« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp cho giáo viên Toán ở trường trung học phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp cho giáo viên Toán ở trường trung học phổ thông.
- Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của công cuộc đổi mới GD, ngoài việc đào tạo sinh viên sư phạm một cách bài bản và nghiêm túc thì công tác bồi dưỡng lí luận dạy học, kiến thức, kĩ năng cho giáo viên (GV) hiện tại là một việc làm cấp thiết.
- Trong khi đó, giai đoạn hiện nay, trào lưu dạy học tích hợp đang nở rộ.
- GV trước đây chỉ được đào tạo theo hướng đơn môn nên việc tiếp cận dạy học tích hợp gặp không ít khó khăn.
- Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu một số biện pháp giúp GV Toán trung học phổ thông (THPT) rèn luyện các kĩ năng dạy học tích hợp.
- Kĩ năng dạy học tích hợp 2.1.1.
- Kĩ năng, dạy học tích hợp.
- Theo Từ điển tiếng Việt: “Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế” [1].
- Tác giả Lê Văn Hồng và các cộng sự [2] nhìn nhận dưới góc độ tâm lí cho rằng: Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ..
- Theo Trần Anh Tuấn [3], “Kĩ năng dạy học là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức hợp của một hành động giảng dạy bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết cho các tình huống dạy học xác định”.
- Theo Nguyễn Như An [4], “Kĩ năng dạy học là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của một hành động giảng dạy, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức và quy trình đúng đắn”..
- Chúng tôi quan niệm: Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức và kinh nghiệm thực hiện thành thạo các thao tác trong quá trình hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể nào đó..
- Tích hợp (Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa: xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
- “Tích hợp được hiểu là sự lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ”.
- Theo Từ điển GD học thì dạy học tích hợp được hiểu là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học [5].
- Tác giả Nguyễn Thế Sơn [6] cho rằng: “Tích hợp trong GD ở nhà trường là sự kết hợp, phối hợp một cách có hệ thống các kiến thức thành TÓM TẮT: Trong những năm gần đây, trào lưu dạy học tích hợp đã lan tỏa đều khắp trong các nhà trường phổ thông, góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Hơn nữa, trước đây giáo viên chỉ được đào tạo đơn môn nên khả năng nhìn nhận vấn đề liên môn, tích hợp gặp không ít khó khăn.
- Bên cạnh đó, công việc soạn bài và giảng dạy các chủ đề tích hợp tiêu tốn nhiều thời gian và kinh tế so với bài giảng truyền thông cho nên một số giáo viên không quan tâm đào sâu suy nghĩ và thực hiện theo hướng này.
- Qua thực tế đó, để nâng cao chất lượng giáo dục và bắt kịp với trào lưu dạy học hiện đại của thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh đã có nhiều cuộc thi, nhiều đợt bồi dưỡng về lí luận dạy học tích hợp cho cán bộ quản lí, giáo viên ở cơ sở nhằm giúp họ hiểu sâu hơn lí luận và thành thục trong thực hành giảng dạy các bài học, chủ đề tích hợp.
- Trong bài báo này, tác giả trình bày một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp cho giáo viên Toán ở trường trung học phổ thông hiện nay, góp phần nâng cao trình độ lí luận và thực hành dạy học tích hợp của giáo viên trung học phổ thông..
- TỪ KHÓA: Kĩ năng.
- dạy học tích hợp.
- môn Toán.
- trường trung học phổ thông..
- Theo Đỗ Hương Trà và cộng sự [7]: Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp.
- Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động mọi nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp - có vấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân.
- Theo UNESCO: “Dạy học tích hợp là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”..
- Theo Chương trình GD phổ thông tổng thể (2018): “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng.
- thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng” [8]..
- Chúng tôi quan niệm rằng: Dạy học tích hợp trong nhà trường phổ thông là thiết kế, tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đạt mục tiêu đã định, nhất là hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực người học.
- Từ đó, giúp HS hình thành các kiến thức, kĩ năng mới, hình thành và phát triển các năng lực mới đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và năng lực ứng dụng thực tiễn..
- Định hướng để rèn luyện các kĩ năng dạy học theo hướng tích hợp cho giáo viên môn Toán ở trường trung học phổ thông Để đề ra các biện pháp rèn luyện các kĩ năng dạy học tích hợp cho GV toán ở trường THPT một cách thích hợp cần dựa trên các định hướng sau:.
- Đáp ứng được mục tiêu dạy học Toán ở trường THPT Theo tư tưởng của chương trình GD phổ thông môn Toán mới (ban hành tháng 12 năm 2018), thì một trong các vấn đề cần đổi mới lần này là tăng cường dạy học tích hợp.
- Do đó, các biện pháp phải hướng vào giúp GV có thể dạy học tích hợp môn Toán..
- Đảm bảo tính thống nhất giữa lí thuyết và thực hành Để rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp môn Toán cho GV THPT được tốt phải giúp họ nắm vững lí thuyết về tích hợp, dạy học tích hợp và thực hành soạn giảng các chủ đề tích, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tại cơ sở hay sinh hoạt cụm chuyên môn, cũng như sau các đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GD&ĐT hay Sở GD&ĐT triển khai.
- Bên cạnh đó, các hoạt động tự học, tự nghiên cứu các kĩ năng dạy học tích hợp của GV THPT là vô cùng quan trọng và thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa kĩ năng dạy học tích hợp môn Toán của GV..
- Đảm bảo yêu cầu chung về tích hợp.
- Môn Toán có nhiều cơ hội trong việc hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực của HS, phát triển kiến thức, kĩ năng và tạo cơ hội để HS được kết nối toán học với các môn học khác.
- Như thế, môn Toán ở trường phổ thông cũng có nhiều cơ hội để dạy học tích hợp.
- Đảm bảo khả năng dạy học hiệu quả của người thầy Kiến thức chuyên môn, năng khiếu sư phạm của người GV đóng vai trò quyết định trong công tác giảng dạy và GD HS.
- Tuy nhiên, trong những bài giảng thể hiện sự tích hợp các môn khác, GV cần phải am hiểu thêm những mảng kiến thức này nhằm nâng cao hiệu quả của giảng dạy.
- Do đó, GV cần phải dựa vào thực tế đơn vị mình để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong việc giảng dạy các chủ đề tích hợp..
- Định hướng các kĩ năng dạy học tích hợp môn Toán Để thực hiện việc bồi dưỡng các kĩ năng dạy học tích hợp môn Toán cho GV THPT chúng tôi định hướng các kĩ năng, tiến hành khảo sát, kết quả thu gọn của các kĩ năng được thể hiện như sau (xem Bảng 1):.
- Chẳng hạn, trong quá trình dạy học các chủ đề tích hợp GV cần xác định rõ loại hình tích hợp nội môn hay liên môn để đưa ra các bài tập cụ thể nhằm phát triển tư duy cho HS..
- GV có thể định hướng theo tích hợp mảng kiến thức về số phức để giải quyết.
- Như vậy, để thực hiện tốt công tác giảng dạy, ngoài việc trau dồi về kiến thức môn học người thầy cần rèn luyện các kĩ năng dạy học tích hợp nhằm phát huy khả năng của HS, đảm bảo chất lượng GD đề ra..
- Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp cho giáo viên môn Toán ở trường trung học phổ thông.
- Chú trọng làm mẫu trong quá trình rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp môn Toán cho giáo viên trung học phổ thông.
- Cơ sở của biện pháp: Đội ngũ GV hiện tại đa phần được đào tạo theo hướng đơn môn và công tác chuẩn bị soạn giảng cho bài học, chủ đề tích hợp tiêu tốn thời gian và kinh tế của GV nhiều hơn so với cách soạn giảng truyền thống..
- Do đó, việc tổ chức dạy tích hợp là vấn đề khó khăn mà GV gặp phải.
- Trong quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi nhận được đại đa số đề nghị như sau: Cần một số bài làm mẫu và dạy mẫu tích hợp môn Toán.
- Có người làm mẫu và dạy mẫu tích hợp môn Toán để GV tham khảo, làm theo.
- Vì lí luận dạy học tích hợp là vấn đề mới nên GV gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận.
- Bên cạnh đó việc dạy học các bài học, chủ đề tích hợp của GV THPT chưa đạt được hiệu quả như mong muốn..
- Mục đích của biện pháp: Giúp cho GV Toán hiểu rõ hơn về cách thức thiết kế, thực hiện các kĩ năng dạy học chủ đề tích hợp.
- Biện pháp này hướng vào rèn luyện cho GV các kĩ năng là TH1, TH2, TH3, TH5, TH6, TH7, TH10 trong Bảng 1..
- Cán bộ phụ trách (CBPT) lớp bồi dưỡng tiến hành tổ chức như sau: CBPT định hướng và chuẩn bị giáo án cho 1 chủ đề tích hợp.
- CBPT phân tích, giải đáp thắc mắc của GV và định hướng cách thực hiện phù hợp với các đối tượng HS, vận dụng vào các chủ đề tích hợp khác..
- Nó mang lại những hiệu Bảng 1: Các kĩ năng dạy học tích hợp môn Toán THPT.
- Kí hiệu Kĩ năng Nhóm kĩ năng.
- TH1 Phân tích nội dung, chương trình (nhất là yêu cầu cần đạt) các môn học để phát hiện cơ hội tích hợp, xác định mục tiêu tích hợp, loại hình tích hợp..
- Thiết kế chủ đề tích hợp TH2 Thiết kế các hoạt động học tập, làm rõ các sản phẩm cần đạt sau mỗi hoạt động (kiến thức.
- TH3 Lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng phần trong bài học tích hợp (dạy học dự án, tổ chức trải nghiệm,..)..
- TH4 Thiết kế đánh giá (rubric), tự đánh giá, cho từng công việc, hoạt động, với từng phần trong bài học tích hợp..
- TH5 Làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ học tập với bài tích hợp cho toàn lớp..
- Tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp..
- TH6 Hướng dẫn cách thức đạt mục tiêu bài học tích hợp và mục tiêu từng hoạt động trong bài học..
- TH7 Xử lí các tình huống sư phạm trong hoạt động dạy học tích hợp..
- TH8 Hướng dẫn đánh giá (rubric), tự đánh giá, với từng công việc, hoạt động, với từng phần trong bài học tích hợp..
- TH9 Đánh giá kết quả đạt được của từng HS, nhóm HS, sau mỗi nội dung bài học tích hợp, dựa vào.
- Đánh giá kết quả sau khi dạy học.
- theo chủ đề tích hợp..
- thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo từng dạng bài học của dạy học tích hợp.
- Sinh hoạt tổ chuyên môn sau khi dạy học theo chủ đề tích hợp..
- Vì trước đó, trong quá trình dạy học, GV đã không ít lần tiếp xúc với các bài toán mang tính tích hợp.
- Tuy nhiên, để giảng một chủ đề tích hợp một cách bài bản thì chưa hẳn đã thực hiện tốt.
- Giúp giáo viên hiểu sâu về dạy học tích hợp, thông qua tự học, tự rèn luyện là chính.
- Mục đích của biện pháp: Biện pháp này hướng vào rèn luyện cho GV tất cả các kĩ năng trong Bảng 1 và giúp GV hiểu sâu về lí luận DHTH.
- Hơn nữa, rèn luyện cho GV kĩ năng dạy học tích hợp thông qua tự học, rèn luyện cho GV các phương pháp dạy học, kĩ năng tự học, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn dạy học.
- Từ đó, ngày càng hoàn thiện kĩ năng dạy học và nâng cao chất lượng GD..
- Cách thức thực hiện: Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi định hướng việc tự học để bồi dưỡng kĩ năng dạy học tích hợp môn Toán thể hiện như sau: Tự tìm hiểu khái niệm về tích hợp, dạy học tích hợp trong các tài liệu.
- Tự tìm hiểu quy trình soạn giảng chủ đề tích hợp trong các tài liệu;.
- Tự tìm hiểu các kĩ năng dạy học tích hợp môn Toán.
- Tự tìm hiểu sinh hoạt chuyên môn về chủ đề tích hợp..
- Tổ chức cho giáo viên trải nghiệm kĩ năng dạy học tích hợp môn Toán.
- Cơ sở của biện pháp: Theo Chương trình GD phổ thông tổng thể (2018): “HĐTN là hoạt động GD, trong đó HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều.
- lĩnh vực GD khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà GD, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kĩ năng sống khác”..
- Theo Keeton và cộng sự [12]: “Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm là tổ chức cho người học liên hệ trực tiếp với thực tế đang được nghiên cứu…Nó liên quan đến việc người học trực tiếp đối mặt với các hiện tượng nghiên cứu hơn là chỉ nghĩ về nó hoặc chỉ xem xét khả năng có thể làm điều gì với nó”.
- Dạy học tích hợp theo mô hình trải nghiệm là dạy học được tổ chức theo tiến trình trải nghiệm thực tế cho đến khi năng lực thực hiện của người học đáp ứng được yêu cầu/tiêu chuẩn của thực tiễn sản xuất [13]..
- Mục đích của biện pháp: Thông qua các đợt tập huấn, GV được trải nghiệm về kĩ năng dạy học tích hợp môn Toán.
- Từ đó, giúp GV triển khai việc dạy học tích hợp môn Toán hiệu quả hơn.
- Biện pháp này giúp rèn luyện các kĩ năng là TH1, TH2, TH3, TH4, TH8, TH9, TH10 (bảng 1).
- Dạy học theo hướng tiếp cận tích hợp ở trường THPT là một trong các xu thế mới nhằm nâng cao chất lượng GD..
- Bên cạnh đó, quan điểm dạy học tích hợp đã được định hướng trong chương trình GD phổ thông mới, cho nên GV phổ thông nói chung và THPT nói riêng cần tiếp cận, nắm vững lí luận, thực hành nhuần nhuyễn để đảm bảo dạy học hiệu quả.
- Do đó, đối với Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, các nhà trường phổ thông cần xây dựng chương trình bồi dưỡng các kĩ năng dạy học.
- tích hợp cho GV phổ thông một cách thường xuyên, khoa học và nghiêm túc nhằm giúp họ hiểu sâu về lí luận dạy học tích hợp,“làm được và làm thành thục” các vấn đề liên quan đến dạy học tích hợp.
- [3] Trần Anh Tuấn, (1996), Xây dựng quy trình tập luyện hình thành các kĩ năng giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành thực tập sư phạm, Luận văn Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- [4] Nguyễn Như An, (1993), Hệ thống kĩ năng giảng dạy trên lớp về môn Giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ thống kĩ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lí - Giáo dục, Luận án Tiến sĩ khoa học Sư phạm - Tâm lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- [6] Nguyễn Thế Sơn, (2017), Xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam..
- [7] Đỗ Hương Trà và các tác giả, (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1, Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt