« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẤT ĐAI MIỀN BIÊN CƯƠNG VÀ NƯỚC MẮT MÁ HỒNG


Tóm tắt Xem thử

- Nỗi đau này, nỗi lòng trắc ẩn về số phận này đâu của riêng ai ! Cả Huyền Trân công chúa và bao nhiêu cành vàng lá ngọc đã “mượn màu son phấn để điểm tô cho non sông gấm vóc“, mỗi tấc đất nơi dãi đất màu xanh hình chữ S kia đã được tưới thắm bởi bao nhiêu là mồ hôi, máu và nước mắt..
- Bên cạnh biết bao dũng tướng cùng đoàn quân trùng trùng lớp lớp đang tận lực ngăn dòng thác lũ kia đã có thêm một cành vàng lá ngọc, nàng An Tư công chúa - con gái vua Trần Nhân Tông, nước mắt má hồng lại thấm ướt nơi biên cương đang đẫm máu vì chinh chiến, rời lầu vàng điện ngọc ra đi, mượn màu son phấn...Vua Trần đã cầm lòng gạt lệ gả con gái út của mình cho tướng giặc Thoát Hoan, ngõ hầu ”làm dịu đi” cơn thác lũ đang cuồng nhiệt kia.
- Những cuộc hôn nhân chính trị này có thể nói là noi theo một chính sách khởi xướng từ thời Lý, dùng hôn nhân vào mục đích chính trị, các vua thời Lý thường đem công chúa gả cho các châu mục, các khê động man ở biên thùy để phủ dụ và ước thúc các bộ lạc ấy.
- Nhờ các cuộc hôn nhân này, mà các miền thượng du bắc Việt vốn là miền đất đai hiểm trở, dân chúng phức tạp, khó kiểm soát và khuất phục đã được yên tỉnh, làm phên dậu vững vàng cho biên thùy..
- Những cuộc hôn nhân có ý nghĩa lớn lao trong việc mở mang bờ cõi của Đại Việt phải nói là cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa với ông vua Chàm họ Chế.
- Năm 1305 vấn đề được đưa ra tranh luận, mãi đến 1507 cuộc hôn nhân chính thức được tiến hành.
- Huyền Trân công chúa rời đất Việt trở thành nàng dâu bất đắc dĩ của đất Chiêm Thành.
- Nhưng cuộc hôn nhân này phải nói là ”Đem má phấn đổi lấy trường thành”.
- Chính sách hôn nhân nhằm mục đích chính trị này cũng đã được các chúa Nguyễn sau này sử dụng trong công cuộc Nam tiến của mình.
- Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Tiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới một công chúa Nguyễn làm hoàng hậu, hầu trông mong sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa.
- Cuộc hôn nhân này ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng Chân Lạp về sau.
- “Tiền biên liệt truyện“ tiểu sứ hai công chúa để khuyết , vì nhà Nguyễn cho đây là việc không lấy gì làm tốt đẹp.
- Giáo sĩ Borri ở Đàng Trong trong thời gian ấy cũng nói đến cuộc hôn nhân này, đó là công chúa Ngọc Vạn hay Ngọc Hoa.
- Các tài liệu Nhật Bản khẳng định công chúa Ngọc Hoa được chúa Sãi gả cho một thương nhân người Nhật, còn bà Ngọc Vạn là vợ của vua Chey Chetta II..
- Với cuộc hôn nhân giữa Chetta II và nàng công chúa Ngọc Vạn, đã đưa đến việc thiết lập các cơ sở Việt Nam ở Sài Gon năm 1623, chúa Nguyễn đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ ở triều đình Chân Lạp và trên Thủy Chân Lạp, để rồi từng bước di dân xâm thực, chúa Nguyễn đã hoàn toàn làm chủ xứ Đàng Trong, góp phần lớn lao trong công cuộc mở mang bờ cõi nơi biên cương và giữ gìn sự vẹn toàn của lãnh thổ..
- Ở đây, vấn đề hôn nhân nhằm mục đích chính trị đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc mở mang bờ cõi, nhất là trong công cuộc Nam tiến.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt