« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin ở trường Tiểu học


Tóm tắt Xem thử

- Môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác ở trường Tiểu học, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong thời đại hiện nay.
- Tin học bậc Tiểu học là cơ sở để hình thành kiến thức, kỹ năng thực hành máy tính, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập thực hành tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh.
- Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập tin học.
- Đồng thời có biện pháp giúp các em mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng cho học sinh ngay từ những ngày đầu tiên.
- Như vậy thông qua môn Tin học, học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo..
- Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho nguồn lao động hiện đại như:.
- Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm của Tin học;.
- Đó là cơ sở đầu tiên giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất và tâm hồn cũng như là tri thức và lý trí..
- Qua các năm giảng dạy, tôi nhận thấy bộ môn Tin học là một bộ môn mới ở trường Tiểu học, phụ huynh học sinh hầu như coi Tin học chỉ là môn học tự chọn và chưa được quan tâm đến vì nhiều lí do khách quan.
- Trường Tiểu học đến 90% các em học sinh vào lớp 3 mới được làm quen với máy tính, vì vậy có nhiều kiến thức cơ bản về Tin học như: Bộ phận máy tính, một số thuật ngữ chuyên môn, các khái niệm, rèn luyện các thao tác kỹ năng thực hành cơ bản sử dụng máy tính, sử dụng các chương trình.
- Dạy Tin học thường gồm có hai phần: Lý thuyết và thực hành, cả hai được kết hợp song song với nhau trong quá trình dạy học.
- Vì vậy học sinh khó hiểu, khó hình dung, còn xa lạ với nhiều người mà nhất là học sinh Tiểu học ở lứa tuổi nói chưa rõ chữ, hiểu chưa thông, ngôn ngữ Tiếng Việt chưa nắm vững mà nói chi là Tin học thì việc học Tin học rất dễ bị chán nản, tiết học nhàm chán.
- Một thực tế phổ biến hiện nay là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học Tin học còn hạn chế.
- Thế nên tiết học thực hành ít có hiệu quả cao, giờ thực hành còn có nhiều lộn xộn, xảy ra tình trạng học sinh dành máy, ba học sinh một máy, thậm chí có những học sinh nhút nhát bị bạn dành máy nên rất ít khi thực hành..
- Trong dạy học môn Tin học, tôi nhận thấy nếu có một phương pháp tốt sẽ rất dễ gây hứng thú cho học sinh vì học sinh luôn muốn học những điều mới lạ, học sinh rất thích làm quen và khám phá máy tính, có thể nhận thấy đây là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên.
- Tuy nhiên với chương trình Tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên, sử nhạy bén, tư duy có sự quan sát và sáng tạo và kỹ năng sử dụng máy tính của học sinh để giải quết vấn đề, vì vậy đòi hỏi.
- phải tìm ra phương pháp giảng dạy để học sinh dễ hiểu, dễ dàng tìm được sự móc nối giữa các kiến thức, kỹ năng thực hành..
- Với những lý do như trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường Tiểu học.
- Tìm ra những phương pháp mới dựa trên cơ sở khoa học để truyền thụ kiến thức cho học sinh thêm sinh động và thực tế hơn, đặc biệt đối với chương trình Tin học là phần kiến thức mới và trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy, sáng tạo và kỹ năng thực hành trong giải quyết vấn đề cho học sinh..
- Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, thì phải nâng cao được chất lượng từ các bộ môn, trong đó có môn tin học.
- Làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức từ nhiều hướng, nhiều khía cạnh khác nhau từ lý thuyết và từ thực tế thực hành học sinh hiểu được kiến thức, có những tư duy, sáng tạo dẫn tới ham học hỏi, yêu thích môn học mà học sinh đang cần.
- Từ thực tế đó ta thấy được việc cần thiết phải có sự đổi mới phương pháp trong giảng dạy và đó cũng là điều cần để có sáng kiến “Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học Trường Tiểu học.
- Học sinh khối 3, 4, 5 trường .
- Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng Tin học trường..
- Qua việc tìm hiểu thực trạng môn Tin học của học sinh Trường Tiểu học .
- Tôi mong muốn đề ra một số phương pháp thích hợp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả dạy tốt môn Tin học ở trường..
- Khái niệm Tin học là gì? Vai trò và đặc điểm hứng thú, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến môn học..
- Khảo sát thực trạng học môn Tin học của học sinh trong Trường Tiểu học Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tính sáng tạo trong dạy học môn Tin học cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho môn Tin học..
- Do khả năng của bản thân còn hạn chế nên sáng kiến kinh nghiệm chỉ nghiên cứu được một số phương pháp dạy tốt môn Tin học Trường Tiểu học.
- Khảo sát, điều tra thực tế dạy Tin học ở một số trường Tiểu học nhằm nghiên cứu thực trạng dạy Tin học hiện nay tại Trường Tiểu học.
- Dự giờ, phỏng vấn giáo viên và học sinh..
- Khái niệm Tin học.
- Từ “Tin học” được người Pháp tên là Phillipe Dreyfus dùng đầu tiên vào năm 1962 để định nghĩa cho một môn khoa học mới mẻ trong lĩnh vực xử lý thông tin.
- Vậy ta có thể coi môn Tin học là môn học ngiên cứu việc tự động hóa quá trình xử lý thông tin..
- Định nghĩa trên cho phép phân tin học thành hai lĩnh vực:.
- “Trích giáo trình Tin học đại cương - Nhà xuất bản ĐHNN”.
- Phương pháp nâng cao chất lượng là cách thức tiến hành các hoạt động dạy học để nâng cao quá trình tiếp thu bài của học sinh..
- Phương pháp dạy học Tin học là nghiên cứu những mối liên hệ có tính quy luật giữa các thành phần của quá trình dạy học môn Tin học chủ yếu là giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn này theo các mục đích đặt ra..
- “Trích Phương pháp dạy học đại cương môn tin học - Nhà xuất bản ĐHSP”.
- Dạy và học với phương pháp dạy học mới trong môn Tin học ở trường tiểu học.
- Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các cơ sở tâm lý của học sinh tiểu học và cơ sở phương pháp luận dạy học, tôi thấy vận dụng các phương pháp dạy học mới trong giảng dạy môn Tin học ở tiểu học sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng dạy và học.
- Xu hướng chung trong phương pháp dạy học mới hiện nay chủ yếu dựa trên ứng dụng của lý thuyết kiến tạo: “Dạy học lấy người học làm trung tâm hay hoạt động hóa người học, phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh”..
- Phương pháp dạy học mới trong giảng dạy Tin học ở tiểu học còn dựa trên lý thuyết hành động nhận thức, lý thuyết hoạt động.
- Tuy môn Tin học là một môn mới và là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, mua sắm máy móc và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học đầy đủ.
- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn Tin học trong bậc Tiểu học.
- Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xác định rõ trọng tâm của vấn đề là việc khó, nơi khó, thời điểm khó trong đó có việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh qua từng bộ môn, từng thời điểm, từng giai đoạn.
- Các em học sinh rất đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu nên cũng thuận lợi cho việc học tập..
- có 248 học sinh là người dân tộc thiểu số.
- Giờ đây các em cũng không có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy tính, nên chưa có kỹ năng sử dụng máy tính, do đó học sinh chưa có định hướng cho suy nghĩ tìm tòi và tư duy, sáng tạo cho bộ môn..
- Trình độ nhận thức của học sinh còn hạn chế, một số em còn lười học, chưa xác định được mục đích, động cơ học tập, thiếu tìm tòi sáng tạo, không có sự phấn đấu vươn lên trong học tập, có thói quen lười suy nghĩ, ỉ lại hay dựa vào giáo viên, bạn bè..
- Nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi.
- Chưa cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng thực hành Tin học..
- Bản thân gia đình mỗi học sinh chưa có điều kiện trang bị máy tính do vậy Tin học và máy tính vẫn còn là điều xa lạ với các em học sinh, nhiều học sinh lớp 3 cũng chưa hình dung được máy tính có hình thù như thế nào, các thiết bị cụ thể trong máy tính là gì và các thiết bị đó được liên kết với nhau ra sao? nhiều học sinh ban đầu còn lúng túng chưa biết cầm và sử dụng chuột như thế nào, trong khi đó môn Tin học có rất nhiều nội dung bài lý thuyết cần đến kỹ năng thao tác sử dụng máy tính mà môn Tin học lại là môn cần có sự thực tế như thực hành, nếu không có những bài giảng và phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, dễ làm cho học sinh không có hứng thú học với môn học..
- Nhiều giáo viên chỉ đơn thuần khai thác kiến thức như lâu nay chúng ta vẫn làm - dạy lý thuyết trên lớp bình thường, đến bài thực hành, học sinh mới được thực hành, khi đó bài học trở nên khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh, vì khi đó học sinh gần như lại phải học lại lý thuyết trong giờ thực hành mới làm được..
- Như chúng ta vẫn biết trong quá trình nhận thức của học sinh sẽ có sự trao đổi, tư duy, lập lại giữa lý thuyết và thực hành do đó khi dạy bộ môn này người dạy nhất thiết phải khai thác tư duy kiến thức và kỹ năng thực hành.
- Do vậy việc tiếp thu kiến thức tin học thông qua kỹ năng sử dụng máy tính học sinh được thực hành, được nghe, được thấy khi đó thì kiến thức mới khắc sâu, dễ nhớ, nhớ lâu và nhất là tạo cho học sinh có lòng say mê, hứng thú học tập, nghiên cứu.
- Để đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học đó là niềm trăn trở của mỗi người làm nghề dạy học: để làm được điều đó mỗi giáo viên đều có một cách truyền thụ phương pháp riêng, nhưng điều quan trọng đầu tiên là làm thể nào để học sinh hào hứng trong mỗi tiết giảng, từ đó yêu thích môn học của mình, say mê học tập nghiên cứu, sáng tạo.....
- Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát học sinh thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ.
- Mức độ Số học sinh Tỷ lệ.
- Dưới đây là một số biện pháp đối với môn Tin học:.
- Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết..
- Học sinh quan sát chuột, quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụng chuột trong quá trình học tập.
- đợi đến Phần trò chơi học sinh mới được chơi).
- Đối với những học sinh yếu, cũng giống như học sinh lớp 1, giáo viên phải cầm tay các em để chỉ dẫn.
- Với phương pháp này, học sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột..
- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết..
- khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được..
- Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để chỉnh, xem và chỉnh sửa..
- Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành của hiệu quả hơn..
- Qua đợt khảo sát đầu năm học với học sinh khối 4 (lớp 4A1 và lớp 4A2) dạy bài các thao tác với tệp tin văn bản.
- Giáo viên hướng dẫn trực tiếp học sinh trên máy.
- Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện.
- Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích học sinh luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
- Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím…thì đến lớp 4 - 5 học sinh mới có thói quen gõ 10 ngón..
- Với phần em tập vẽ: Giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của cô và lời nói của giáo viên, trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác..
- Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 kiểu gõ là kiểu VNI và kiểu Telex..
- Ở lớp 4 học sinh đã được học cách trình bày văn bản.
- Ví dụ : Khi dạy bài Căn lề (lớp 4) giáo viên đưa thêm một số bài thơ, bài ca dao tục ngữ hay một đoạn văn bản đã học trong SGK Tiếng Việt mà học sinh đã học ở trên lớp để các em thực hành..
- Các bài tập phải đảm bảo không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống..
- Ở hình trên ngoài vẽ hình vuông ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, vẽ đường cong một chiều, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và trang trí cho các hoa văn của hình vuông trên.
- tài Sau khi thực hiện đề tài Số học sinh Tỷ lệ Số học sinh Tỷ lệ Thao tác nhanh đúng .
- Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học tiểu học đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự..
- Đề tài “Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở Trường Tiểu học ” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn tin học trong trường tiểu học..
- Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững chắc từ phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
- Phát hiện kịp thời những kiến thức bị hổng của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức..
- Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích , động viên học sinh hứng thú học tập, sáng tạo..
- Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:.
- Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học..
- Qua quá trình tìm hiểu về phương pháp dạy tốt môn Tin học Trường Tiểu học , tôi đã hệ thống bài tập và mạnh dạn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng học tốt môn Tin học..
- Bản thân còn phải học hỏi thầy cô, bạn bè, sách báo về kiến thức, kỹ năng, lý luận khoa học nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Giáo dục và Đào tạo học sinh để học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện góp phần vào việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước..
- Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ giáo viên Tin học trong quá trình dạy học..
- Tích cực hướng dẫn và chỉ bảo học sinh..
- Phối hợp cùng phụ huynh học sinh..
- Lí luận và phương pháp dạy học tin học.
- Sách Cùng học Tin học quyển 1 – Nhà xuất bản Giáo dục 3.
- Sách Cùng học Tin học quyển 2 – Nhà xuất bản Giáo dục 4.
- Sách Cùng học Tin học quyển 3 – Nhà xuất bản Giáo dục.
- Phương pháp dạy học đại cương môn tin học – Đai học Sư phạm 6.
- Giáo trình tin học đại cương – Đại học Nông nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt