« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào quá trình rèn luyện kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào quá trình rèn luyện kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông.
- Dạy học hợp tác (DHHT) đã và đang là một trong những xu hướng phát triển mới có nhiều ưu điểm và hiệu quả cao của giáo dục thế kỉ XXI.
- Đối với dạy học Làm văn ở nhà trường trung học phổ thông (THPT) nói chung, dạy học kĩ năng (KN) sử dụng kết hợp các thao tác lập luận (TTLL) trong bài văn nghị luận nói riêng, phương pháp DHHT sẽ giúp học sinh (HS) phát huy tính tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự tương tác giữa HS với HS và giữa HS với giáo viên (GV).
- Qua đó, hình thành những KN cần thiết về sử dụng lập luận, TTLL và kết hợp các TTLL trong bài văn nghị luận..
- Giới thiệu chung về phương pháp dạy học hợp tác Người đầu tiên khởi xướng ra xu thế DHHT vào đầu những năm 1900 là John Dewey, nhà giáo dục theo xu hướng thực dụng Mĩ.
- Với quan điểm đó, những năm gần đây, David W.Johnson và Roger T.Johnson thuộc trường Đại học Minnesota, Robert Slavin thuộc viện Johns Hopkins cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát triển giáo dục hợp tác thành một trong những phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay..
- Như vậy, có thể thấy, DHHT là phương pháp dạy học mang tính tập thể, trong đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân và kết quả là người học tiếp thu được kiến thức thông qua các hoạt động tương tác khác nhau: Giữa người học với người học, giữa người học với người dạy, giữa người học và môi trường.
- Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, HS kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao” [3, tr..
- TÓM TẮT: Dạy học hợp tác đang là một trong những xu hướng phát triển mới có nhiều ưu điểm và hiệu quả cao của giáo dục thế kỉ XXI.
- Với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả dạy học làm văn nghị luận nói chung, kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận nói riêng, bài viết đề xuất vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào quá trình rèn luyện kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông..
- TỪ KHÓA: Phương pháp dạy học.
- dạy học hợp tác.
- văn nghị luận.
- Những đặc điểm trên là cơ sở để chúng ta có thể vận dụng phương pháp DHHT vào việc tổ chức cho HS rèn luyện KN kết hợp các TTLL trong làm văn nghị luận.
- Bởi yêu cầu của nhóm bài học về rèn luyện KN kết hợp các TTLL, ngoài việc nắm chắc KN về các TTLL riêng lẻ (chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận), hiểu về nguyên tắc và cách thức kết hợp các TTLL trong cùng một văn bản nghị luận, mục đích cuối cùng là giúp HS vận dụng kiến thức đã có để viết được bài (đoạn) văn nghị luận có sử dụng kết hợp một cách linh hoạt ít nhất là hai trong sáu TTLL nói trên.
- Đây là yêu cầu khá phức tạp, đòi hỏi HS phải có kiến thức tổng hợp về các TTLL, phương pháp, KN kết hợp các TTLL trong cùng một bài văn nghị luận.
- Sử dụng phương pháp DHHT sẽ hỗ trợ HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, hình thành KN, hướng đến đích viết văn nghị luận hay, thuyết phục.
- Bằng phương pháp này, tri thức và kinh nghiệm của mỗi cá nhân không chỉ góp phần giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm mà còn trở thành tri thức và kinh nghiệm chung cho mọi HS thông qua sự tương tác lẫn nhau, qua đó giúp hỗ trợ việc hình thành KN kết hợp các TTLL trong làm văn nghị luận cho HS THPT..
- Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào quá trình dạy học rèn luyện kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông.
- Trong phương pháp DHHT, có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực các nhà giáo dục đã đưa ra nhằm dạy HS không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực, như:.
- kĩ thuật Khăn trải bàn, kĩ thuật KWL, kĩ thuật Các mảnh ghép, Bản đồ tư duy.
- Điều quan trọng là GV linh hoạt tùy theo bài học để lựa chọn kĩ thuật dạy học hoặc kết hợp một số kĩ thuật dạy học cho phù hợp.
- Để sử dụng phương pháp DHHT đạt được hiệu quả trong việc rèn luyện KN kết hợp các TTLL trong làm văn nghị luận cho HS THPT, chúng tôi đề xuất sử dụng một số kĩ thuật trong quá trình dạy học như:.
- Khăn trải bàn, KWL, Các mảnh ghép..
- Kĩ thuật Khăn trải bàn là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (xem Hình 1).
- Sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn cũng tạo ra sự tương tác giữa HS với HS, giữa nhóm HS với nhóm HS, giữa HS với GV..
- Kĩ thuật Khăn trải bàn được tiến hành bằng cách chia HS thành các nhóm nhỏ (khoảng 4 – 6 người/nhóm) và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ lớn, chia giấy gồm phần chính giữa và các phần xung quanh tương ứng với mỗi thành viên trong nhóm.
- Kĩ thuật Khăn trải bàn trong dạy học.
- Hình 1: Kĩ thuật Khăn trải bàn.
- Khăn trải bàn là một kĩ thuật dạy học dễ thực hiện, có thể sử dụng trong tất cả các bài học, môn học.
- Theo đó, GV cũng có thể sử dụng kĩ thuật dạy học này để tổ chức cho HS chiếm lĩnh các tri thức về sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận qua các bài học tương ứng.
- Có thể thấy, sử dụng kết hợp các TTLL vừa đảm bảo những nguyên tắc chung, vừa thể hiện sự sáng tạo, phong cách riêng của người viết.
- Trong khi đó, kĩ thuật Khăn trải bàn vừa giúp tăng cường hợp tác để các thành viên tìm ra những giải pháp, ý kiến chung, vừa khuyến khích sự suy nghĩ độc lập để tìm ra những ý tưởng mới, giải pháp mới của mỗi cá nhân.
- Như vậy, hiệu quả mà kĩ thuật Khăn trải bàn đưa lại cũng tương ứng với mục đích của việc dạy học sử dụng kết hợp các TTLL trong làm văn nghị luận cho HS THPT.
- Vì thế, nếu sử dụng hợp lí kĩ thuật dạy học này, việc tổ chức hình thành tri thức về sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận cho HS sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
- HS không chỉ tự đi đến thống nhất về những vấn đề lí thuyết chung như mục đích, yêu cầu mà còn tiếp thu được những ý tưởng, biện pháp mới trong việc sử dụng kết hợp các TTLL, làm cho khả năng lập luận, KN viết văn nghị luận của HS ngày càng tốt hơn..
- Từ quy trình sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn nói chung, GV có thể vận dụng vào các khâu của quá trình tổ chức hình thành tri thức sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận như: Tìm hiểu ngữ liệu, khái quát tri thức và củng cố - vận dụng.
- Ở khâu tìm hiểu ngữ liệu, nếu sử dụng kĩ thuật dạy học này, GV chú ý các bước sau:.
- Bước 1: Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm Chia nhóm: GV có thể sử dụng những cách khác nhau để chia nhóm, mỗi nhóm nên có từ 4 - 6 HS..
- Trong đoạn trích, tác giả đã vận dụng kết hợp các TTLL nào?.
- Bước 2: Tổ chức cho HS phân tích mẫu bằng kĩ thuật Khăn trải bàn.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, yêu cầu HS dùng thước chia thành từng phần theo kĩ thuật Khăn trải bàn, đồng thời hướng dẫn các em cách sử dụng..
- Tương tự như phần phân tích “mẫu”, GV có thể sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn để tổ chức cho HS khái quát tri thức về sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận.
- Sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn giúp HS có thể dựa vào những ý kiến, nhận xét khác nhau để tìm ra một kết luận đúng đắn nhất..
- Việc tổ chức cho HS khái quát tri thức bằng kĩ thuật Khăn trải bàn được tiến hành theo các bước sau:.
- Từ việc thực hiện các bài tập, em có nhận xét gì về vai trò của của việc kết hợp các TTLL trong văn nghị luận?.
- Để việc kết hợp các TTLL trong văn nghị luận phát huy được vai trò của mình, người viết cần phải chú ý điều gì?.
- Làm thế nào để sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận một cách hiệu quả nhất?.
- Bước 2: Tổ chức cho HS tự khái quát tri thức bằng kĩ thuật Khăn trải bàn.
- Mặt khác, cũng có thể sáng tạo hơn với kĩ thuật Khăn trải bàn này bằng cách:.
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng kĩ thuật dạy học Khăn trải bàn ở phần củng cố kiến thức.
- Tuy nhiên, việc sử dụng kĩ thuật này cần có sự sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tâm lí của HS.
- Nếu sử dụng rập khuôn, máy móc, nhiều lần trong một tiết học sẽ gây ra sự nhàm chán, nặng nề đối với người học, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS..
- Bên cạnh kĩ thuật Khăn trải bàn, GV có thể sử dụng kĩ thuật KWL trong dạy học nói chung, dạy học rèn luyện KN kết hợp các TTLL trong bài văn nghị luận.
- KWL là kĩ thuật dạy học do Donna Ogle giới thiệu năm 1986 (xem Hình 2) gắn với sơ đồ gồm 3 cột lần lượt là: những gì tôi biết (What I know - K), những gì tôi muốn học (What I want to lean - W) và những gì tôi học được (What I learned - L).
- Kĩ thuật này giúp HS tham gia nhiều hơn trong việc đọc các tài liệu có tính mô tả.
- Kĩ thuật này yêu cầu HS vừa nhớ lại những kiến thức đã biết xung quanh vấn đề sẽ học, vừa tự nêu ra những thắc mắc cần được giải đáp dưới dạng câu hỏi.
- Quy trình sử dụng KWL gồm 5 bước:.
- Kĩ thuật KWL trong dạy học.
- Ghi những điều nhận thức được trong quá trình học tập Hình 2: Kĩ thuật KWL.
- Có thể nói, kĩ thuật KWL giúp HS tự phản ánh và đánh giá được kinh nghiệm học tập của mình, đồng thời khuyến khích các em có thói quen độc lập suy nghĩ, tái hiện lại những gì đã biết và đặt ra mục tiêu trong hoạt động học..
- Điều này không chỉ phát huy được tính tích cực cho HS trong quá trình học tập mà còn có khả năng sử dụng trong dạy học nhiều môn học khác nhau..
- Đối với vấn đề kết hợp TTLL trong văn nghị luận, kĩ thuật KWL sẽ làm cho việc dạy học nội dung này không còn trở nên nặng nề, áp đặt, ngược lại giúp khuyến khích được sự suy nghĩ, tìm tòi độc lập của các em trong việc huy động vốn kiến thức đã có về văn học, xã hội, ngôn ngữ vào quá trình học tập.
- Như vậy, HS sẽ thấy được rõ hơn mối liên hệ giữa những tri thức này với việc sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận.
- Hơn nữa, việc sử dụng kĩ thuật KWL trong quá trình dạy học cũng giúp làm tăng tính tương tác giữa GV và HS, giữa các HS với nhau.
- Sự tương tác này chính là cơ sở để HS tự điều chỉnh những hiểu biết chưa đúng đắn và kiến tạo nên những tri thức về sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận.
- Để phát huy được hiệu quả kĩ thuật KWL trong việc tổ chức hình thành tri thức về sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận, GV nên tiến hành theo một quy trình cụ thể như sau:.
- Bước 1: Xác định những tri thức đã biết có liên quan đến bài học vào cột K..
- Chẳng hạn, khi dạy học bài Luyện tập vận dụng kết hợp các tác tác lập luận (Ngữ văn 12, tuần 14, tiết 42), GV yêu cầu HS viết những điều đã biết, đã học về văn nghị luận, về các TTLL vào cột K, sau đó tổ chức cho HS thảo luận để xác định những tri thức đúng và điều chỉnh, bổ sung những tri thức chưa đầy đủ, chính xác.
- Bước này giúp HS huy động những tri thức đã học vào quá trình tìm hiểu, chiếm lĩnh tri thức mới..
- Bước 2: Xác định những tri thức muốn biết trong bài học vào cột W..
- Bước này, HS tự xác định những tri thức muốn biết trong một bài học.
- Yêu cầu các nhóm HS phân tích một số “mẫu” tiêu biểu cho việc sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận..
- Như vậy, việc sử dụng kĩ thuật KWL để tổ chức hình thành tri thức về sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình học tập.
- Những tri thức về sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận mà HS có được không phải từ sự lắng nghe, tiếp nhận thụ động mà là kết quả của quá trình suy nghĩ độc lập, thảo luận nghiêm túc trong giờ học.
- Mặt khác, cũng thông qua kĩ thuật dạy học này, GV có thể đánh giá được năng lực tư duy, vốn kiến thức của HS, từ đó có những biện pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời..
- Kĩ thuật dạy học Các mảnh ghép (xem Hình 3) là hình thức dạy học kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: (1) Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề).
- Sử dụng kĩ thuật Các mảnh ghép trong dạy học Làm văn giúp tiết học tăng thêm tính hứng thú của người học.
- Kĩ thuật Các mảnh ghép trong dạy học.
- Hình 3: Kĩ thuật Các mảnh ghép.
- Cách tiến hành kĩ thuật Các mảnh ghép như sau:.
- Nhiệm vụ B.
- Nhóm 3: Nhiệm vụ C..
- Để kĩ thuật Các mảnh ghép phát huy hiệu quả trong quá trình dạy học, GV cần lưu ý một số điều như sau: (1) Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.
- (5) Trong quá trình sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép, GV phải dành thời gian theo dõi HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả..
- Như vậy, khi HS đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài học thì việc sử dụng kĩ thuật Các mảnh ghép là khâu cuối cùng để HS có cơ hội nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học hay một vấn đề mà GV nêu ra.
- Kĩ thuật này cũng giúp HS.
- Có thể nói, việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như Khăn trải bàn, KWL, Các mảnh ghép trong phương pháp DHHT có tác dụng rất lớn để tổ chức cho HS chiến lĩnh tri thức và rèn luyện KN sử dụng kết hợp các TTLL trong văn nghị luận.
- Những kĩ thuật dạy học này giúp HS phát huy tính tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự tương tác giữa HS với HS và giữa HS với GV.
- Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng bài học, đối tượng HS và nhiệm vụ đặt ra mà GV cần cân nhắc lựa chọn, điều chỉnh và áp dụng các kĩ thuật dạy học nói trên một cách phù hợp..
- Dạy học hướng đến rèn luyện KN, hình thành năng lực và phẩm chất người học đang trở thành xu thế tất yếu của giáo dục hiện nay.
- Trong dạy học Làm văn nghị luận, phương pháp DHHT giúp quá trình dạy học kết hợp các TTLL trong văn nghị luận của GV và HS phát huy hiệu quả tối ưu..
- Trong phương pháp DHHT, các kĩ thuật dạy học như Khăn trải bàn, KWL, Các mảnh ghép.
- đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay vào việc hình thành tri thức cho HS.
- Việc phối hợp sử dụng hợp lí các kĩ thuật nói trên trong dạy học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình kiến tạo, củng cố, khắc sâu tri thức về các TTLL và việc kết hợp các TTLL trong quá trình làm văn nghị luận..
- [1] Trịnh Văn Biểu, (2011), Dạy học hợp tác - một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 25, tr.88- [2] David W.Johnson - Roger T.Johnson - Holubec .
- học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội..
- [4] Chu Huy - Chu Văn Sơn - Vũ Nho, (2005), Nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- [5] Đặng Thành Hưng, (2002), Dạy học hiện đại: Lí luận - Biện pháp - Kĩ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Kiều Thọ Long, (2009), Phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt