« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ từ di sản của các nhà khoa học Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ.
- từ di sản của các nhà khoa học Việt Nam.
- Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam Số 561 Lạc Long Quân, Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam Email: [email protected].
- Di sản của các nhà khoa học Việt Nam có tiềm năng và cần khai thác cho việc GD như vậy.
- Thông qua loại hình di sản này, có thể kết nối những bài học quá khứ với cuộc sống hiện tại và định hướng tương lai cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh (HS) phổ thông.
- Bài viết tập trung phân tích tiềm năng GD GTS từ di sản của các nhà khoa học thông qua tài liệu, hiện vật được lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, đồng thời đưa ra một số biện pháp để GD GTS cho thế hệ trẻ từ loại hình di sản này..
- Di sản của nhà khoa học Việt Nam - một nguồn tư liệu giáo dục.
- Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, các nhà khoa học Việt Nam có đóng góp to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là sự phát triển về khoa học.
- Việc nghiên cứu cuộc đời và làm rõ những đóng góp của họ sẽ góp phần làm sáng tỏ bức tranh về lịch sử từng ngành khoa học nói riêng, lịch sử khoa học và lịch sử đất nước nói chung..
- một trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và tự đảm nhận trách nhiệm phát huy giá trị di sản của các nhà khoa học Việt Nam ra đời, mang tên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) [1.
- Những người thành lập Trung tâm đã xác lập quan niệm và phương pháp nghiên cứu đối với loại hình di sản này.
- Theo đó, di sản của các nhà khoa học bao gồm di sản vật thể và di sản phi vật thể..
- Di sản vật thể của nhà khoa học là tài liệu, hiện vật trong quá trình hoạt động, do họ tạo ra và rất đa dạng, như: sổ ghi chép, bản thảo bài viết, bản thảo sách, bản thảo công trình nghiên cứu, nhật kí, thư từ, giấy tờ cá nhân…Di sản vật thể của các nhà khoa học không chỉ là những sản phẩm hoàn thiện, đã công bố mà quan trọng hơn, gồm cả những tài liệu, hiện vật trong quá trình họ nghiên cứu, dù đó chỉ là bản nháp, bản viết tay.
- Loại di sản này cho phép người nghiên cứu có thể thấy sự thay đổi, phát triển trong tư duy, suy nghĩ, nhận thức của nhà khoa học theo thời gian..
- Di sản phi vật thể của nhà khoa học là những câu chuyện, kí ức, kinh nghiệm trong cuộc đời mà họ đã trải qua, được kể hoặc ghi chép lại và lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau.
- Thông qua di sản phi vật thể này có thể nắm bắt, nhận dạng nhiều thông tin lịch sử liên quan đến một con người, một cơ quan, một cộng đồng…ở những thời điểm khác nhau.
- Cũng có thể sử dụng loại di sản này để nghiên cứu, làm rõ những điểm khuyết thiếu của lịch sử mà tư liệu thành văn chưa đề cập, hoặc giúp nhận thức lại các vấn đề lịch sử [2.
- Bằng phương pháp nghiên cứu nhân học, xã hội học lịch sử và một số phương pháp khác, cho phép nhìn nhận cuộc đời nhà khoa học như một dòng chảy dài.
- Tương tự như vậy, di sản mà họ tạo ra (bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể) sẽ cho phép hiểu đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp một con người TÓM TẮT: Trong việc giáo dục giá trị đối với thế hệ trẻ là học sinh, sinh viên, một trong những biện pháp hữu hiệu là nêu gương từ những con người thật, việc làm thật.
- Di sản của các nhà khoa học Việt Nam (bao gồm những câu chuyện, tài liệu và hiện vật sản sinh trong quá trình hoạt động của họ) có nhiều tiềm năng để thực hiện công tác này.
- Bài viết tập trung làm rõ các giá trị sống tiềm tàng trong di sản của các nhà khoa học Việt Nam từ thực tế hoạt động của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, đồng thời đề xuất một số hình thức giáo dục, lồng ghép nội dung từ di sản của nhà khoa học Việt Nam vào chương trình học tập của học sinh phổ thông để quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị di sản này trong xã hội..
- TỪ KHÓA: Giáo dục giá trị sống.
- di sản nhà khoa học.
- giáo dục di sản..
- Với suy nghĩ như vậy, TTDS cho rằng, mỗi nhà khoa học là một sợi chỉ, tạo nên tấm thảm muôn màu của nền khoa học nước nhà [3.
- Trong 12 năm hoạt động kể từ khi thành lập (năm 2008) đến nay, thông qua đội ngũ gần 20 người làm việc trực tiếp với các nhà khoa học, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè của nhà khoa học trên phạm vi toàn quốc, TTDS đã nghiên cứu - sưu tầm và thiết lập hồ sơ của hơn 1.700 nhà khoa học.
- Số nhà khoa học này ở hơn 40 chuyên ngành khoa học, từ khoa học tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Y học, Nông nghiệp.
- đến khoa học xã hội (Văn học, Lịch sử, Triết học…) và khoa học kĩ thuật, ứng dụng (Xây dựng, Cơ khí, Luyện kim,…)..
- Các nhà khoa học sống, học tập và trưởng thành trong nhiều giai đoạn của lịch sử đất nước, từ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ, từ thời kì bao cấp đến thời kì đổi mới và hội nhập hiện nay..
- Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã thu thập hơn 800.000 đơn vị tài liệu đa dạng về loại hình: từ sổ ghi chép, nhật kí, thư từ đến bản thảo công trình, bản thảo sách, ảnh tư liệu, những dụng cụ thí nghiệm, kỉ vật trong đời của nhà khoa học.
- Bên cạnh đó, thu thập hàng vạn phút ghi âm, ghi hình các nhà khoa học kể chuyện cuộc đời, chuyện học, chuyện nghiên cứu, chuyện tình yêu, đối nhân xử thế… TTDS đã kịp thời thu thập tư liệu của nhiều nhà khoa học, không lâu sau đó họ qua đời như giáo sư (GS) Văn Tạo (Sử học), GS Lê Quang Long (Sinh học), GS Nguyễn Văn Nhân (Y học), GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Cảnh Toàn (Toán học), GS Phạm Đức Dương (Ngôn ngữ học), GS Phan Hữu Dật (Dân tộc học)… Nhiều khối tài liệu, hiện vật có nguy cơ mất mát, hư hỏng do mối mọt và thời tiết đã được “cấp cứu” như tài liệu của GS Tôn Thất Tùng, GS Đặng Văn Chung (Y học), GS Vũ Đình Cự (Vật lí)…[4.
- Hình 1: Một phòng trong hệ thống kho lưu trữ di sản nhà khoa học tại TTDS.
- Khi tiếp cận với khối di sản đồ sộ này, nhiều chuyên gia.
- Nhấn mạnh về tiềm năng GD từ khối di sản này, GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến (nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học GD Việt Nam) nhận định: Trung tâm có những câu chuyện thật, những hiện vật thật kể về cuộc đời của các nhà khoa học với những đóng góp thật.
- Như vậy, di sản của các nhà khoa học là một loại hình di sản văn hóa, có giá trị và mang tính GD, là nguồn tư liệu nếu biết khai thác tốt sẽ phục vụ đắc lực cho GD truyền thống, truyền cảm hứng, lan tỏa giá trị tốt đẹp đến thế hệ trẻ nói chung và HS, sinh viên nói riêng - những người đang trên đường kiến tạo giá trị cho bản thân..
- Những giá trị sống từ di sản nhà khoa học Việt Nam Năm 2013, nhận thấy tầm quan trọng của GD di sản trong nhà trường, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã ban hành Thông tư 73 để hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông.
- Từ đó, hàng loạt chương trình GD đã được thiết kế và triển khai trong thực tế ở Trung tâm Quản lí bảo tồn di sản Hội An, Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám… Với di sản nhà khoa học, chính cuộc đời và những di sản của họ là những bài học GD, chứa đựng GTS, bồi đắp cho thế hệ sau từ những thành công, thất bại của họ..
- Năm 1995, một dự án quốc tế về GTS đã được triển khai tại hơn 100 nước và các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết quả với 12 GTS phổ quát của nhân loại gồm: hòa bình, trung thực, tôn trọng, yêu thương, trách nhiệm, khiêm tốn, khoan dung, hợp tác, giản dị, tự do, đoàn kết, hạnh phúc..
- Từ câu chuyện cuộc đời và sự nghiệp, từ tài liệu hiện vật của hơn 1.700 nhà khoa học Việt Nam đang được lưu trữ tại TTDS, có thể nhận thấy các giá trị đó và nhiều giá trị khác nữa.
- nhập ngũ, tỏa đi khắp các chiến trường để bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc của thế hệ nhà khoa học hay câu chuyện về sự kiên trì trong công cuộc chống lại thảm họa dioxin của các nhà hóa học, y học từ cuối những năm 1970..
- Cũng dễ dàng thấy tình cảm với những người trong gia đình, yêu thương bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp, học trò, rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong từng suy nghĩ, hành động của mỗi nhà khoa học..
- Những đức tính giản dị, khoan dung, hợp tác, đoàn kết, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác cũng biểu hiện rõ thông qua những câu chuyện cụ thể của các nhà khoa học.
- Đặc biệt, nổi bật ở các nhà khoa học là tính trung thực trong cuộc sống, trong học tập và nghiên cứu.
- GS Hoàng Tụy (nguyên Viện trưởng Viện Toán học) từng nhấn mạnh trong kinh nghiệm gần 90 năm hoạt động của mình: “Việc chống gian dối trong khoa học để bảo vệ sự trung thực, liêm khiết khoa học là yêu cầu bức thiết, cần quyết liệt ngay từ sớm, đừng để nó phát triển đến giai đoạn di căn không kiểm soát nổi”.
- Không chỉ có những giá trị chung phổ quát, nhà khoa học Việt Nam còn có những giá trị, phẩm chất mang tính đặc thù của truyền thống dân tộc như: cần cù, ham học và đặc biệt là quyết tâm vượt khó để dám nghĩ dám làm, không ngừng đam mê, sáng tạo, đôi khi chấp nhận cả hi sinh để vươn tới thành công.
- Trong mỗi nhà khoa học có thể có một giá trị hoặc nhiều giá trị, không những có những giá trị chung mà còn có giá trị riêng..
- Đi vào cụ thể một vài trường hợp để minh chứng cho việc nhà khoa học tạo ra giá trị riêng và có ảnh hưởng đến việc GD thế hệ trẻ.
- Và còn hàng trăm bức thư trao đổi giữa ông với các nhà khoa học Pháp, Đức, Mĩ nhằm thiết lập những mối quan hệ khoa học và đưa Bệnh viện Việt - Đức ngày một phát triển hiện đại hơn.
- Chỉ có thể bằng những tài liệu, hiện vật và những câu chuyện chân thật được kể ra từ cuộc đời một nhà khoa học lừng danh mới có thể gây được những cảm xúc, cảm hứng khác nhau cho mỗi người khi được tiếp cận nó..
- Những tài liệu, hiện vật về đoàn cán bộ Việt Nam đầu tiên được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đi Liên Xô học tập năm 1951 (một sự kiện lịch sử ít được ghi lại trong các tài liệu thành văn) cũng có những giá trị GD sâu sắc.
- Những thành viên trong đoàn đi năm ấy đều có chung suy nghĩ “luôn luôn tích cực”: tích cực học tập chuyên môn, rèn luyện đạo đức, tích cực với đồng nghiệp, đồng chí…Và sau khi trở về nước, ông Lê Văn Chiểu cũng như 20 thành viên còn lại trong đoàn đều trở thành những cán bộ trụ cột của các lĩnh vực công tác, các ngành khoa học khác nhau [8;.
- Qua dòng chữ trên những trang giấy cũ kĩ, thấy được nhân cách, tâm hồn và ý chí của một thế hệ nhà khoa học hết lòng vì đất nước..
- Qua đó, có thể hiểu rằng, nhà khoa học này dù đã thành danh, thậm chí nghỉ hưu nhưng vẫn không ngừng tích lũy kiến thức..
- Bộ sưu tập tài liệu của GS.TS Nguyễn Văn Chiển - cây đại thụ của ngành Địa chất và những câu chuyện xoay quanh sự nghiệp “làm đất đá lên tiếng” khiến thế hệ sau hiểu được hạnh phúc của một nhà khoa học địa chất như thế nào.
- Đối mặt với gian nan, hiểm nguy là chuyện thường, điều ấy chỉ khiến bản lĩnh của các nhà khoa học thêm dạn dầy.
- Đam mê, không ngừng sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thậm chí hi sinh cả bản thân, đó là bí quyết để thành công và là đặc điểm nổi bật của các nhà khoa học Việt Nam..
- Hàng trăm câu chuyện được giới thiệu trong hai bộ sách Di sản kí ức của nhà khoa học và Những câu chuyện hiện vật do TTDS phát hành chứa đựng biết bao kinh nghiệm của thế hệ đi trước trong học tập, vươn lên chiếm lĩnh khoa học và phục vụ cuộc sống.
- Câu chuyện cảm động về những nhà khoa học thế hệ trước đã rời nước ngoài để trở về Việt Nam theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã được “kể” lại.
- Những câu chuyện như thế phản ánh lòng yêu nước và nhân cách cao đẹp, trí tuệ, quyết tâm dám nghĩ, dám làm, vượt khó của các nhà khoa học tự nguyện cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
- của đất nước Việt Nam.
- Trong cuốn sổ, có một trang ông ghi lại bài nói chuyện của GS Hoàng Tụy ngày 12 tháng 10 năm 1960 về chủ đề “Tuổi trẻ là tuổi vàng của các nhà khoa học”, với nhiều ý tưởng và lời khuyên tâm huyết cho các bạn trẻ mới bước vào con đường khoa học.
- Có rất nhiều câu chuyện như thế, qua đó gợi mở suy nghĩ, tác động đến tư tưởng, tình cảm và thái độ của những người được tiếp cận di sản của các nhà khoa học Việt Nam..
- Tóm lại, bên cạnh việc mang những GTS phổ quát của nhân loại, di sản các nhà khoa học Việt Nam có những nét đặc thù, phản ánh truyền thống dân tộc và dấu ấn cá nhân của mỗi nhà khoa học.
- Đi sâu khai thác khối di sản này sẽ thu được những bài học hữu ích, tác động đến nhân cách, đạo đức, suy nghĩ và lối sống của thế hệ trẻ, đặc biệt là HS, sinh viên..
- Các hình thức giáo dục giá trị sống thông qua di sản nhà khoa học Việt Nam.
- Với sự đa dạng, phong phú về các loại hình di sản của nhà khoa học, trong 12 năm hoạt động vừa qua, TTDS đã tổ chức giới thiệu, công bố các kết quả nghiên cứu như tổ chức trưng bày, xuất bản ấn phẩm, thực hiện các bộ phim, xây dựng chương trình GD ngoại khóa cho HS….
- nhằm kết nối di sản nhà khoa học với cộng đồng xã hội..
- Tiếp theo, năm 2017 tổ chức trưng bày “Thẳm sâu trong từng kỉ vật”, giới thiệu kỉ vật cùng với câu chuyện của 100 nhà khoa học, giúp công chúng hiểu biết về quá trình học tập, sự đóng góp, hi sinh cho đất nước, và cả tình yêu gia đình, quê hương của các nhà khoa học [11.
- Năm 2018, TTDS tham gia thực hiện trưng bày “Cháy mãi những đam mê”, một cuộc trưng bày về các nhà.
- khoa học nữ đã sáng tạo và thành công trong khoa học..
- Năm 2019, trưng bày “Chuyện nghề địa chất” mới khai trương gần đây, kể về lao động khoa học có nhiều gian khổ, khó khăn nhưng đầy đam mê và tâm huyết của các nhà địa chất Việt Nam [12.
- Trong 3 năm đầu mở cửa Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (từ năm 2016), với những hoạt động phát huy di sản nhà khoa học, trong hơn 150.000 lượt khách tham quan đã có khoảng 40% là HS phổ thông..
- Thông qua hoạt động trưng bày, di sản của các nhà khoa học đem lại những suy nghĩ và cảm xúc tích cực cho người xem.
- Họ không những được tiếp cận thông tin về các nhà khoa học, hiểu biết về lịch sử các ngành khoa học…, mà còn thu nhận những giá trị cao đẹp từ di sản các nhà khoa học để lại.
- Nhiều vị khách khi đến đây thăm trưng bày của TTDS đã khẳng định di sản nhà khoa học là một kho báu về đức độ - trí tuệ, mà không phải dân tộc nào trên thế giới này cũng có được..
- Trong sổ lưu bút của TTDS, một vị khách đã bày tỏ cảm nhận của mình: “Từng lá thư, từng hiện vật, đặc biệt là các tài liệu nghiên cứu khoa học của các thầy, như một một minh chứng cho một thời kì lịch sử đầy khó khăn nhưng hào hùng của một dân tộc có truyền thống hiếu học, yêu nước, thương dân.
- đã đưa con trai đến tham quan để được nghe những câu chuyện về các nhà khoa học, đặc biệt là về chiếc máy điện châm của GS Nguyễn Tài Thu với mong muốn con trai “Phải sống tốt với bản thân mình, với xã hội”..
- Để tiếp tục mở rộng đưa di sản nhà khoa học đến với đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, TTDS cần nghiên cứu để tổ chức các hoạt động GD bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Thông qua việc nhìn ngắm những kỉ vật, theo dõi câu chuyện đằng sau mỗi kỉ vật ấy sẽ giúp cho người xem có thêm hiểu biết và được chiêm nghiệm những bài học kinh nghiệm của các nhà khoa học.
- Đặc biệt, khi tham quan trưng bày, giáo viên có thể kết hợp cùng người phụ trách di sản để tổ chức phiếu khám phá và các hoạt động trải nghiệm cho HS.
- Kể chuyện nêu gương: Với lứa tuổi HS, những câu chuyện trong cuộc đời của nhà khoa học sẽ là điều thú vị với các em.
- Chẳng hạn, chuyện từ phát hiện những con giun đũa chui vào ống mật đến nghiên cứu tìm ra phương pháp cắt gan mới của GS Tôn Thất Tùng, chuyện làm sao mà một nhà khoa học không học đại học ngày nào nhưng vẫn trở thành GS của GS Văn Tạo… Những tấm gương như vậy sẽ truyền cảm hứng, lan tỏa điều tốt đẹp đến các em HS..
- Tìm hiểu về các ngành khoa học và các nghề nghiệp trong xã hội: Do tiếp cận đa dạng các lĩnh vực khoa học, từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đến khoa học kĩ thuật và công nghệ, lại có môi trường thiên nhiên rộng trên 34ha, TTDS và CVDS có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực địa cho HS khám phá kiến thức của từng môn khoa học này.
- Sắm vai nhà khoa học: Đây là mức độ cao hơn của việc định hướng nghề nghiệp.
- Giáo viên hoặc ban tổ chức chương trình ngoại khóa có thể tổ chức các hoạt động để HS đắm mình vào vị trí của nhà khoa học trong những bối cảnh và môi trường làm việc cụ thể.
- Từ đó sẽ khích lệ các em tập hình thành suy nghĩ, nhận định và hành động như những nhà khoa học thực thụ.
- Có thể xây dựng chuỗi các hoạt động theo chủ đề “Em tập làm nhà khoa học”, ví dụ như em là nhà sinh học, nhà địa chất, nhà toán học… Điều ấy sẽ liên quan tích cực đến định hướng lựa chọn nghề nghiệp sau này cho HS..
- Giao lưu gặp gỡ, nói chuyện với nhà khoa học: Nhà khoa học trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm, câu chuyện cuộc đời mình là cách tốt cho HS để tiếp cận với các giá trị..
- Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam hiện là đơn vị lưu trữ lớn khối di sản vật thể và phi vật thể của các nhà khoa học Việt Nam.
- Qua thực tiễn đã chứng minh, di sản đó có ý nghĩa trên nhiều khía cạnh: nghiên cứu lịch sử văn hóa, xã hội, lịch sử khoa học, lịch sử GD và đặc biệt là có thể khai thác để phục vụ các chương trình GD cho thế hệ trẻ.Từ kinh nghiệm hoạt động của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, cần tiếp tục phát triển các hình thức GD nhằm đưa ra những biện pháp khai thác loại hình di sản này một cách khoa học, hiệu quả, phù hợp xu thế trong và ngoài nước.
- Có thể.
- thiết kế, lồng ghép nội dung, câu chuyện được khai thác từ di sản của nhà khoa học Việt Nam vào chương trình học tập của HS (có thể là nội khóa hoặc ngoại khóa, tùy đặc điểm, chương trình giảng dạy của từng trường) các cấp ở bậc phổ thông để quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị di sản này trong xã hội.
- Những hoạt động tiếp theo của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam rất cần sự quan tâm, chung tay của các nhà hoạch định chiến lược GD, những nhà tâm lí GD, để đưa thành chương trình GD GTS từ di sản nhà khoa học được phổ quát và có ý nghĩa thực tiễn cao..
- [1] Nguyễn Văn Huy, Trần Bích Hạnh, (2018), Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, 10 năm hình thành và phát triển, Tạp chí Thế giới Di sản, số 8..
- [2] Nguyễn Thanh Hóa, (2019), Vai trò của di sản kí ức đối với việc nghiên cứu lịch sử, từ kinh nghiệm của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, Hội thảo Khoa học Quốc tế “Hồi ức, kí ức và tài liệu lưu trữ về Việt Nam - Giá trị nhân văn nhìn từ nhiều phía”, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội..
- [3] Nguyễn Văn Huy, Bùi Minh Hào, Nguyễn Thanh Hóa, (2012), Di sản nhà khoa học và vấn đề lưu trữ về lịch sử cuộc đời các nhà khoa học Việt Nam, Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế “Tổ chức và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nhân dân”, Hà Nội..
- [4] Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thanh Hóa, (2018), Vì sao cần sưu tầm khẩn cấp di sản của các nhà khoa học? Tạp chí Thế giới Di sản, số 8..
- [8] Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, (2012), Di sản kí ức của nhà khoa học, Tập 2, NXB Tri thức, Hà Nội..
- [11] Hoàng Thị Liêm, (2018), Hướng tới Bảo tàng về các nhà khoa học Việt Nam, Tạp chí Thế giới Di sản, số 8..
- [12] Trần Bích Hạnh, (2019), Giá trị giáo dục qua di sản kí ức và tài liệu của các nhà khoa học Việt Nam, Hội thảo Khoa học Quốc tế “Hồi ức, kí ức và tài liệu lưu trữ về Việt Nam - Giá trị nhân văn nhìn từ nhiều phía”, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt