« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép kiến thức biển đảo trong dạy học môn Văn nhằm nâng cao nhận thức cho học viên TTGDNN-GDTX về chủ quyền biển đảo Việt Nam trong tình hình mới


Tóm tắt Xem thử

- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Lồng ghép kiến thức biển đảo trong dạy học môn Văn nhằm nâng cao nhận thức cho học viên TTGDNN-GDTX về.
- chủ quyền biển đảo Việt Nam trong tình hình mới”.
- Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại.
- Nhận thức được tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 373/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”.
- Trong kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh Đại học- Cao đẳng năm học 2013-2014 vấn đề biển đảo đã được đưa vào nội dung thi môn Văn, Địa..
- Vì vậy việc giáo dục về biển đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa chiến lược..
- Nhận thức được tầm quan trong ấy, những năm qua ngành giáo dục tỉnh Bình Phước đã yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh tăng cường công tác giáo dục về biển đảo cho học sinh, trong đó phải mở rộng giáo dục chính khóa và tuyên truyền ngoại khóa cho học sinh về tiềm năng biển đảo và nhiệm vụ của các thế hệ công dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển đảo đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc.
- Đồng thời, cử giáo viên cốt cán ở các trường THCS và THPT tham gia tập huấn chương trình lồng ghép nội dung biển đảo vào các môn Sử, Địa, GDCD, Ngữ văn do Bộ GD&ĐT tổ chức.
- sinh Đại học- Cao đẳng năm học 2013-2014 vấn đề biển đảo đã được đưa vào nội dung thi môn Văn, Địa..
- Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông có nhiều tiềm năng, cơ hội để xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp trong các phân môn ( đọc văn - tiếng Việt- làm văn) hoặc tích hợp liên môn với các môn học khác như: Sử, Địa, Giáo dục công dân hay các vấn đề của đời sống như tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản, pháp luật, biển đảo..
- Từ thực tế trên, cùng với tình cảm của một người con đất Việt trong những ngày biển Đông “dậy sóng” đã khiến tôi trăn trở rất nhiều về trách nhiệm của bản thân đối với nghề nghiệp và đối với đất nước, là người trực tiếp giáo dục các em, tôi thấy mình không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền lại cho thế hệ sau tình yêu thắm thiết đối với những vùng biển đảo của Tổ quốc thân yêu.
- Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn nhằm phát huy tính tích cực của học viên ở trung tâm GDNN - GDTX.
- Những năm gần đây, cùng với quá trình tuyên truyền rộng rãi của Đảng, Nhà nước, đoàn TNCS Hồ Chí Minh...về chủ quyền biển đảo Việt Nam, đã có nhiều giáo viên nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Tổ quốc trong giảng dạy, song đối với môn Văn ở trường THPT thì chưa được nhiều người nghiên cứu.
- Hơn nữa một số tác giả khi nghiên cứu tích hợp nội dung biển đảo trong giảng dạy môn Văn thường là hướng dẫn địa chỉ tích hợp, nội dung biển đảo cần tích hợp còn cách tích hợp như thế nào thì chưa một tác giả nào đề cập đến.
- Do đó điểm mới của đề tài là hướng dẫn một cách cụ thể, dễ hiểu các hình thức tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Tổ quốc nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ dạy học..
- Các bước lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn..
- Đây là bước vô cùng quan trọng, để đưa nội dung giáo dục về biển đảo Tổ quốc.
- Văn học bắt nguồn từ đời sống do đó có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề xã hội trong đó có biển đảo tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng có thể tích hợp được nội dung này.
- Chính vì vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng để xác định xem bài học nào có nội dung có thể tích hợp vấn đề biển đảo và mức độ tích hợp từng phần (dạng lồng ghép) hoặc toàn phần (có chủ đề riêng) và cân nhắc để đưa kiến thức về biển đảo vào bài giảng một cách phù hợp, sống động.
- Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, một tiết dạy gồm nhiều bước, tuỳ theo từng nội dung cụ thể mà có thể lồng ghép giáo dục về biển đảo bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Căn cứ vào nội dung chương trình môn văn ở trường THPT và qua thực tế giảng dạy của bản thân đề, tôi đã hệ thống được một số bài học có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Tổ quốc như sau:.
- Bảo vệ môi trường biển đảo..
- Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa- bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này..
- Giới thiệu về một địa danh bãi biển Việt Nam.
- Những thông tin thời sự liên quan đến biển đảo Tổ quốc..
- Luyện tập Trách nhiệm của học sinh với biển đảo quê hương..
- Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa..
- Giới thiệu về tiềm năng du lịch của biển Việt Nam.
- Tình hình biển đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Lựa chọn kiến thức biển đảo để lồng ghép vào bài giảng..
- Sau khi đã thu thập được tư liệu, xác định được bài học nào có thể tích hợp thì việc lựa chọn nội dung về biển đảo nào để đưa vào tích hợp trong bài giảng là điều quan trong nhất.
- Vấn đề biển đảo của Tổ quốc rất rộng do đó giáo viên nên chọn những nội dung vừa tầm với trình độ nhận thức của các em để tích hợp.
- Các nguyên tắc khi lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn..
- Căn cứ vào từng đơn vị kiến thức cụ thể của mỗi bài học mà đưa vào nội dung và hình thức tích hợp về biển đảo cho phù hợp..
- Không tích hợp giáo dục về biển đảo 2 lần trong một bài học, tránh gây ra tình trạng “quá tải” mà không đi đúng trọng tâm, mục tiêu bài học..
- Các hình thức lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn ở trung tâm GDNN-GDTX.
- Có thể có nhiều hình thức khác nhau để truyền tải nội dung giáo dục về biển đảo một cách hiệu quả đến học sinh tùy thuộc vào nội dung bài dạy, mục tiêu cần đạt đến, sau đây là một số hình thức chủ yếu:.
- Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến biển đảo Tổ quốc..
- Vấn đề biển đảo Tổ quốc đang là vấn đề “nóng” hiện nay nên trong quá trình dạy học nếu giáo.
- viên biết vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến biển đảo Tổ quốc không những giúp các em thấy được sự gần gũi giữa Văn học với đời sống hiện thực đang xảy ra mà còn góp phần quan trọng vào việc vun đắp, nuôi dưỡng tình yêu biển đảo quê hương cho thế hệ trẻ ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Mục tiêu lồng ghép: Giáo dục về vai trò của biển đảo trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- biển đảo và đất liền đã bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn để bảo vệ Tổ quốc.
- Do đó mọi người dân Việt Nam cần phải có những kiến thức cơ bản về biển đảo để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước..
- Mục tiêu tích hợp: Giới thiệu một số thông tin thời sự về biển đảo.
- Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc.
- Sau khi học sinh xem xong giáo viên mở rộng nội dung bài học và liên hệ thực tế về biển đảo.
- Biển đảo chúng ta đang bị Trung Quốc tiếp tục có âm mưu thôn tính do đó chúng ta phải có ý thức giữ gìn biển đảo quê hương..
- Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc giao cho mỗi người Việt Nam….
- Qua các tiết học có liên hệ thực tế liên quan đến biển đảo Tổ quốc đã trở nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho các em.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài kiểm tra liên quan đến kiến thức biển đảo..
- Trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào những yêu cầu của bài học, giáo viên đưa ra những câu hỏi, bài kiểm tra có liên quan đến kiến thức biển đảo mà học sinh có thể vận dụng được những kiến thức lý thuyết đã học hoặc vốn hiểu biết của mình để giải quyết điều này có tác dụng tích cực hóa người học, tạo ra tình huống khác nhau buộc học sinh phải tư duy, muốn giải quyết vấn đề học sinh phải biết thu thập kiến thức, thông tin, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức để giải quyết.
- Khắc phục được tình trạng học tập thụ động nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em về vấn đề biển đảo mà giáo viên tích hợp..
- Mục tiêu lồng ghép: Tìm hiểu về địa danh bãi biển Việt Nam.
- Học sinh: Thảo luận, phát biểu..
- Mục tiêu lồng ghép: Giới thiệu khái quát về quần đảo Hoàng Sa.
- Vài nét về quần đảo Hoàng Sa.
- Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.
- Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam..
- Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép - Ảnh: SCMP.
- Qua ví dụ giáo viên tích hợp trong bài học không những giúp học sinh dễ nắm bắt nội dung bài học mà còn được biết rõ hơn về quần đảo Hoàng Sa..
- Như vậy việc tích hợp các câu hỏi các bài tập liên quan đến vấn đề biển đảo vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- Lồng ghép kiến thức biển đảo thông qua minh họa bằng hình ảnh thực tế:.
- Mục tiêu lồng ghép: Bảo vệ môi trường biển đảo.
- biển đảo? Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường biển:.
- Nội dung chính của vấn đề: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, hủy hoại các giống loài và làm cạn kiệt tài nguyên do đó mỗi chúng ta phải biết bảo vệ môi trường biển đảo bằng các hình thức:.
- Khai thác du lịch biển đảo hợp lý..
- Vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường biển đảo….
- Mục tiêu lồng ghép: Cung cấp bằng chứng lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
- Giáo viên có thể đưa những kiến thức sâu hơn, rộng hơn về biển đảo Tổ quốc để học sinh thảo luận..
- tôi đã chiếu bài phóng sự cung cấp bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do giáo viên biên soạn dựa vào nguồn tài liệu của ban tuyên giáo Trung ương cho học sinh xem.
- Bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa..
- Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:.
- Hoàng Sa.
- Tháng 1/1974, Trung Quốc dùng không quân và hải quân đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 20/1/1974..
- Rõ ràng, chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa.
- Trường Sa.
- Triệu trái tim hướng về biển đảo yêu thương..
- Học sinh xung phong trả lời..
- Giáo viên nhận xét, chốt ý chính: Bài phóng sự cung cấp những tài liệu lịch sử và bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Mục tiêu tích hợp: Giới thiệu về tiềm năng du lịch của biển Việt Nam.
- Như vậy việc lồng ghép bằng hình thức minh họa hình ảnh thực tế sẽ cung cấp cho học sinh những thông tin, hình ảnh thiết thực, gần gũi về biển đảo.
- Tóm lại, quá trình lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn ở trung tâm GDNN- GDTX tôi có nhận xét sau:.
- Đối với phân môn đọc văn, số lượng bài có thể lồng ghép kiến thức biển đảo là không nhiều.
- Đối với phân môn Tiếng Việt và Làm văn: hầu như tất cả các bài phần Tiếng Việt và Làm văn đều có thể lồng ghép kiến thức biển đảo ở mức độ, liều lượng khác nhau.
- Đặc điểm của phần Tiếng Việt và Làm văn là có tính chất mở, cuối bài dạy lý thuyết có phần luyện tập thực hành nên giáo viên có thể đưa thêm các câu hỏi, bài tập có liên quan đến biển đảo để học sinh thực hành.
- phương pháp lồng ghép đa dạng trong đó đặc biệt phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh.Vì vậy, học sinh sẽ thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích về biển đảo quê hương nếu giáo viên biết cách lồng ghép có hệ thống, liên tục..
- Các thông tin về biển đảo rất dễ tìm trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt được Ban tuyên giáo Trung ương giới thiệu rất đầy đủ rõ ràng trong cuốn: 100 câu hỏi- đáp về biển, đảo …thuận lợi cho giáo viên thu thập và chọn lọc thông tin để lồng trong bài giảng..
- Việc việc lồng ghép kiến thức biển đảo trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng là rất cần thiết.
- Để học sinh có được những nhận thức sâu sắc về biển đảo không phải là chuyện dễ dàng, bởi vấn đề này chưa có khung chương trình của bộ quy định tích hợp trong bài nào? tích hợp nội dung gì? Cách tích hợp ra sao? Vì thế đòi hỏi người giáo viên phải thật sự có niềm đam mê nghề mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh về biển đảo phù hợp với nội dung từng bài học..
- Trong những năm học qua, tôi đã lồng ghép có hệ thống, liên tục với nội dung khá phong phú kiến thức biển đảo trong các giờ giảng dạy môn Văn cả 3 khối học cụ thể lớp 12 (năm lớp 10, 11 (năm ở trung tâm GDNN-GDTX Bình Long .Qua quan sát thái độ học sinh trong các giờ học và trao đổi ý kiến với đồng nghiệp khi đi dự giờ, tôi nhận thấy các tiết học có lồng ghép kiến thức biển đảo đã được học sinh hào hứng đón nhận, các em rất thích nghe về tình hình biển Đông đặc biệt là những thông tin về Hoàng Sa và Trường Sa, điều đó cho thấy việc làm này đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của học sinh.
- Các em đã có ý thức tìm đọc tài liệu về biển đảo, tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo Tổ quốc, quan tâm đến tình hình thời sự của đất nước, từ đó hình thành nên động lực thúc đẩy tinh thần học tập để sau này góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh do đó kết quả học tập các em ngày một tốt hơn.
- Nhìn vào kết quả trong các năm học có thể đi đến kết luận rằng việc lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn ở trung tâm là cần thiết vì ngoài mục đích.
- đưa kiến thức biển đảo đến với các em nó còn góp phần nâng cao chất lượng của bộ môn..
- Mỗi học sinh Việt Nam đều cần phải có hiểu biết về biển đảo của đất nước.
- Tuy nhiên các em lại không biết tìm hiểu về biển đảo từ đâu ngoài những nguồn thông tin trên thời sự, báo và internet...song không phải học sinh nào cũng có điều kiện để tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng này do đó chúng ta phải làm sao phổ biến kiến thức về biển đảo sâu rộng hơn nữa trong học sinh.
- Điều đó rất cần sự góp sức của quý thầy cô nói chung, giáo viên dạy Văn nói riêng trong việc giáo dục biển đảo Tổ quốc cho học sinh ở nhà trường phổ thông.
- Vì thế "Tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Tổ quốc trong giảng dạy môn Văn ở trung tâm GDNN-GDTX ” hiện nay là một trong những cách tiếp cận hiệu quả và có ý nghĩa lớn, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về biển đảo, giúp các em biết chia sẻ khó khăn với cán bộ, chiến sĩ Trường Sa.
- Sau khi tìm hiểu về biển đảo Tổ quốc, các em sẽ có động cơ học tập tốt và có suy nghĩ, hành động đúng đắn để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước..
- Tôi tin rằng thông qua đề tài, quý đồng nghiệp sẽ có thêm nhiều tư liệu, kiến thức quý báu về biển đảo Tổ quốc và cảm nhận được nhiều điều về chủ nghĩa yêu nước của dân tộc để truyền lửa cho thế hệ học sinh trong sự nghiệp trồng người.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt