« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhu cầu giáo dục hòa nhập ở trường tiểu học của trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội theo tiếp cận đặc điểm tâm lí - xã hội


Tóm tắt Xem thử

- Nhu cầu giáo dục hòa nhập ở trường tiểu học.
- của trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội theo tiếp cận đặc điểm tâm lí - xã hội.
- Trẻ em mồ côi (TEMC) đang sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội (CSBTXH) là đối tượng trẻ em không có cha mẹ, không được sống cùng người thân, không có gia đình mà dựa hoàn toàn vào các tổ chức bảo trợ xã hội.
- Trong Dự thảo Đề án đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn và tầm nhìn đến 2030 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình Chính phủ năm 2015, Việt Nam có 11.365 TEMC hiện đang sống tại 413 cơ CSBTXH trong cả nước [1].Thực tế cho thấy, TEMC đang sống tại các CSBTXH thường có tâm lí bất ổn khi đến trường học vì luôn có cảm giác mình không có cha mẹ và không có một gia đình bình thường như những trẻ em khác.
- Các em thường sống khép mình, ít tiếp xúc với mọi người và ít tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Hơn nữa, TEMC thường thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hoà nhập với môi trường xã hội..
- Vì vậy, TEMC rất cần những người thương yêu, có trách nhiệm với các em, sự thay thế cha mẹ và gia đình từ phía giáo viên (GV), nhà trường, CSBTXH cũng như toàn xã hội.
- Khi trẻ em không được hoà nhập trong các hệ thống xã hội thường tìm cách để hoà nhập vào những hệ thống không được xã hội chấp nhận, chẳng hạn như vào băng đảng trên đường phố, các em có nguy cơ trở thành nhóm trẻ không được hoà nhập lớn nhất..
- Nghị định 07/2000/NĐ-CP [2] về chính sách cứu trợ xã hội quy định như sau: ”TEMC là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ.
- Dựa theo quy định về trẻ mồ côi trên đây, các CSBTXH đã xuất phát từ nhu cầu của người thân bảo trợ trẻ hoặc đề nghị của địa phương nơi trẻ sinh sống khi không còn người bảo trợ để đưa trẻ vào sống tại các CSBTXH..
- TÓM TẮT: Trẻ em mồ côi ở độ tuổi học tiểu học đang sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội có nhu cầu được học hòa nhập, theo tiếp cận đặc điểm tâm lí xã hội.
- Bởi vì sau khi đột ngột bị mất đi người thân lúc tuổi đời còn quá nhỏ, các em bị tổn thương tâm lí, sống khép mình hoặc tự do thiếu tính tuân thủ do thiếu sự chăm sóc - giáo dục của cha mẹ.
- Khi vào sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, các em phải thay đổi thói quen sống để thích ứng với môi trường mới.
- Khi đến trường tiểu học, các em có nhu cầu giáo dục hòa nhập khá đa dạng.
- Vì vậy, giáo viên, nhân viên xã hội và các cơ sở bảo trợ xã hội cần có những biện pháp hỗ trợ các em hòa nhập ở trường tiểu học - môi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi cá nhân.
- Điều đó sẽ giúp các em có một kết quả học tập - rèn luyện tốt hơn để tự lập sau này và trở thành người có ích cho xã hội..
- TỪ KHÓA: Trẻ em mồ côi.
- giáo dục hòa nhập.
- cơ sở bảo trợ xã hội.
- Hệ thống trung tâm bảo trợ xã hội công lập được phân bố theo mạng lưới các tỉnh, thường lấy tên gọi là trung tâm bảo trợ xã hội + tên địa bàn.
- Khái niệm hòa nhập ở trường tiểu học.
- GDHN là hỗ trợ mọi trẻ em, trong đó có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học, phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống, nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội” [5, tr.20]..
- Mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả GDHN cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ trên cơ sở hướng tới đáp ứng mục tiêu chung và khả năng hòa nhập xã hội..
- Nhà trường TH hòa nhập sử dụng những nguồn lực bên trong đồng thời kết nối với các nguồn lực bên ngoài xã hội và cộng đồng để tạo ra sự hỗ trợ tốt nhất cho trẻ..
- Đặc điểm của trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội theo tiếp cận tâm lí - xã hội.
- tại các CSBTXH phải thích nghi với nơi ở mới, trường học mới, thầy cô, bạn bè mới lại càng là một thử thách lớn so với độ tuổi của các em.TEMC sống tại các CSBTXH có nhiều hoàn cảnh xuất thân khác nhau, một số em được đưa vào trong tình trạng bị vứt bỏ hoặc bỏ rơi ở đầu đường, xó chợ, đa số trẻ được đưa vào do mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc còn lại một người nhưng mất khả năng nuôi dưỡng, hoặc cha mẹ vi phạm pháp luật và mất quyền nuôi con.
- Có một đặc điểm chung là các em đều đã không được quan tâm, chăm sóc và nuôi dạy chu đáo trước khi đến CSBTXH.
- Vì vậy, các em có những đặc điểm cơ bản sau đây:.
- Đặc điểm tâm lí - xã hội do hoàn cảnh xuất thân.
- Việc mất đi cha mẹ ruột, mất gia đình đồng nghĩa với việc mất chỗ dựa về vật chất và tinh thần khi tuổi đời đang rất cần sự chăm sóc yêu thương từ những người sinh ra mình và phải chuyển sang một “gia đình thay thế” hoàn toàn xa lạ là một đặc điểm xuất thân khiến TEMC sống tại các CSBTXH bị tổn thương tâm lí và thường hay thu mình trong giao tiếp (kết quả NC cụ thể, bao nhiêu.
- Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi sợi dây tình cảm và yêu thương, chăm sóc của người mẹ nói riêng và người thân nói chung bỗng dưng bị cắt đứt hoàn toàn khiến các em bị tổn thương tâm lí một cách nghiêm trọng, nhiều em có những biểu hiện rối loạn sau sang chấn.TEMC sống tại các CSBTXH biểu lộ nhiều loại tổn thương về tâm lí được thể hiện ra hành vi bên ngoài như sau:.
- Các em luôn có suy nghĩ mình là đứa trẻ.
- không có cha mẹ ruột thịt bên cạnh, phải sống nhờ vào tình yêu thương và chăm sóc của người lạ nên các em thường rụt rè hơn so với các trẻ em bình thường khác.
- Từ đó, TEMC sống tại các CSBTXH thường có biểu hiện sống thu mình, tự ti trong giao tiếp, luôn có cảm giác bị kì thị vì mồ côi [7, tr.224].
- Khi gặp các bạn cùng lứa chưa quen biết hoặc người lạ các em thường không nói, không giao tiếp..
- Mặc dù hoàn cảnh đặc biệt tạo ra cho các em những đặc điểm như vậy nhưng với độ tuổi tiểu học còn hồn nhiên và ngây thơ,TEMC sống tại các CSBTXH có thể nhanh chóng vượt qua hoàn cảnh của bản thân để vui vẻ hòa đồng tại nơi sống và nơi học tập nếu nhận được sự sẻ chia và yêu thương của những người xung quanh các em..
- Khi được chuyển vào sống tại các CSBTXH, tất cả TEMC đều phải học cách để thích nghi với môi trường sống mới, hoàn toàn khác với môi trường sống trước đây của các em..
- Hầu hết các em dù nhỏ tuổi nhưng đã hiểu được hoàn cảnh khó khăn của bản thân, các em luôn cố gắng để chăm ngoan, nghe lời người bảo trợ, nhân viên giáo dục của CSBTXH..
- Sau một thời gian, các em sẽ dần thích nghi với những quy định, nền nếp tại CSBTXH.
- Một bộ phận nhỏ TEMC sống tại các CSBTXH từng sống lang thang trước khi vào CSBTXH thường có xu hướng sống tự do, thích lấy đồ của người khác ở trường và ở nhà [7, tr.162].
- Trẻ em chưa hình thành nhân cách ổn định, việc các em lấy đồ của người khác vì những sở thích trẻ thơ hoặc do quá thiếu thốn là một đặc điểm hoàn toàn có thể lí giải được.
- Với những em thiếu sự chăm sóc và giáo dục một thời gian dài như vậy, khi vào sống tại các CSBTXH các em cần được uốn nắn kịp thời để trở thành những công dân tương lai có tính tuân thủ tốt..
- TEMC sống tại các CSBTXH trong độ tuổi TH đều muốn được đến trường kể cả những em đã từng phải bỏ học giữa.
- Thông thường, những em này sẽ được CSBTXH bồi dưỡng kiến thức một thời gian và xin vào học tiếp ở một lớp phù hợp với khả năng thực tế của em.Tuy nhiên, hầu hết những em này phải học lại với các em nhỏ ở các lớp đầu cấp TH..
- Vì vậy, các em có tâm lí xấu hổ và ngại đến lớp..
- Thứ hai, nhiều trẻ được chuyển từ vùng sâu vùng xa đến các CSBTXH tại các trung tâm hoặc thành phố, nên khi đi học khả năng tiếp thu không theo kịp các bạn của môi trường mới.
- Trong thực tiễn, các CSBTXH thường đóng tại các trung tâm của các tỉnh như là thị xã hoặc thành phố..
- Khi chưa thích nghi được với môi trường sống mới, các em cũng có tâm lí không muốn đến trường vì lại phải tiếp tục làm quen với một môi trường khác xa với điều kiện, hoàn cảnh sống trước đây của các em..
- Thứ ba, một số trẻ còn mang nhiều tổn thương tâm lí do sự mất mát của bố mẹ hoặc bị chia cắt với bố mẹ, các em chỉ muốn thu mình, không muốn gặp gỡ và tiếp xúc với những người mới như thầy cô, bạn bè ở nhà trường mới..
- Thứ năm, nhiều trẻ chưa thạo tiếng Việt vì các em thuộc con em đồng bào các dân tộc thiểu số không nói tiếng Kinh, những HS này rất ngại ngần khi phải xuất hiện ở trường học và các em thường muốn lẩn tránh việc đi học..
- Trong số rất nhiều nguyên nhân kể trên, nguyên nhân xuất phát từ những sang chấn tâm lí dẫn đến sự tổn thương cho các em, gây mất tập trung trong học tập, kết quả học tập kém là nguyên nhân chính, rất cần sự lưu tâm của những người lớn đang có trách nhiệm với các em..
- Thực tế cho thấy, hầu hết TEMC bậc TH đã sống tại các CSBTXH trong một khoảng thời gian nhất định đều có khả năng tự lập mà những đứa trẻ sống với cha mẹ có thể chưa làm được.
- Đặc biệt, TEMC sống tại các CSBTXH có khả năng chịu đựng khó khăn thiếu thốn do không có sự bao bọc, chiều.
- Nhưng TEMC sống tại các CSBTXH gần như không bao giờ đòi hỏi về những nhu cầu này cũng như không bao giờ than phiền về điều đó.
- Mặc dù quyền lợi từ chính sách của Nhà nước còn hạn hẹp, việc đáp ứng các nhu cầu vật chất còn nhiều thiếu thốn và khó khăn nhưng trẻ mồ côi đều bằng lòng với cuộc sống tại các CSBTXH [8, tr.333]..
- TEMC sống tại các CSBTXH do chính hoàn cảnh khắc nghiệt đã hình thành cho các em những phẩm chất và năng lực mà những trẻ luôn được chăm lo bao bọc có thể chưa hình thành được.
- Trong độ tuổi TH mà các em có những khả năng tự lập cao, khả năng chịu đựng thiếu thốn như vậy chính là một điểm mạnh để sau này các em dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống..
- Nhu cầu giáo dục hòa nhập của trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội từ tiếp cận tâm lí - xã hội.
- Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như: Hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động xã hội..
- Tuy nhiên, đối với TEMC, mặc dù các em đã nhận được sự yêu thương, đùm bọc của mọi người song các em vẫn còn mặc cảm, tự ti trong các hoạt động vui chơi, học tập và tham gia các hoạt động xã hội.
- Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành khảo sát 125 HS đang học tại 4 trường TH nói trên là TEMC đang sống tại 3 làng SOS (33 HS sống tại làng trẻ em SOS Hà Nội, 32 HS sống tại làng trẻ em SOS Thanh Hóa và 60 HS sống tại làng trẻ em SOS Quy Nhơn).
- Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu em Lê Thị M, lớp trưởng lớp 4 Trường Tiểu học Nhơn Bình 1, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trong lớp có 4 bạn là TEMC đang sống tại làng SOS Quy Nhơn, với câu hỏi như sau: “Theo em, vì sao các bạn TEMC sống làng trẻ SOS lại có biểu hiện tự ti, nhút nhát hoặc buồn bã khi ở trường?”..
- TEMC đang học hòa nhập tại các trường tiểu học về cơ bản đã thích nghi với việc học tập của nhà trường và hòa đồng với các bạn trong lớp, trong trường.
- Đối với những HS học hòa nhập trong Biểu đồ 1: Kết quả khảo sát sự hòa nhập tâm lí – xã hội của TEMC.
- lớp cùng TEMC sống tại các CSBTXH, có một số lượng nhỏ HS chưa biết yêu thương chia sẻ với bạn là TEMC mà có ý coi thường, phân biệt giữa bạn có gia đình bình thường, có điều kiện vật chất tốt với những TEMC đến từ các CSBTXH.
- Bên cạnh đó, một số phụ huynh còn kì thị với TEMC sống tại các CSBTXH.
- Giải pháp trợ giúp hòa nhập ở trường học tiểu học cho trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Tăng cường sự tương tác giữa học sinh trong lớp, trong trường với trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội..
- Vòng tay nhân ái: TEMC sống tại các CSBTXH rất thiếu tình thương yêu ruột thịt, thiếu tình thương yêu gia đình.
- Vì vậy, GV nên tạo ra cho các em một vòng tay yêu thương, quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ từ những người xung quanh.
- Thực tế cho thấy, trẻ em là lực lượng tuyên truyền quan trọng đã mang lại thành công cho nhiều chương trình tuyên truyền.Trẻ em có thể tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, đặt ra các quy tắc và thực hiện những gì mà các em đã xây dựng nên..
- Tại Việt Nam, nhà trường tiểu học là môi trường xã hội hóa bắt buộc đầu tiên của trẻ em theo chủ trương phổ cập giáo dục và luật giáo dục [9], [10].
- Đối với những trường tiểu học có TEMC sống tại các CSBTXH theo học, việc tạo lập văn hóa tôn trọng và không phân biệt cần được triển khai từ chủ trương đến nhận thức và hành vi của lãnh đạo nhà trường, GV - nhân viên, HS và phụ huynh của nhà trường.
- Trước tiên, đối với ban giám hiệu nhà trường, cần có những chỉ đạo cụ thể về việc GV dạy hòa nhập cần quan tâm đến các em HS mồ côi.
- Nếu các em có điều gì chưa tốt như những HS có một gia đình bình thường, được cha mẹ chăm sóc, giáo dục chu đáo thì phải coi đó là thiệt thòi của HS mồ côi.
- Không nên vì điều đó mà có thái độ không quý mến, yêu thương các em.
- Các bậc phụ huynh trong lớp có HS mồ côi cũng nên quan tâm động viên các em vì các em thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, không có cha mẹ đầy đủ như con cái họ.
- Hỗ trợ năng lực hòa nhập ở trường tiểu học cho trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Cần hỗ trợ TEMC những năng lực hòa nhập sau đây để TEMC sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội có thể hòa nhập ở trường tiểu học:.
- Giáo dục khả năng vượt qua tổn thương tâm lí cho TEMC sống tại các sở bảo trợ xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp ở trường tiểu học cho TEMC sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nhà trường cần tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, các hoạt động trải nghiệm để các em được rèn luyện kĩ năng mềm, được giao tiếp trong nhiều môi trường khác nhau, nhiều đối tượng giao tiếp khác nhau..
- Giáo dục tính tuân thủ nội quy, nền nếp ở trường tiểu học cho TEMC sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Từng bước, nhà trương thay đổi những thói quen tự do trước kia, đưa các em dần tuân thủ đúng các nội quy của trường, của lớp..
- Hỗ trợ học tập các môn cơ bản cho TEMC sống tại các CSBTXH.
- Bằng các kế hoạch học tập cá nhân cho mỗi em HS mồ côi học hòa nhập, nhà trường lên kế hoạch cử GV hỗ trợ các em trên lớp, có thể phối hợp với nhân viên giáo dục của CSBTXH để hỗ trợ các em thêm khi các em học ở tại nơi các em đang sống..
- TEMC sống tại các CSBTXH có nhu cầu giáo dục hòa nhập rất lớn từ góc độ tiếp cận tâm lí - xã hội.
- Điều quan trọng nhất trong quá trình GDHN ở trường tiểu học cho TEMC sống tại các CSBTXH chính là cần xác định được những mục tiêu rõ ràng từ năng lực và nhu cầu của chính các em.
- Nhà trường hòa nhập và GV dạy hòa nhập cần thiết kế được chương trình GDHN phù hợp với nhu cầu đặc biệt của từng HS là TEMC sống tại các CSBTXH, điều chỉnh chương trình, dạy học phụ đạo, hỗ trợ thông qua KHGDCN để các em thích nghi kịp với những giờ học trên lớp.
- Việc hỗ trợ học tập cho từng HS là TEMC sống tại các CSBTXH cần được tiến hành tổ chức một cách quy củ với phương thức kiểm tra đánh giá phù hợp..
- Nhà trường tiểu học dạy hòa nhập cần phải chủ động và tổ chức GDHN cho TEMC sống tại các CSBTXH mạnh.
- Cần phải coi đó là nhiệm vụ quan trọng khi đã đón TEMC của các CSBTXH vào học mà không coi việc GDHN cho các em là một việc làm mang tính kinh nghiệm, tự phát..
- Các CSBTXH, cụ thể là nhân viên xã hội và người bảo trợ, cán bộ quản lí cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường tiểu học trong GDHN cho TEMC để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
- Bởi vì CSBTXH chính là gia đình thay thế của các em, nhân viên xã hội và người bảo trợ và cán bộ quản lí đều là cha mẹ thay thế (phụ huynh) của các em..
- Trẻ em bị mồ côi cha mẹ hoặc vĩnh viễn mất đi sự chăm sóc giáo dục của cha mẹ ruột khi tuổi đời còn non nớt đã vô cùng thiệt thòi, TEMC buộc phải rời xa gia đình, quê hương để đến sống tại các CSBTXH, dựa vào sự bảo trợ của Nhà nước còn thiệt thòi hơn nữa.
- Coi GDHN cho TEMC sống tại các CSBTXH ở nhà trường tiểu học như một chủ trương, một quan điểm giáo dục cần thiết và nhân văn là một việc làm thiết thực, đúng đắn để góp phần giảm nhẹ những thiệt thòi mà TEMC sống tại các CSBTXH đang phải gánh chịu..
- [1] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2015), Dự thảo Đề án đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội..
- [2] Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2000), Nghị định số 07/2000/NĐ-CP về Chính sách cứu trợ xã hội..
- xã hội và làng trẻ mồ côi, NXB Văn hóa Thông tin, Hà [8] Nguyễn Hồng Kiên - Trần Văn Công - Lại Yến Ngọc Nội..
- Trần Thị Quỳnh Trang - Trần Thị Thu Hằng, (2015), Thực trạng chính sách An sinh xã hội cho trẻ em mồ côi đang sống tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội Việt Nam, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế của Trường Đại học Lao động Xã hội 2 - Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt