã hội vẫn còn bỏ ngõ.
- Chưa có nhiều nghiên cứu về kỹ năng xã hội trong những năm gần đây.
- Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng xã hội của nhóm chúng tôi tại 20 trường trung học cơ sở trên địa.
- bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy kỹ năng xã hội của các em ở mức dưới trung bình.
- Để cải thiện kỹ năng xã hội của các em, rất cần các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng xã hội hiệu quả..
- Khái niệm về kỹ năng xã hội.
- Định nghĩa kỹ năng xã hội được đưa ra trong các công trình nghiên cứu phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp tiếp cận..
- Tiếp cận trên sức khỏe tâm thần, Cillessen và cộng sự cho rằng: kỹ năng xã hội là khả năng hoạt động thành công trong môi trường xã hội của một người [2, tr.393-412].
- Theo tác giả này, những người có kỹ năng xã hội thấp sẽ gặp khó khăn khi tương tác với người khác, điều này hạn chế cơ hội của họ để hình thành và duy trì tình bạn thỏa đáng với bạn bè, và do đó hạn chế số lượng quan hệ xã hội của họ.
- Nếu mọi người có kỹ năng xã hội thấp, họ có thể không đủ khả năng đối phó với các sự kiện cuộc sống căng thẳng trong quá trình tham gia các hoạt động xã hội của họ, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực gia tăng..
- Tiếp cận trên phương diện hành vi xã hội, khi nghiên cứu kỹ năng xã hội của học sinh trong môi trường học đường, Daraee, Salehi và Fakhr (2016) và cộng sự đưa ra định nghĩa: “Kỹ năng xã hội là những hành vi cho phép các cá nhân tương tác có ảnh hưởng và tránh những phản ứng không mong muốn” [4].
- Những tác giả cho rằng kỹ năng xã hội.
- “Có nguồn gốc từ nền tảng văn hóa và xã hội và bao gồm các hành vi như tiên phong trong việc thiết lập quan hệ mới, yêu cầu trợ giúp và đưa ra đề xuất để giúp đỡ người khác”..
- Tiếp cận trên phương diện năng lực của học sinh, viết trong cuốn “Teaching Social Skills to Youth”, Dowd và Tierney (2017) đưa ra định nghĩa: “Kỹ năng xã hội là công cụ cho phép mọi người giao tiếp, học hỏi, yêu cầu giúp đỡ, đáp ứng nhu cầu theo cách phù hợp, hòa đồng với mọi người, kết bạn, phát triển mối quan hệ lành mạnh, bảo vệ bản thân và nói chung, có thể tương tác với xã hội hài hòa” [5].
- Cũng trên phương diện này, nghiên cứu về sự không đồng nhất về kỹ năng xã hội khi học sinh bắt đầu vào lớp 1.
- Lamon và Van Horn (2013) cho rằng kỹ năng xã hội là.
- “một thuật ngữ dùng để mô tả một chùm các kỹ năng làm tăng tính hiệu quả của cá nhân trong các tình huống xã hội” [9, tr.384-405].
- Trên quan điểm đồng nhất kỹ năng xã hội với năng lực xã hội với các công trình của Gresham (1990.
- 2006), viết trong nghiên cứu của mình, Betlow (2005) cho rằng “năng lực xã hội là mức độ mà học sinh có thể thiết lập và duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân thỏa đáng, thiết lập và duy trì tình bạn và chấm dứt các mối quan hệ giữa các cá nhân tiêu cực” [1].
- Schumaker và Hazel (1984) cũng đã định nghĩa: một kỹ năng xã hội là “bất kỳ chức năng nhận thức hoặc hành vi công khai nào trong đó một cá nhân tham gia trong khi tương tác với người khác” [11, tr.422- 430].
- Các định nghĩa này đã hướng đến tính mục tiêu của giáo dục mà kỹ năng xã hội là một trong những công cụ để đạt đến mục tiêu đó..
- Tiếp cận trên phương diện giáo dục ở lứa tuổi mầm non, khi nghiên cứu về giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi.
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Hạnh (2015) đưa ra định nghĩa: “Kỹ năng xã hội là các kỹ năng giúp cá nhân nhận thức, ứng xử, giao tiếp và thích ứng, thành công trong xã hội”.
- Đồng thời chỉ rõ: “Những kỹ năng này liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, biểu hiện thái độ, hành vi ứng xử áp dụng vào giao tiếp giữa người với người hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể, hoặc tổ chức” [10, tr.88].
- Theo Đặng Thành Hưng, Trần Thị Tố Oanh (2014) cho rằng kỹ năng xã hội là một trong các kỹ năng của con người, tồn tại cùng với các kỹ năng khác để tạo thành năng lực xã hội của con người.
- Vì thế, “Kỹ năng xã hội là loại kỹ năng hướng tới và áp dụng trực tiếp vào những quan hệ, hoàn cảnh, quá trình và đời sống xã hội công cộng để giúp cá nhân nhận thức, ứng xử, giao tiếp và thích ứng xã hội thành công, hiệu quả ở mức độ nhất định”.
- Kỹ năng xã hội tồn tại dưới dạng hoạt động trong các hoạt động xã hội nào đó của con người..
- Nói cách khác, kỹ năng xã hội là những phương.
- với xã hội, một dạng hoạt động nhằm thực hiện các mối quan hệ của cá nhân với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp điều kiện, hoàn cảnh..
- Các khái niệm nêu trên có điểm chung, kỹ năng xã hội là sự tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau của các hành vi xã hội trong môi trường xã hội của con người, trong đó tập trung vào các yếu tố: nhận thức xã hội, thích ứng xã hội, ứng xử trong các tình huống giao tiếp, tạo lập mối quan hệ mang tính xã hội.
- Yếu tố nhận thức xã hội là điều kiện để hình thành kỹ năng.
- Yếu tố thích ứng xã hội là định hướng mục tiêu của kỹ năng.
- Yếu tố ứng xử trong các tình huống giao tiếp và yếu tố tạo lập mối quan hệ là phương thức biểu hiện của kỹ năng.
- Tất cả những yếu tố này biểu thị kỹ năng tương tác của con người để đạt đến thành công trong xã hội.
- Nói cách khác, hoạt động tương tác giữa con người với nhau trong xã hội và tạo lập mối quan hệ giữa người với người, hoặc bày tỏ tình cảm, thái độ với nhau, hoặc để kết hợp với nhau trong một môi trường và hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
- Xét trên phương diện mục tiêu này thì kỹ năng xã hội chính là kỹ năng giao tiếp có hiệu quả dựa trên kết quả nhận thức về giá trị xã hội..
- Căn cứ vào những quan niệm và định nghĩa về kỹ năng xã hội của các học giả trong và ngoài nước, dựa trên sự cụ thể hóa và khái quát hóa các yếu tố của năng lực, chúng tôi đề xuất khái niệm về kỹ năng xã hội như sau: Kỹ năng xã hội là sự tổng hòa nhiều yếu tố khác nhau của hành vi xã hội trong môi trường xã hội của con người, trong đó tập trung vào các yếu tố: Nhận thức xã hội.
- thích ứng xã hội.
- ứng xử, tương tác và giao tiếp trong các tình huống xã hội.
- tạo lập và duy trì các mối quan hệ xã hội hướng đến sự thành công trong hoạt động xã hội của con người..
- Thực trạng kỹ năng xã hội của học sinh trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Để xác định thực trạng kỹ năng xã hội của học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát 2033 người, trong đó có 56 cán bộ quản lý.
- Nội dung bao gồm 4 nhóm kỹ năng nhận thức xã hội.
- Tương tác xã hội và hợp tác.
- Thang đo của bộ công cụ khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở công lập Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trình độ kỹ năng xã hội.
- Bảng thống kê kỹ năng xã hội của học sinh trung học cơ sở công lập Thành phố Hồ Chí Minh.
- TT Kỹ năng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn.
- 1 Nhận thức xã hội 2,88 0,38.
- 3 Tương tác xã hội và hợp tác 2,79 0,37.
- Số liệu bảng 2 cho thấy, các kỹ năng đều ở mức trung bình trong đó thấp nhất là kỹ năng tương tác, hợp tác..
- Kỹ năng nhận thức xã hội của học sinh thể hiện ở 2 yếu tố: nhận thức giá trị bản thân và nhận thức giá trị xã hội.
- Mỗi con người là một thực thể xã hội nên nhận thức giá trị của bản thân cũng là nhận thức xã hội.
- Mặt khác, nhận thức bản thân cũng là quá trình tự ý thức để đến với giá trị xã hội.
- Nếu kỹ năng này trung bình (ĐTB = 2,88) thì các em sẽ rất khó tự tin trong học tập và trong cuộc sống.
- Tuy nhiên, trong 4 kỹ năng thì đây là kỹ năng có điểm trung bình cao nhất (ĐTB = 2,90)..
- Bảng kết quả tương quan Pearson giữa các kỹ năng xã hội của học sinh trung học cơ sở.
- Các kỹ năng 1 2 3 4.
- Nhận thức xã hội.
- Tương tác xã hội và hợp tác 0,626.
- 2 đuôi, KNNT= kỹ năng nhận thức xã hội, KNGT= kỹ năng giao tiếp, KNTT = kỹ năng tương tác hợp tác, KNGQ = kỹ năng giải quyết xung đột.
- Trong môi trường, hoàn cảnh hoạt động của học sinh trung học cơ sở, kỹ năng tương tác được phát huy trong một số hoạt động để tạo thành kỹ năng hợp tác, điều mà mục tiêu của chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực là phát.
- trong các hành vi và hoạt động của học sinh.
- Kỹ năng tương tác xã hội và hợp tác là yếu tố quan trọng của kỹ năng xã hội đối với học sinh không chỉ trong học tập, hoạt động vui chơi, giải trí mà còn trở thành kỹ năng nghề nghiệp ở tương lai.
- Nhóm kỹ năng này cũng ở mức trung bình (ĐTB.
- Hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh trong trường trung học cơ sở là một hoạt động giáo dục như những hoạt động khác trong nhà trường nhưng không qui định thành môn học cụ thể trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Vì thế, để đưa nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh vào trong nhà trường và tổ chức hoạt động nó, Hiệu trưởng cần phải lựa chọn được những nội dung cần thiết.
- ưu tiên trong thời gian hạn hẹp cũng như sử dụng các hình thức biện pháp phù hợp thì mới mang lại hiệu quả cho hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh..
- Thông qua các chuyên đề giúp cho học sinh có thói.
- Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở cần triển khai các biện pháp sau đây để đa dạng hoá chuyên đề, hoạt động ngoại khoá để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:.
- sẽ có tác dụng tốt trong giáo dục kỹ năng xã hội.
- các điều cần nói có vậy sẽ giúp các em thể hiện được cảm xúc bước đầu và rèn các kỹ năng xã hội khác..
- Thứ hai, Hiệu trưởng tổ chức lấy ý kiến về từng nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh.
- Sau đó, Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội thảo luận với hội đồng sư phạm chọn các nội dung cần thiết trong các nhóm kỹ năng để giảng dạy và trang bị cho các em.
- Mỗi khối lớp khác nhau cần những kỹ năng khác nhau;.
- Hiện nay, vài trường đã lựa chọn các nội dung chuyên đề theo khối lớp một cách phù hợp và hiệu quả mang lại trong trang bị kỹ năng xã hội cao..
- Thứ ba, khai thác tiềm năng của phụ huynh học sinh để thực hiện giáo dục kỹ năng xã hội.
- Sau khi nhận được sự quan tâm, đồng thuận của các lực lượng và đối tượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội trong nhà trường, Hiệu trưởng cần lưu ý đến nguồn lực rất lớn và đa dạng từ phụ huynh học sinh.
- cũng như biết được nhu cầu của chính con mình đang cần kỹ năng gì.
- Việc tổ chức một ngày đồng kiến tạo để phụ huynh các lớp chọn lựa nội dung và tham gia đóng góp vào việc giảng dạy kỹ năng xã hội cho học sinh là điều cần thiết.
- vừa có nguồn lực về tài chính và sự đồng hành trong đánh giá học sinh sau khi được trang bị kỹ năng xã hội..
- Thứ tư, giáo dục kỹ năng xã hội thông qua nêu gương.
- Kỹ năng hướng đến hoàn thiện các hành vi của con người, mà nhất là độ tuổi của các em rất cần những tấm gương để hoàn thiện mình.
- Từ những kỹ năng giao tiếp hàng ngày cũng giúp các em điều chỉnh chính mình cho đến việc giải quyết vấn đề trong cuộc sống..
- chương trình hành động do Đoàn Thành niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hiện nay có nhiều thay đổi, hướng đến việc trang bị kỹ năng xã hội khá nhiều, nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của học sinh trong học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí.
- Nhà trường cần đẩy mạnh cuộc vận động và từng bước tạo phong trào thi đua rèn luyện trong học sinh theo tinh thần 03 trách nhiệm: Trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình và trách nhiệm với xã hội..
- Kỹ năng xã hội là sự tổng hòa nhiều yếu tố khác nhau của hành vi xã hội trong môi trường xã hội của con người hướng đến sự thành công trong hoạt động xã hội của con người.
- Kỹ năng xã hội của các học sinh trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ở mức độ trung bình..
- Đa dạng hoá chuyên đề, hoạt động ngoại khoá là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh..
- các lực lượng giáo dục có nhận thức tốt về giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh.
- [3] Đặng Thành Hưng, Trần Thị Tố Oanh (2014), Bản chất và đặc điểm của kỹ năng xã hội, Tạp chí Khoa học giáo dục..
- [10] Nguyễn Thị Thu Hạnh, Hoàng Thị Thơm (2016), Giáo dục kỹ năng giao tiếp góp phần phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi, Tạp chí Giáo dục.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt