« Home « Kết quả tìm kiếm

Các năng lực đặc thù của giáo viên ngữ văn phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NĂNG LỰC ĐẶC THÙ CỦA GIÁO VIÊN NGỮ VĂN PHỔ THÔNG.
- Từ một số cơ sở và những tham khảo quốc tế ban đầu, bài viết xác định 3 năng lực đặc thù của ngƣời giáo viên ngữ văn gồm: năng lực ngữ văn.
- năng lực vận dụng hiệu quả các phƣơng pháp, biện pháp, chiến thuật,… dạy học ngữ văn và năng lực sáng tạo.
- Hƣớng tới đào tạo giáo viên theo năng lực, bài viết đề xuất một số yêu cầu để nâng cao hiệu quả giảng dạy phƣơng pháp và nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên..
- Từ khóa: năng lực đặc thù, đào tạo, giáo viên Ngữ văn.
- Giáo viên đƣợc đánh giá là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của nhà trƣờng.
- Hƣớng tới sự thay đổi của chƣơng trình và SGK sau năm 2015, ngƣời thầy giáo cần đƣợc chuẩn bị những năng lực nào để đảm nhiệm hiệu quả công việc.
- “trồng ngƣời”? Bài viết này sẽ chỉ tập trung vào một nội dung nhỏ của câu hỏi bao quát ấy – tìm hiểu năng lực đặc thù của ngƣời giáo viên Ngữ văn phổ thông, qua đó đặt vấn đề về yêu cầu đào tạo đối với sinh viên ngành sƣ phạm..
- Một số cơ sở xác định năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn.
- Quan niệm về năng lực, năng lực đặc thù và định hướng phát triển năng lực người học.
- Năng lực đƣợc hiểu là “những kiến thức, kĩ năng và các giá trị đƣợc phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân.
- Quan niệm về năng lực nhƣ vậy có phạm vi rộng hơn khả năng mặc dù để “đo” năng lực thế nào cũng gắn với khả năng hoàn thành đƣợc một vấn đề, nhiệm vụ nào đó đặt ra từ thực tiễn.
- Ngƣời có năng lực ngoài khả năng biết làm, biết vận dụng những tri thức, kĩ năng mình học đƣợc vào cuộc sống, còn có tiềm năng tự phát triển để thích ứng và đi xa hơn nữa từ điểm tựa ban đầu..
- Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo tiếp cận theo định hƣớng phát triển năng lực thƣờng đề cập đến hai loại năng lực chính: những năng lực chung, năng lực cốt lõi, xuyên chƣơng trình và năng lực chuyên biệt, năng lực đặc thù.
- Gắn với việc đào tạo giáo viên, năng lực chung đƣợc hiểu là những năng lực nền tảng mà bất cứ một ngƣời làm nghề sƣ phạm nào cũng phải đƣợc hình thành và phát triển, dù họ đảm nhiệm công việc giảng dạy cụ thể nào ở nhà trƣờng phổ thông.
- Có thể kể đến một số những năng lực cốt lõi nhƣ vậy, chẳng hạn, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học, năng lực giáo dục học sinh, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, tự nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp, năng lực hợp tác với đồng nghiệp cùng các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,… Là ngƣời giảng dạy và giáo dục ở phổ thông, giáo viên Ngữ văn cũng cần đƣợc hình thành, phát triển hệ thống các năng lực chung nhƣ ngƣời thầy giáo đảm nhiệm các môn học khác.
- Tuy vậy lĩnh vực đào tạo và giáo dục quy định những thế mạnh riêng cũng nhƣ các yêu cầu nhất thiết phải đƣợc nhấn mạnh nhƣ là các năng lực đặc thù cần tập trung phát triển.
- Năng lực đặc thù, do vậy, là năng lực chuyên biệt đƣợc hình thành và phát triển gắn với một lĩnh vực, nghề nghiệp cụ thể nào đó cần phải đƣợc đầu tƣ bồi dƣỡng nhƣ là một điểm nhấn trong đào tạo nghề nghiệp dựa trên nền tảng là các năng lực chung..
- Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo nƣớc nhà theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học là một trong những nội dung quan trọng mới đây đã chính thức đƣợc thông qua gắn với nghị quyết 29 của BCH TW Đảng.
- phát triển năng lực ngƣời học đƣợc xem là định hƣớng lí luận cốt lõi để từ đó vạch rõ mục tiêu, xác định chuẩn đầu ra, xây dựng nội dung, tổ chức môn học và các hoạt động giáo dục, vận dụng các phƣơng pháp, biện pháp dạy học và kiểm tra đánh giá,… Hệ thống các năng lực mà ngƣời học cần đạt đƣợc qua chƣơng trình đào tạo phổ thông hiện vẫn còn là vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng rõ.
- Tuy nhiên, về cơ bản, các nhà khoa học đều quan tâm đến 3 nhóm năng lực chính sau đây: nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân nhƣ năng lực tự học, giải quyết vấn đề, quản lí bản thân, tƣ duy phê phán, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
- nhóm năng lực về quan hệ xã hội nhƣ giao tiếp, hợp tác.
- nhóm năng lực công cụ nhƣ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán..
- Định hƣớng phát triển năng lực nhƣ trên đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong việc xác định mục tiêu các môn học ở nhà trƣờng phổ thông, trong đó có bộ môn Ngữ văn..
- Đặc trưng và mục tiêu môn học Ngữ văn trong nhà trường.
- Ngữ văn trong nhà trƣờng là một môn học đặc biệt bởi thuộc tính “kép.
- Không chú ý đến tính khoa học, giờ dạy học Ngữ văn có xu hƣớng thiên về cảm thụ cảm tính, tản mạn, vụn vặt.
- Không chú ý đến đặc trƣng nghệ thuật, bài dạy học của giáo viên có thể rất bài bản, đảm bảo để học sinh đi thi, nhƣng thiếu đi một điều quan trọng, đó là chất văn với những rung cảm, xúc động riêng thuộc về thế mạnh của môn học.
- Tiếp cận chƣơng trình Ngữ văn từ định hƣớng phát triển năng lực học sinh cho thấy rõ mục tiêu của môn học cần phải “hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học” [1].
- Là nghệ thuật ngôn từ, “thông qua việc tiếp cận với tiếng Việt văn hóa và những hình tƣợng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, học sinh đƣợc bồi dƣỡng năng lực tƣởng tƣợng, sáng tạo, đƣợc làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hƣớng thị hiếu lành mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của mình” [1].
- Tìm hiểu năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn không thể không quan tâm đến những đặc trƣng và mục tiêu môn học với những điểm cốt lõi nhƣ trên..
- Các năng lực chung của người giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và năng lực người thầy giáo được đề xuất trong giáo trình, tài liệu phương pháp dạy học Ngữ văn Tài liệu của Bộ GD &ĐT ban hành tháng 10/2009 về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông [2], ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã xác định các chuẩn về năng lực nghề nghiệp bao gồm: (1) Năng lực tìm hiểu đối tƣợng giáo dục và môi trƣờng giáo dục với 2 tiêu chí;.
- (2) Năng lực dạy học với 8 tiêu chí.
- (3) Năng lực giáo dục với 6 tiêu chí.
- (4) Năng lực hoạt động chính trị xã hội với 2 tiêu chí.
- (5) Năng lực phát triển nghề nghiệp với 2 tiêu chí..
- Giáo trình giảng dạy bộ môn Phƣơng pháp dạy học [4] cho sinh viên khoa Ngữ văn dành 01 chƣơng (chƣơng 10) để bàn về “Ngƣời giáo viên văn học” với các yêu cần có: (1)Năng lực nghiên cứu.
- (2) Năng lực xây dựng thiết kế.
- (3) Năng lực tổ chức hoạt động học tập và giảng dạy.
- (4) Năng lực giao tiếp..
- Một số tài liệu về phƣơng pháp giảng dạy [3] xuất bản trong thời gian gần đây lại xác định vai trò của ngƣời giáo viên Ngữ văn trong kỉ nguyên mới với yêu cầu đƣợc trang bị: tri thức về quá trình quản lí điều hành lớp học.
- Một vài tham khảo quốc tế ban đầu về chuẩn năng lực giáo viên Ngữ văn.
- Hoa Kì là một quốc gia sớm quan tâm đến việc xây dựng hệ thống các chuẩn trong đó có chuẩn năng lực giáo viên.
- Từ căn cứ này, Hiệp hội Giáo viên Tiếng Anh Quốc gia đã xây dựng chuẩn năng lực cho giáo viên Ngữ văn (2012) với 4 phạm vi:.
- kiến thức môn học Ngữ văn (2 tiêu chuẩn và 5 tiêu chí).
- tri thức sƣ phạm gắn liền với nội dung Ngữ văn (2 chuẩn và 8 tiêu chí).
- Tài liệu của bang Virginia (2012) lại xác định các chuẩn cho giáo viên môn Tiếng Anh nhƣ sau: Chuẩn 1: Tri thức nghề nghiệp: Giáo viên môn Tiếng Anh chứng tỏ sự hiểu biết của mình về chƣơng trình, nội dung môn học và nhu cầu phát triển của học sinh bằng việc cung cấp những trải nghiệm học tập có liên quan.
- Chuẩn 2: Lập kế hoạch dạy học: Giáo viên Tiếng Anh lập kế hoạch bằng cách sử dụng các chuẩn học tập của bang, chƣơng trình nhà trƣờng, các chiến thuật, tài nguyên và dữ liệu hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của mọi học sinh.
- Chuẩn 3: Thực hiện dạy học: Giáo viên Tiếng Anh thu hút học sinh tham gia vào học tập một cách hiệu quả bằng việc sử dụng các chiến thuật dạy học phong phú để đáp ứng nhu cầu học tập của cá nhân học sinh.
- Chuẩn 5 : Môi trƣờng học tập: Giáo viên Tiếng Anh sử dụng các nguồn tài nguyên, các công việc hàng ngày và các kĩ thuật để tạo môi trƣờng học tập tích cực, tôn trọng, hƣớng trung tâm vào học sinh.
- Chuẩn 6: Sự chuyên nghiệp: Giáo viên Tiếng Anh duy trì một cam kết đối với đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp hiệu quả, chịu trách nhiệm cho sự tham gia vào phát triển nghề nghiệp để từ đó thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.
- Các năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn 2.1.
- Năng lực ngữ văn.
- Làm nên năng lực ngữ văn trƣớc hết cần bắt đầu từ tri thức nền tảng, khoa học, hệ thống, hiện đại, cập nhật của chuyên ngành.
- Tuy nhiên, câu trả lời nhƣ thế nào là một ngƣời giáo viên có năng lực ngữ văn không dừng lại ở việc họ có những tri thức ngữ văn cụ thể nào mà phải là họ có khả năng sử dụng linh hoạt, hiệu quả, sáng tạo đến đâu kiến thức đã đƣợc cung cấp, họ có thể tự tìm kiếm, bổ sung các nguồn kiến thức mới để tự phát triển khả năng của bản thân ra sao.
- Chuyển hóa từ tri thức sang năng lực, tiêu chí “đo” phải đƣợc hiển thị thành ngƣời giáo viên ngữ văn đã thực sự là một ngƣời đọc, ngƣời nói, ngƣời viết, ngƣời nghe tích cực, chủ động, có khả năng tự nghiên cứu chuyên môn, có hiểu biết, đặc biệt là sự độc lập, sáng tạo, tinh tế, nhạy cảm, có chất văn hay chƣa.
- Mục tiêu môn học Ngữ văn của họ hƣớng đến việc đào tạo học sinh dần trở thành bạn đọc, ngƣời nói, ngƣời viết, ngƣời nghe độc lập, có tinh thần phê phán.
- Để đạt mục tiêu ấy, trƣớc hết giáo viên phải độc lập sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, lĩnh hội và tạo lập cho chính bản thân mình.
- chuẩn gắn với năng lực và “mở” về nội dung các loại văn bản cần tiếp nhận, tạo lập..
- Năng lực làm chủ chƣơng trình mới ấy của giáo viên Ngữ văn trƣớc hết là năng lực làm chủ các loại văn bản với tƣ cách là độc giả, ngƣời viết, ngƣời nói, ngƣời nghe, thậm chí là ngƣời xem, ngƣời trình bày, nếu chƣơng trình đƣợc xây dựng không phải là 4 mạch kĩ năng nhƣ bây giờ mà là 6 mạch nhƣ tại một số quốc gia hiện nay..
- Vậy đâu là điểm phân định ranh giới của sự “thay đổi về chất” đối với một ngƣời giáo viên có năng lực ngữ văn so với “mặt bằng” văn hóa phổ thông kia? Thiết nghĩ đó là chất văn, khả năng văn chƣơng, tâm hồn văn chƣơng và năng lực nghiên cứu để tự phát triển chuyên môn..
- Giáo viên Ngữ văn không thể không có khả năng văn chƣơng ở mức độ tinh tế, sâu sắc..
- Đó là năng lực cảm thụ, phân tích, cắt nghĩa, thẩm bình, năng lực rung động thẩm mỹ, khái quát thẩm mỹ trƣớc một tác phẩm văn chƣơng.
- Năng lực văn chƣơng của giáo viên Ngữ văn bộc lộ ở khả năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, ở ngữ cảm ngôn từ, nghe ra trong chuỗi âm thanh cái tinh tế riêng đƣợc lựa chọn để biểu đạt thế giới nghệ thuật.
- Văn học gắn liền với tƣ duy hình tƣợng, cho nên năng lực tƣởng tƣợng, làm sống dậy, nhập thân vào thế giới nghệ thuật cho ngƣời dạy và học văn một sự giàu có hơn bất cứ ai khác bởi khả năng nhân lên những trải nghiệm sống từ trang sách, khả năng nhập cuộc vào vô vàn những miền đời sống, những chiều kích hiện thực khác nhau.
- Năng lực văn chƣơng ở giáo viên Ngữ văn còn là khả năng liên tƣởng, tạo ra những kết nối đa chiều trong mỗi ngữ cảnh đọc.
- Khả năng gắn văn chƣơng với cuộc đời để biết chiêm nghiệm, nhận ra các giới hạn, biết phản tỉnh, giải phóng mình khỏi những đam mê tự huyễn,… Tất cả đều là những yêu cầu không thể thiếu làm nên bản ngã, bản sắc riêng của ngƣời giáo viên Ngữ văn ở trƣờng phổ thông..
- Năng lực vận dụng hiệu quả các phương pháp, biện pháp, chiến thuật,… dạy học Ngữ văn.
- Giáo viên Ngữ văn cần sở hữu các kiến thức về phƣơng pháp, biện pháp, chiến thuật dạy học,… để họ có hiểu biết cơ bản, chắc chắn, khoa học về những gì mình sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy.
- Ngƣời giáo viên Ngữ văn cần đƣợc cung cấp những gì là cốt lõi, nền tảng, phù hợp với xu hƣớng đổi mới tích cực hóa chủ thể học sinh trong dạy học hiện nay.
- Từ các phƣơng pháp, biện pháp, chiến thuật dạy học nói chung đến các con đƣờng đặc thù gắn với dạy học Ngữ văn là hƣớng đi tất yếu bởi phƣơng pháp là hình thức vận động của nội dung.
- Chẳng hạn nhƣ đọc sáng tạo, giảng bình,… là phƣơng pháp đặc thù trong dạy học Ngữ văn.
- Để có thể sử dụng hiệu quả các phƣơng pháp, biện pháp dạy học ngữ văn, ngƣời giáo viên tƣơng lai cũng cần tìm hiểu để nắm bắt các tri thức về ngƣời học và quá trình học tập bộ môn.
- Dạy học Ngữ văn trƣớc hết là dạy học sinh biết đọc hiểu và tạo lập văn bản /ngôn bản.
- Để sử dụng hiệu quả các phƣơng pháp, biện pháp, chiến thuật dạy học, ngƣời giáo viên Ngữ văn trƣớc hết cần phải hiểu rõ bản chất của quá trình tiếp nhận và tạo lập văn bản, chỉ ra đƣợc những tiêu chí xác định tƣ cách chủ thể tích cực của một ngƣời đọc hay một ngƣời viết nhƣ là những đích đến trong quá trình đào tạo học sinh, đâu là những trở ngại cần giúp học sinh vƣợt qua, đâu là những thuận lợi cần khai thác, khuyến khích, để lựa chọn cách thức tác động cho phù hợp..
- Ngƣời giáo viên Ngữ văn sẽ vận dụng hiệu quả tất cả những hiểu biết mình chiếm lĩnh đƣợc vào các hoạt động giảng dạy bộ môn ở nhà trƣờng phổ thông.
- tự đánh giá, rút kinh nghiệm của giáo viên để phát triển nghề nghiệp,… Những kĩ năng này cần đƣợc phân tách, rèn luyện theo hình thức dạy học vi mô để rồi có thể tổng hợp thành chỉnh thể một công việc, một hoạt động đƣợc định danh là dạy học Ngữ văn ở nhà trƣờng phổ thông..
- Năng lực sáng tạo.
- Các phƣơng pháp, biện pháp,… dạy học khi đi vào thực tế cũng không còn độc lập, tách biệt, chúng “luôn quyện vào nhau vô cùng linh hoạt, đa dạng, tùy thuộc vào năng lực sáng tạo của ngƣời thầy.
- Lúc này, khoa học sƣ phạm, nghệ thuật sƣ phạm và năng lực sáng tạo của ngƣời thầy gắn bó.
- Nhƣng trong dạy học Ngữ văn, đặc biệt với một phần hấp dẫn, đặc trƣng nhất của chƣơng trình, đó là dạy học tác phẩm văn chƣơng, năng lực sáng tạo của ngƣời giáo viên là một phẩm chất nghề nghiệp đặc thù.
- Bạn đọc giáo viên là những ngƣời có năng lực văn chƣơng, có khả năng thẩm bình, cảm nhận tinh tế, giàu vốn sống và kinh nghiệm tiếp nhận văn học.
- Đặc thù công việc này làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của môn học, đồng thời cũng thử thách tiềm năng sáng tạo của giáo viên.
- Là chủ thể tiếp nhận, giáo viên trong vai bạn đọc sáng tạo.
- Là chủ thể dạy học, giáo viên Ngữ văn đảm nhiệm vai trò lĩnh xƣớng, khơi gợi, cổ vũ, khuyến khích, nhân lên sự đồng sáng tạo của các chủ thể bạn đọc học sinh khác.
- Năng lực sáng tạo là một dạng năng lƣợng đặc biệt nuôi dƣỡng tâm hồn văn chƣơng, tạo cho mỗi giờ lên lớp những điểm mới mẻ, hấp dẫn, sự say sƣa nhập cuộc, một mặt truyền cảm hứng đồng sáng tạo cho bạn đọc học sinh, mặt khác, cũng đƣợc truyền cảm hứng từ thế hệ trẻ đang đồng hành với mình qua mỗi chặng đƣờng văn học.
- không cho phép ngƣời giáo viên tự bằng lòng với những khám phá về tác phẩm đã đóng khung thành chân lí.
- Những giáo viên Ngữ văn giỏi đều là những ngƣời không ngừng trăn trở, suy nghĩ để có đƣợc cách gõ vào cánh cửa tâm hồn ngƣời học, khơi dậy tiềm năng của học sinh, hiện thực hóa sức mạnh của nội lực..
- Yêu cầu hình thành và phát triển các năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn cho sinh viên trƣờng Sƣ phạm.
- Năng lực là sự cấu thành và kết tinh tổng hợp từ nhiều yếu tố.
- Trong năng lực có kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, có những yếu tố thuộc về tiềm năng của bản thân và những yếu tố tác thành từ quá trình học tập, rèn luyện.
- Năng lực chỉ hình thành qua thực tiễn hoạt động, cho nên không thể phát triển năng lực bằng phƣơng thức truyền trao mô hình “kí gửi ngân hàng”.
- Những năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn, do vậy là kết quả của toàn bộ quá trình đào tạo bao gồm cả khối kiến thức cơ bản, chuyên ngành và kiến thức về phƣơng pháp daỵ học, quá trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm bộ môn.
- Tăng cƣờng và thay đổi hình thức, phƣơng pháp rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm Ngữ văn để nội dung này thực sự có hiệu quả.
- Câu trả lời về năng lực không phải là sinh viên biết những gì, mà là sinh viên biết làm gì từ những điều đã biết.
- Hình thức rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm phải là dạy học vi mô, chia sinh viên thành các nhóm, từ 20-25 sinh viên thực hành dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên (có thực tiễn phổ thông), hoặc giáo viên phổ thông.
- đƣa sinh viên xuống trƣờng phổ thông thực hành trong suốt 01 năm hoặc 01 kì học theo thời khóa biểu ổn định, hợp đồng trách nhiệm với giáo viên bộ môn ở nhà trƣờng trong việc đảm bảo đầu ra của quá trình rèn luyện gắn với thực tiễn..
- ĐT (2009) Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và THPT..
- Nguyễn Thanh Hùng (2007), Giáo trình Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn ở THCS, Nxb ĐHSP, H..
- Đỗ Ngọc Thống (2011), Chƣơng trình Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông Việt Nam, Nxb GD, H.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt