« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN


Tóm tắt Xem thử

- “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN”.
- Mục tiêu giáo dục của cấp Tiểu học hiện nay là: “Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở…”.
- Năm học trường tiểu học Khánh Cư là một trong số 7 đơn vị của huyện Yên Khánh được dạy thí điểm chương trình VNEN đối với học sinh khối lớp 2..
- “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN”..
- bằng một loạt các phương pháp dạy học mới.
- Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình..
- Trong xã hội đang biến đổi nhanh chóng, với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão thì việc dạy cho học sinh phương pháp học cần phải được quan tâm ngay từ đầu cấp tiểu học và càng lên cao thì phương pháp học cũng như việc tự học càng cần thiết và được coi trọng hơn..
- Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động.
- Phương pháp dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN khác hoàn toàn với phương pháp dạy học hiện hành.
- Đây là mô hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp, mà đổi mới về cả các bước học tập của học sinh trên lớp.
- Quá trình dạy học chuyển từ việc dạy học cho đồng loạt cả lớp sang dạy học theo nhóm nhỏ, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động, học sinh được tự mình tham gia vào các hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức và được tạo điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập và được bộc lộ những hiểu biết và năng lực cá nhân của mình.
- Chính qua đó học sinh được rèn luyện phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp tự nghiên cứu.
- Giáo viên là người quan tâm khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể để giúp học sinh xây dựng hệ thống kiến thức bài học.
- Phương pháp học tập theo nhóm luôm hiện hữu, cố định xuyên suốt cả quá trình tham gia học tập của học sinh.
- Đó cũng là những yếu tố cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh..
- Các văn bản, tài liệu liên quan đến công tác chỉ đạo đổi mới giáo dục và dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN..
- Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN..
- Tài liệu hướng dẫn học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN..
- Tìm hiểu các giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN..
- Thực hiện các kế hoạch dự giờ thăm lớp, tổ chức các chuyên đề dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN..
- Quá trình chuyển từ việc truyền thụ kiến thức một cách thụ động từ thầy sang trò đã được thay bằng việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh được khơi gợi phát huy tư duy, khả năng sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức đã là một bước chuyển đáng kể..
- Tuy vậy, trong thực tế, vẫn còn có hiện tượng giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, họ chỉ cố gắng để học sinh ghi nhớ bài học một cách máy móc, thậm chí áp đặt một cách cứng nhắc.
- Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động..
- Họ chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn cho học sinh phương pháp tự học và học theo nhóm.
- Vì vậy có những bài tập có liên quan đến kiến thức mới, giáo viên còn làm thay học sinh vì họ sợ học sinh không hiểu bài..
- Ở một góc độ khác, một số giáo viên trong các tiết dạy chuyên đề về phương pháp dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN thể hiện vai trò của người thầy trong tiết học quá mờ nhạt, dàn dựng quá kỹ lưỡng cho học sinh, làm cho tiết học có phần nặng nề, biến học sinh trở thành những con “rô bốt”..
- Học sinh chưa thật tự tin, chưa có thói quen tự học và học theo nhóm, các em luôn có thói quen chờ đợi, không tự mình suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để phát hiện ra kiến thức mới.
- các kỹ năng của học sinh chưa được phát triển đúng mức..
- Mô hình VNEN là mô hình nhà trường hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện qua một số đặc điểm cơ bản: học sinh được học theo tốc độ phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân.
- Nội dung học thiết thực, gắn kết với đời sống thực tiễn hàng ngày của học sinh.
- Tài liệu có tính tương tác cao và là tài liệu hướng dẫn học sinh tự học.
- Có sự hợp tác của phụ huynh học sinh và sự phối hợp của cộng đồng với giáo viên và nhà trường;.
- Phương pháp dạy học của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh có nhiều thay đổi:.
- Học sinh tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của mình, của bạn, của nhóm bạn….
- Giáo viên thường xuyên đánh giá quá trình, kết quả học tập, giáo dục của học sinh, kết hợp đánh giá của gia đình và cộng đồng về kết quả giáo dục học sinh..
- Vì vậy, việc tiếp cận và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN còn chậm và gặp không ít khó khăn..
- Và đây là một bước đệm hết sức thuận lợi cho việc áp dụng dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN..
- Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN:.
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
- Học sinh là chủ thể của quá trình học, tự mình chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
- Tạo ra môi trường học tập tương tác, thày - trò, trò - trò vì thế nó có tác dụng rất tốt để phát huy năng lực của mỗi cá nhân học sinh.
- Chính qua đó học sinh được rèn luyện phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp tự nghiên cứu..
- Giáo viên là người quan tâm khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể để giúp học sinh xây dựng hệ thống kiến thức bài học..
- Phương pháp học tập theo nhóm luôn hiện hữu, cố định xuyên suốt cả quá trình tham gia học tập của học sinh.
- Vì vậy nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp phối hợp với hội cha mẹ học sinh sáng tạo nên các góc học tập, thư viện lớp học, trang trí lớp, tạo cảnh quan lớp học vừa đẹp, vừa thân thiện, gắn liền với các hoạt động học tập, vui chơi của học sinh.
- Đây là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết cho học sinh sau này..
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp tổ chức cho học sinh bầu Hội đồng tự quản ngay từ tuần 0.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức, phân chia các nhóm học tập cho học sinh tùy vào đặc thù của lớp.
- Việc bầu nhóm trưởng, thư ký và báo cáo viên cũng được thường xuyên luân chuyển để tạo điều kiện cho học sinh phát triển các kỹ năng.
- Chỉ đạo thực hiện điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học phù hợp với hoàn cảnh dạy học và đặc điểm học sinh.
- Mặt khác, tài liệu chỉ có thể nêu ra một phương án cụ thể về kế hoạch bài học cho học sinh và giáo viên.
- Vì thế, nó không thể thích ứng cho mọi vùng miền và mọi đối tượng học sinh.
- phù hợp với học sinh.
- Mỗi giáo viên cần xây dựng bảng tiêu chí cho việc điều chỉnh tài liệu VNEN, phân tích tài liệu theo những tiêu chí này và tạo ra các thay đổi cần thiết trước khi học sinh được đọc tài liệu Hướng dẫn học.
- Như vậy, các hướng dẫn của giáo viên sẽ phù hợp với môi trường và nhu cầu của học sinh, quá trình giáo dục sẽ cuốn hút học sinh tham gia một cách tích cực hơn..
- Nhiệm vụ giao cho mỗi thành viên cần được luân phiên thay đổi để mỗi học sinh có cơ hội trải nghiệm..
- Tuy nhiên, trong điều kiện tài liệu Hướng dẫn học còn nhiều bất cập và chưa phù hợp với hoàn cảnh, môi trường cũng như đặc điểm của học sinh.
- từng vùng miền và sự cần thiết phải điều chỉnh lại nội dung, phương pháp dạy học, điều chỉnh các hình thức tổ chức dạy học như trên thì việc giáo viên phải bỏ thời gian, công sức nghiên cứu bài học, đọc thêm tài liệu tham khảo để hiểu thấu đáo nội dung bài học, để hình dung trước các tình huống có thể xảy ra với học sinh của mình trong quá trình tiếp nhận kiến thức trên lớp là điều hết sức cần thiết.
- Giáo viên có thể không phải soạn giáo án một cách công phu, đảm bảo đúng trình tự quy định như giáo án của cách dạy hiện hành nhưng tiến trình của tiết dạy, các kiến thức cần ghi bảng hay học sinh cần ghi vào vở,… giáo viên phải chuẩn bị thật công phu để có thể xử lý linh hoạt trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp..
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh:.
- Trong mô hình VNEN, học sinh – chủ thể của hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.
- Vì thế, dạy học theo mô hình VNEN xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
- Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh cần phải trở thành trung tâm của quá trình giáo dục..
- Tạo ra môi trường học tập tương tác, thày - trò, trò - trò vì thế nó có tác dụng rất tốt để phát huy năng lực của mỗi cá nhân học sinh..
- Dạy học sinh trên những gì các em đã có, tạo hứng thú, óc tò mò, sáng tạo cho học sinh.
- Học sinh phải biết cách làm việc độc lập, sáng tạo, biết tổ chức công việc để giải quyết các đòi hỏi của xã hội và nhu cầu đa dạng, phức tạp của công việc sau này..
- Giáo viên hướng dẫn mang tính định hướng mà không có ý áp đặt trong quá trình học của học sinh..
- Trong mô hình VNEN, việc rèn luyện phương pháp học để chuẩn bị cho học sinh khả năng học tập liên tục, suốt đời được xem như một mục tiêu giáo dục thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học.
- Giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau.
- Việc học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau sẽ có tác dụng tích cực để học sinh tự học và điều chỉnh bản thân..
- Tổ chức các chuyên đề về dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN:.
- Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ mà còn là nơi dạy, chăm sóc toàn diện cho học sinh.
- Đây thực sự là môi trường học tập, vui chơi thân thiện, nơi gắn kết các mối quan hệ: quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa nhà trường với học sinh, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, giữa giáo viên với học sinh.
- Trong môi trường này, các hoạt động giáo dục được thực hiện rất dân chủ, thân thiện, tạo cảm giác tin cậy, ấm áp đối với học sinh..
- Giáo viên đã từ chỗ một mình, tự mình quyết định cung cấp cho học sinh những kiến thức gì trong môn học với cách dạy hiện hành thì ở mô hình này, “quyền năng”.
- đó đã được san sẻ cho học sinh với sự gợi ý của tài liệu Hướng dẫn học.
- Học sinh đã thực sự làm chủ cách học, làm chủ kiến thức..
- Nề nếp, ý thức tự quản của học sinh tốt hơn..
- Học sinh được phát triển các năng lực một cách toàn diện hơn (năng lực tự quản, năng lực hợp tác, năng lực quản lí, năng lực thuyết trình.
- Học sinh đã tỏ rõ sự mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, kĩ năng sống của các em theo.
- Với cách thức tổ chức hoạt động nhóm, học sinh được phát huy tối đa sự hiểu biết, năng lực của bản thân.
- số lần học sinh được bày tỏ ý kiến nhiều hơn.
- những học sinh yếu được giáo viên quan tâm nhiều hơn và được các bạn trong nhóm giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ.
- Điểm khác biệt lớn nhất là trước kia để đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi tiết học, giáo viên cũng chỉ có thể kiểm tra một vài học sinh.
- nhưng ở mô hình này, tất cả học sinh đều được các bạn khác trong nhóm kiểm tra nên không xảy ra tình trạng “bị bỏ rơi”..
- Chất lượng học tập tại các lớp học VNEN: học sinh phát huy được “5 tự”: tự học, tự sáng tạo, tự tin, tự giác, tự chủ.
- việc dạy của giáo viên sang thành việc học của học sinh;.
- Học sinh phát huy tốt kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau..
- Mô hình VNEN làm thay đổi nhà trường: Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.
- Thúc đẩy việc học tập của học sinh.
- Giúp học sinh tự tin, biết cách suy nghĩ.
- Được tiếp nhận, bổ sung tri thức từ nhà trường thông qua học sinh;.
- Những nỗ lực cá nhân của học sinh là trung tâm của quá trình giáo dục.
- Người giáo viên phải biết khéo léo đặt vấn đề và tổ chức môi trường sư phạm cho học sinh tự tìm tòi, khám phá, phát hiện, trong đó coi trọng việc học hợp tác, làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề..
- Có sự phối kết hợp chặt chẽ của Hội cha mẹ học sinh và cộng đồng;.
- Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp tục điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học cho phù hợp hơn với thực tiễn nhận thức của học sinh;.
- Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mô hình trường học mới, Tập 1 - NXBGDVN 3.
- Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mô hình trường học mới, Tập 2 - NXBGDVN 4.
- Các phương pháp dạy học hiệu quả.
- theo mô hình trường tiểu học mới VNEN

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt