« Home « Kết quả tìm kiếm

Đổi mới công nghệ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0


Tóm tắt Xem thử

- ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.
- TÓM TẮT: Đổi mới công nghệ là vấn đề được nhiều tổ chức và doanh nghiệp quan tâm bởi theo họ, đó chính là chìa khóa để giúp cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng quản lý, thậm chí từ đó có thể tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao và hơn hẳn chất lượng sản phẩm cũ, đồng thời nó cũng là biện pháp quản lý hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay.
- Đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học, không những nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế – xã hội mà còn tác động đổi mới giáo dục nhằm thay đổi phương thức dạy và học trong đào tạo hiệu quả hơn..
- Từ khóa: đổi mới công nghệ.
- công nghệ.
- công nghệ 4.0.
- Hiện nay, quan niệm về đổi mới công nghệ có nhiều ý kiến khác nhau, một số ý kiến cho rằng chủ yếu là nhờ thay đổi công cụ và phương pháp sản xuất, nhưng cũng có những ý kiến tổng hợp và đầy đủ hơn, đó là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế – xã hội..
- Với quan điểm này một sự thay đổi trong các thành phần công nghệ dù nhỏ cũng được coi là đổi mới công nghệ, thực ra đây chỉ là cải tiến công nghệ, trong khi hệ thống công nghệ mà con người đang sử dụng có tính phức tạp và đa.
- dạng cao, chỉ một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có tính khả thi..
- Lại có ý kiến cho rằng, đổi mới công nghệ hiểu một cách đơn giản là loại bỏ cái cũ, xây dựng trên nguyên tắc mới sao cho thích nghi tốt hơn….
- Khái niệm về công nghệ.
- Theo Luật chuyển giao công nghệ: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm..
- Khái niệm công nghệ của Luật chuyển giao.
- công nghệ, trùng với khái niệm Công nghệ, nêu tại Điều 3.2, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, đề cập đến nhiều khái niệm khác như: Bí quyết kỹ thuật.
- Chuyển giao công nghệ.
- Hiện nay, công nghệ còn bao hàm cả lĩnh vực dịch vụ (gắn với kỹ thuật hoặc không phải kỹ thuật).
- Về tổng thể, công nghệ có thể xuất hiện trong mọi lĩnh vực từ quân sự đến giải trí….
- Công nghệ quy trình: Đề cập đến các giải pháp, bí quyết tức là cách thức hay phương tiện giải quyết một vấn đề có kèm hoặc không kèm công cụ, dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, hoặc có thể bằng trình tự sắp xếp các công đoạn trong quá trình sản xuất, là cách tổ chức công việc.
- Người ta thường gọi là quy trình công nghệ.
- Điều này cũng phù hợp với những quy định trong Luật chuyển giao công nghệ;.
- Công nghệ sản phẩm: Là tính hữu ích của sản phẩm hoặc các giải pháp khác có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm và cách thức sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra..
- Công nghệ được thể hiện ở 4 thành phần:.
- Phần vật tư, thiết bị kỹ thuật (T), tên gọi khác là phần cứng, đây là thành phần của công nghệ bao gồm các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng xây dựng như nhà xưởng.
- Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi (thường gọi là dây chuyền công nghệ), ứng với một quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ.
- Phần con người (Humanware - H), là nhân lực được đào tạo có khả năng, có đủ sự hiểu biết để vận hành một công nghệ cụ thể.
- Phần thông tin (Inforware - I), các dữ liệu về máy móc, các thông số kỹ thuật, đặc tính của thiết bị, số liệu vận hành thiết bị, thuyết minh sử dụng phần máy móc để duy trì và bảo dưỡng, sử dụng trong các hoạt động của công nghệ…;.
- Các thành phần này có quan hệ cơ hữu, mật thiết với nhau, tức là bất kỳ quá trình nào (dù là trực tiếp tạo ra sản phẩm hay là quá trình quản lý điều hành) đều phải đảm bảo 4 thành phần trên, nếu thiếu một thành phần nào đó, công nghệ không thực hiện được chức năng biến đổi của nó để tạo ra giá trị..
- Khái niệm về đổi mới công nghệ.
- Sự thay đổi đó là sự thay đổi công nghệ, cho nên một cách hiểu đơn giản nhất, sự thay đổi có tiến bộ công nghệ là đổi mới công nghệ.
- Mặt khác, hệ thống công nghệ mà con người đang sử dụng có tính phức tạp và đa dạng cao.
- Do đó, nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi mới công nghệ, việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có tính khả thi.
- Một quan điểm khác – Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần chính hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ.
- Đổi mới công nghệ có thể nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường.
- Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là thay đổi cơ bản công nghệ hiện có, cải tiến một phần công nghệ đang hiện có..
- Vậy, đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ.
- Đổi mới công nghệ khác gì với cải tiến kỹ thuật? Để phân biệt đổi mới công nghệ với cải tiến, hợp lý hóa có thể dựa vào bản chất của nội dung đổi mới.
- Đó là việc thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn.
- Đổi mới công nghệ có thể là đổi mới công nghệ quá trình (giải quyết tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả…) hoặc đổi mới công nghệ sản phẩm (tức là có thể nhằm tạo ra một sản phẩm mới, dịch vụ mới phục vụ thị trường)..
- Hoạt động đổi mới công nghệ bao gồm hai nội dung cơ bản sau:.
- Đổi mới quy trình sản xuất: Bằng các tiến bộ công nghệ (các nước đang phát triển) thường được tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hiệu quả quy trình công nghệ đang có.
- Cả 2 hoạt động đều xuất phát từ nghiên cứu thị trường, nắm bắt những nhu cầu mới của thị trường, xu thế phát triển của công nghệ thế.
- giới… Thực tiễn cho thấy, đổi mới công nghệ là rất quan trọng đối với mỗi tổ chức..
- Đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu… Nhờ đó, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh..
- Thông qua đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, các đơn vị sản xuất và quản lý có thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn thông qua tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công nghệ của tổ chức, của doanh nghiệp như: Loại hình tổ chức (doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức hành chính, tổ chức đào tạo.
- Chu kỳ đổi mới công nghệ.
- Thời điểm đổi mới tuỳ thuộc vào khả năng của tổ chức, độ lan truyền của công nghệ mới.
- Muốn đổi mới thành công, cần phải có hệ thống thông tin làm việc có hiệu quả, cập nhật thành tựu khoa học công nghệ nói chung và đặc biệt là những thành tựu khoa học trong lĩnh vực mà mình hoạt động.
- Chúng ta còn cần có phương pháp và kỹ thuật dự báo tốt để có những kế hoạch đổi mới công nghệ phù hợp.
- với tiến trình phát triển của những diễn biến trên thị trường công nghệ.
- Đổi mới công nghệ có thể thực hiện bằng cách thay thế toàn bộ dây chuyền máy móc, thiết bị cũ bằng dây chuyền máy móc, thiết bị mới hoặc thay thế bằng công nghệ mới hoàn toàn nhưng cũng có thể thay thế dần dần từng phần tùy thuộc vào khả năng của tổ chức, của doanh nghiệp thực hiện..
- Phương thức đổi mới công nghệ.
- Đổi mới bằng thay thế: Khi một công nghệ mới nghiên cứu thành công và được phép triển khai áp dụng, sản phẩm của nó sẽ dần dần chiếm thị phần của sản phẩm công nghệ cũ.
- Quá trình thay thế diễn ra vì công nghệ mới tiên tiến hơn..
- Vì vậy, tại một thời điểm bất kỳ, tồn tại trạng thái đa công nghệ (nhiều công nghệ cùng đáp ứng một nhu cầu song song tồn tại)..
- Đổi mới bằng lan truyền: Công nghệ được tuyên truyền, giới thiệu từ nơi này sang nơi khác nhờ sự áp dụng thành công (từ cơ quan nghiên cứu và triển khai hoặc từ người đã áp dụng).
- Sự lan truyền công nghệ là quá trình cung cấp thông tin về công nghệ, vì vậy công nghệ càng có sẵn thông tin, càng dễ hiểu, càng dễ được quảng bá..
- Tác động của đổi mới công nghệ đối với các lĩnh vực sản xuất.
- Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần đến những giải pháp công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả ở tất cả các khâu, từ cung ứng, tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng, quảng bá sản phẩm, phân phối đến các hoạt động quản trị nhân sự....
- Những năm gần đây, cùng với phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt trước sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng phát triển trực tuyến như: Kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, công nghệ.
- Thông qua đổi mới công nghệ sản xuất, quản lý, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn thông qua tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao tiêu thụ sản phẩm và chính sách hậu mãi.
- Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp như: Loại hình doanh nghiệp;.
- Các đặc điểm của doanh nghiệp như quy mô vốn, quy mô lao động, thời gian hoạt động, mối quan hệ với doanh nghiệp cùng ngành/doanh nghiệp nhà nước đều có tác động tới quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp [12]..
- Hiện nay, nhận thức về vai trò của công nghệ còn hạn chế đối với các tổ chức doanh nghiệp.
- Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2015, việc chưa coi trọng yếu tố công nghệ hiện vẫn còn tồn tại trong nhận thức của doanh nghiệp.
- Yếu tố công nghệ được xếp hàng thứ 5 về tầm quan trọng, sau các yếu tố:.
- Trong khi đó, nhiều khảo sát gần đây của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng, yếu tố công nghệ chiếm vị trí hàng đầu trong việc quyết định thành công của doanh nghiệp.
- Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ những vấn đề liên quan đến đổi mới thiết bị, công nghệ [4], [7].
- các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đúng về vai trò của việc đổi mới công nghệ:.
- Thứ nhất, đa số các doanh nghiệp đều cho rằng kinh phí để đổi mới công nghệ là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp vì đầu tư cho một dây chuyền công nghệ khá tốn kém.
- Thứ hai, có một bộ phận doanh nghiệp cho rằng ở thời điểm này chưa thấy có vấn đề gì hoặc không thấy có nhu cầu đổi mới công nghệ.
- Thậm chí trong ngành chế biến thực phẩm, các doanh nghiệp cho rằng đây là ngành sản xuất chủ yếu theo phương pháp truyền thống nên nhu cầu ứng dụng công nghệ không cao, ngoài ra, một số doanh nghiệp khác có quy mô còn nhỏ, mới khởi nghiệp nên chưa có định hướng về đổi mới công nghệ [7]..
- Trong khi đó, kết quả khảo sát trong khuôn khổ Tiểu dự án 1(b) “Hoàn thiện hệ thống thống kê, đánh giá, đo lường khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo” thuộc Dự án.
- “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ (FIRST)” cho thấy, nhiều mục tiêu doanh nghiệp đặt ra khi thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo, mục tiêu quan trọng nhất là cải thiện chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.
- Tuy nhiên, khảo sát mới đây của “Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ” cho biết, chỉ có 23% số các doanh nghiệp được điều tra có hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ.
- Nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, trong khi cơ chế tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn, các hỗ trợ khác chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
- Năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam hạn chế do ít cập nhật sự thay đổi của thị trường và công nghệ.
- Quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp luôn đối mặt với.
- những trở lực, nhất là công nghệ đã đầu tư với giá trị lớn nhưng lạc hậu khi chưa thu hồi vốn, kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực không thích ứng với bối cảnh mới..
- Tác động của đổi mới công nghệ đối với giáo dục.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm xây dựng thế giới siêu kết nối và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất và các phương pháp giảng dạy.
- Những công nghệ đột phá, tiên tiến nhất hiện nay là Trí tuệ nhân tạo (AI).
- Công nghệ in 3D.
- Internet kết nối vạn vật (IoT), Công nghệ nano, Công nghệ vật liệu mới và cảm biến, Công nghệ sinh học… Tất cả những thành công đó là từ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã làm thay đổi lớn mục tiêu và cách thức đào tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức cho số đông sang khai phóng tiềm năng, đồng thời tạo nên quyền sáng tạo cho từng cá nhân học sinh, sinh viên.
- Công nghệ thực tế tăng cường/thực tế ảo (AR/VR) được sử dụng rộng rãi, giúp học sinh, sinh viên trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng.
- Nhờ có ứng dụng các công nghệ AI, Big Data và IoT, lãnh đạo nhà trường, giảng viên có thể thu thập dữ liệu, phân tích và.
- Thậm chí, công nghệ AI có thể thay thế giảng viên ở một số khâu như điểm danh, chấm bài, soạn bài và hỗ trợ dạy ngoại ngữ..
- Hiện nay, các tập đoàn công nghệ lớn đã cho ra đời nhiều thiết bị và phần mềm thông minh phục vụ giáo dục.
- Công nghệ Chroma Key tạo trường quay thu nhỏ để người học tự sản xuất sản phẩm truyền thông.
- Công nghệ đám mây (Cloud) lưu trữ, cung cấp những phần mềm học tập trên Internet có sử dụng tài khoản.
- Nhiều tập đoàn công nghệ có tiềm lực khoa học, nhân lực và tài chính lớn, có lợi thế trong cuộc chạy đua biến tri thức thành sản phẩm phục vụ cuộc sống, có nhiều trải nghiệm thực tế mà những nhà nghiên cứu, những giảng viên đại học không có.
- Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển nhanh như vũ bão.
- Nhiều đơn vị giáo dục đã chủ động tiếp cận với các làn sóng công nghệ giáo dục mới để triển khai đào tạo dựa trên các khóa học đại trà trực tuyến mở (MOOC), đưa AR và VR vào xây dựng hệ thống học tập hoặc triển khai các hệ thống học tập số hóa thông minh.
- Học viện Apax Franklin (Hà Nội) kết hợp mô hình dạy và học theo công nghệ 4.0, ứng dụng phương pháp kết hợp ba trong một (Facetime - Apptime - Teamtime) ở bậc học phổ thông, phát triển năng lực học sinh thông qua tương tác ở mọi thời điểm.
- Đổi mới công nghệ là một trong những vấn đề phải đặt ra trước mắt và cấp bách cần phải thực hiện, nó không chỉ là yêu cầu mà còn là tất yếu hiện nay..
- [1] Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Sách trắng về Khoa học và Công nghệ..
- [4] CIEM-DOE-GSO (2014), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2013, Nxb Tài chính..
- [7] Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia, Đề tài Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới trong các doanh nghiệp Việt Nam, mã số ĐM.13.DA/15..
- [11] Quốc hội (2013), Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày Hà Nội..
- [12] Phạm Trung Hải (2019), Một số vấn đề về đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt