« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổ chức thực tập nghề nghiệp ngành quản lí giáo dục theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội: Thực trạng và giải pháp


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt: Đào tạo cử nhân ngành quản lí giáo dục (QLGD) có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tư tưởng chính trị vững vàng, có kiến thức đầy đủ, có kĩ năng chuyên môn thành thạo, có các kĩ năng mềm và kĩ năng giao tiếp phù hợp là yêu cầu đòi hỏi phải được rèn luyện qua các hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tập nghề nghiệp (TTNN)..
- Hoạt động thực tập nghề nghiệp ngành QLGD trình độ cử nhân tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đã được quan tâm đổi mới, nhưng vẫn còn tồn tại đòi hỏi cần phải có những giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành thực tập nói riêng và chất lượng đào tạo ngành QLGD.
- Vai trò của thực tập nghề nghiệp trong đào tạo cử nhân đại học.
- Thực trạng hoạt động TTNN ngành QLGD tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- Một số giải pháp đổi mới hoạt động TTNN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành QLGD, đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh hiện nay..
- Từ khóa: đổi mới giáo dục, quản lí giáo dục, thực tập, thực tập nghề nghiệp..
- Quản lí giáo dục (QLGD) là một ngành học có chức năng tổ chức tất cả những hoạt động giáo dục, đồng thời giám sát và đánh giá những hoạt động giáo dục đó.
- Chức năng tổ chức giúp cho hệ thống giáo dục của nhà trường hoạt động một cách ổn định hơn.
- Giám sát và đánh giá các hoạt động giáo dục giúp cho nhà trường cải thiện được chất lượng của các hoạt động giáo dục.
- Vai trò của công tác thưc tập nghề nghiệp trong đào tạo trình độ đại học.
- vận dụng, củng cố kiến thức đã được đào tạo;.
- Qua hoạt động thực tập, Nhà trường rút kinh nghiệm về tổ chức đào tạo.
- Qua thâm nhập thực tiễn tại các cơ sở tuyển dụng, sinh viên sẽ có cách nhìn khái quát về hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,… từ đó nảy sinh tình cảm nghề nghiệp, hình thành ý thức nghề nghiệp, xây dựng mẫu hình tương lai và đồng thời tự kiểm tra lại bản thân mình để điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp..
- Ý nghĩa thiết thực của thực tập nghề nghiệp đối với từng sinh viên.
- Thông qua các hoạt động giao.
- Dù ở vị trí là thực tập sinh, song sv sẽ phải hoàn thành công việc được giao phù hợp với năng lực và yêu cầu hoàn thành như một người lao động ở vị trí việc làm cụ thể..
- khả năng phán đoán cùng với xử lí và giám sát các hoạt động.
- Thực trạng tổ chức hoạt động thực tập nghề nghiệp chuyên ngành Quản lí giáo dục tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- Nội dung và cách thức tổ chức thực tập nghề nghiệp.
- Thực hiện mục tiêu và định hướng đào tạo cử nhân QLGD tại Nhà trường, kế hoạch thực tập cũng được chia là 3 giai đoạn với 3 mục tiêu và nội dung thực tập cụ thể:.
- Nội dung thực tập.
- Đối tượng thực tập.
- thực tập Địa điểm thực tập.
- Thực tập 1: Tham vấn học đường.
- Thực tập 2: Quản lí trường phổ thông.
- Trường Tiểu học, THCS, THPT Thực tập 3: Quản lí.
- Mục tiêu của Thực tập 1:.
- Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để SV thực tập có cơ hội quan sát, tìm hiểu các hoạt động tham vấn học đường, can thiệp sớm tại cơ sở thực tập.
- Tìm hiểu và phân tích mô hình hoạt động, các đối tượng được hưởng lợi, nguồn lực hỗ trợ của đối tượng tại cơ sở thực tập, vai trò/ công việc của người tham vấn tại cơ sở thực tập (CSTT), những thuận lợi, khó khăn trong công tác trợ giúp thân chủ tại CSTT.
- biết vận dụng các kiến thức về khoa học quản lí (QL), QLGD và các khoa học liên quan để phân tích và đánh giá các hoạt động tác nghiệp của chuyên viên hay trợ lí mà SV đã lựa chọn để quan sát tìm hiểu cũng như xem xét đánh giá hoạt động tham vấn cho trẻ khuyết tật..
- Trên cơ sở đó giúp SV bổ sung, hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng cơ bản về chuyên ngành được đào tạo.
- có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực tiễn, có ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp..
- Mục tiêu của thực tập 2:.
- Củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học về QL hành chính văn phòng, QL hoạt động chuyên môn, QL hoạt động giáo dục tại nhà trường phổ thông..
- Tìm hiểu về QL hoạt động chuyên môn của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, hoạt động QL tổ chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên..
- Tìm hiểu về các hoạt động QLGD được tổ chức tại các nhà trường: Giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kĩ năng sống,….
- Mục tiêu của thực tập tốt nghiệp: SV mô tả được chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của nhà trường cao đẳng/đại học.
- mô tả được chức năng, nhiệm vụ của một phòng ban chức năng/ trung tâm/ khoa đào tạo thuộc cơ sở giáo dục đại học.
- tìm hiểu hồ sơ sổ sách của một phòng ban chức năng/ trung tâm/ khoa đào tạo thuộc cơ sở giáo dục đại học.
- trung tâm/ khoa đào tạo của cơ sở giáo dục đại học.
- khoa đào tạo thuộc cơ sở giáo dục đại học..
- Cách thức tổ chức thực tập nghề nghiệp.
- Để thực hiện tốt các hoạt động TTNN của SV, theo kế hoạch chung của năm học, Khoa phụ trách chuyên môn đã xây dựng kế hoạch tổng hợp TTNN năm học trình phòng chức năng phê duyệt, nội dung thực tập của từng lĩnh vực đã được xây dựng đầy đủ ngay từ đầu;.
- Ban Chủ nhiệm khoa đã phân công hướng dẫn thực tập cho các giảng viên chuyên môn và chỉ đạo giảng viên sát sao trong việc hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ SV về mọi mặt trong quá trình thực tập..
- Đối với thực tập 1: SV được gửi xuống các nhà trường phổ thông có phòng tham vấn học đường như: THPT Đinh Tiên Hoàng, THCS Nguyễn Trãi, THCS Đại Mỗ, THPT Cầu Giấy….
- Đối với thực tập 2: Trong lần thực tập này, SV QLGD được làm việc cùng với SV các chuyên ngành khác, đây là cơ hội để SV QLGD được cọ sát, học hỏi, hợp tác với các bạn SV khoa khác.
- Tuy nhiên, cũng có những khó khăn có thể kể đến như: SV thực tập ở 3 nội dung khá mới lạ so với các chuyên ngành khác nên lúc mới đầu cả SV còn bỡ ngỡ và GV chưa nắm chắc nội dung hướng dẫn.
- Việc liên hệ, phối hợp giữa Khoa đào tạo với phòng chức năng và giảng viên dẫn đoàn thực tập còn chưa được linh hoạt..
- Đối với thực tập 3: SV năm cuối được tổ chức thực tập ngay tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là các phòng ban chức năng/ trung tâm/ khoa đào tạo của nhà trường như: Phòng Quản lí đào tạo và Công tác học sinh sinh viên, Văn phòng trường, Trung tâm Phát triển nghề nghiệp, Phòng Quản lí chất lượng giáo dục, Trung tâm Khảo thí và Ngoại ngữ - Tin học,….
- Ban Giám hiệu cơ sở TTNN chỉ đạo sát sao, quan tâm tới nội dung thực tập của SV;.
- giáo viên hướng dẫn chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp hết sức tạo điều kiện cho SV được quan sát, học hỏi, thực hành thực tập theo mục tiêu và kế họach đã đề ra..
- Đánh giá của giáo viên và cơ sở thực tập về kiến thức, kĩ năng và năng lực của sinh viên Nhìn chung, SV đều có ý thức trong việc chấp hành nội quy, quy chế thực hành thực tập, biết quan hệ ứng xử giao tiếp đúng mực, thực hiện tốt công tác chuyên môn, chủ động nhiệt tình tham gia các hoạt động phong trào chung của cơ sở thực tập, có nhiều SV trong trong quá trình thực tập được cơ sở thực tập đánh giá tốt..
- SV đã chủ động trong việc trao đổi nội dung thực tập với Ban Giám hiệu cơ sở thực hành thực tập và giáo viên hướng dẫn của từng nội dung..
- Qua trao đổi, nắm bắt tình hình từ phía SV thực tập và cơ sở thực tập cho thấy: SV đi thực tập đã nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp và kế hoạch thực tập, biết vận dụng lí luận vào các vấn đề thực tiễn công tác trên cương vị, chức trách thực tập.
- xác định rõ nhiệm vụ thực tập, nắm vững và thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách theo chức danh thực tập được giao, chịu khó nghiên cứu, học tập kinh nghiệm thực tiễn đơn vị.
- nhiều SV đã tương đối thành thạo trong chuyên môn nghiệp vụ, tự tin, có phương pháp, tác phong công tác tốt hoàn thành tốt chức trách thực tập được đơn vị đánh giá cao.
- Trong quá trình thực tập, nhìn chung SV chấp hành nghiêm kỉ luật, quy định của đơn vị và quy chế thực tập.
- giữ vững mối đoàn kết với cán bộ của đơn vị và giữa SV thực tập.
- nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia các hoạt động phòng trào xây dựng đơn vị..
- Đánh giá của CBQL cơ sở sử dụng nguồn đào tạo và tự đánh giá của SV về kiến thức và kĩ năng được đào tạo.
- Điều này cho thấy trong đào tạo đã chú trọng rèn luyện cho SV nhận thức về phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của thực tiễn.
- Hầu hết SV qua phỏng vấn đều tự đánh giá là đã xác định rõ CTĐT không nhằm đào tạo CBQL mà đào tạo chuyên viên phục vụ cho hoạt động giáo dục và đạo tạo tại các cơ sở giáo dục.
- Điều này cho thấy, các kĩ năng được rèn luyện trong quá trình đào tạo được nhìn nhận khác nhau.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu về các kĩ năng nghề nghiệp trong công việc.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu về kĩ năng nghề nghiệp Rất.
- Tuy nhiên, các kĩ năng chuyên sâu, đặc thù cho một số vị trí còn hời hợt, do đó khi thực tập hoặc làm việc ở một số vị trí công việc cụ thể, SV còn gặp nhiều khó khăn.
- Phân tích các ý kiến đánh giá về mức độ yêu cầu kiến thức, kỹ năng của CTĐT và mức độ thể hiện của sinh viên trong quá trình thực tập cho thấy các nhà chuyên môn cần phải có sự nghiên cứu nhu cầu thực tiễn các vị trí việc làm khác nhau để có sự bổ sung các kiến thức tự chọn chuyên sâu hơn và các cách thức tổ chức đào tạo, thực tập phù hợp và hiệu quả hơn..
- Qua phỏng vấn trực tiếp, nhiều CBQL và SV đều nêu ý kiến cần có sự hướng dẫn cho SV về các kĩ năng cần bổ trợ để SV tự rèn luyện trong quá trình học tập và thực tập, đặc biệt là thông qua các hoạt động tập thể được tổ chưc trong quá trình đào tạo.
- Như vậy, kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, các kiến thức, kĩ năng cơ bản được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu các vị trí việc làm của ngành QLGD.
- Một số giải pháp đổi mới quản lí hoạt động thực tập ngành QLGD đáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực.
- Xây dựng triết lí giáo dục cho ngành QLGD làm kim chỉ nam cho quản lí hoạt động thực tập của ngành đào tạo.
- Triết lí tổng thể làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo ngành QLGD là: “Thành công từ liên kết những tiềm năng”.
- Triết lí này được xây dựng dựa trên mong muốn hiện thực hóa bản chất cốt lõi của hoạt động QLGD là sự phối hợp, kết nối những nguồn lực riêng lẻ, những nỗ lực cá nhân trong hoạt động giáo dục thành một hợp lực chung để đưa tổ chức đạt được mục tiêu mong đợi về giáo dục và đào tạo.
- Trên cơ sở triết lí hoạt động tổng thể đó, cần xác định triết lí đào tạo ngành học này là: “Thành công từ khởi nghiệp đến kết nối bền vững các tiềm năng”.
- Trên cơ sở đó, hoạt động thực tập cần được tổ chức một cách công phu, sáng.
- Nội dung thực tập không chỉ là thực hành, ứng dụng các kiến thức đã học trong trường mà cần có định hướng để khai thác, bổ sung kiến thức về quản lí, đổi mới và khởi nghiệp.
- Xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng tăng thêm nhiều học phần kiến thức tự chọn đáp ứng theo các vị trí việc làm và tăng hoạt động thực hành, thực tập trong quá trình đào tạo..
- Chỉ đạo đổi mới các nội dung thực tập theo hướng rèn luyện và phát triển những tố chất cần có của ngành QLGD.
- Ngành QLGD có những yêu cầu nhất định trong tính cách, tư duy, lối sống mà người học cần xác định, định hướng và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về các nội dung để khi thực tập sẽ rèn luyện và phát triển tốt các tố chất đặc trưng của chuyên ngành..
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm và kỉ luật trong công việc: Với bất cứ công việc nào cũng cần chịu trách nhiệm cho nhiệm vụ được giao để không làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ của những bộ phận khác vì đối với ngành này, nhà QLGD sẽ tham gia vào tổ chức những hoạt động giáo dục và giám sát hoạt động giáo dục.
- Do đó, yêu cầu đặt ra trong TTNN là SV khi làm việc tại nơi thực tập phải luôn luôn tập trung và “cẩn tắc vô áy náy”.
- phải chú ý rèn luyện và quan sát để học tập vì hầu hết những công việc liên quan tới môi trường trường học đều cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, từ vị trí giáo viên, Tổng phụ trách, nhân viên tâm lí học đường,… Yếu tố cẩn thận là vô cùng cần thiết phải được rèn trong thực tập đối với một người sẽ làm trong ngành QLGD vì tất cả đều cần sự chỉn chu..
- Rèn luyện khả năng phán đoán, xử lí và giám sát các hoạt động: Như ở phần trên đã đề cập, chức năng ngành QLGD là tổ chức các hoạt động giáo dục và giám sát các hoạt động giáo dục nên người làm QLGD phải có kĩ năng phán đoán, xử lí các kế hoạch cũng như giám sát được các hoạt động do mình tổ chức để đưa ra giải pháp nếu cần thiết.
- Tổ chức nhiều hoạt động thực hành thường xuyên.
- hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm quản lí với các cơ sở sử dụng nguồn lực đào tạo.
- Cần đổi mới, đa dạng hình thức tổ chức hoạt động và cách đánh giá SV để tăng tính hấp dẫn đối với SV, tạo được sự say mê trong nghiên cứu, học tập và rèn luyện trong SV một cách tích cực, chủ động và sáng tạo..
- Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu giữa các ngành đào tạo trong Khoa, giữa các khoa trong Trường thông qua các hoạt động tập thể như: Hoạt động giáo dục công dân đầu khóa, Tuần sinh hoạt chính trị đầu năm, các buổi đối thoại SV với nhà trường, thông qua các hoạt động đoàn thể, xã hội,… để SV có điều kiện rèn luyện các kĩ năng bổ trợ về giao tiếp, về ứng xử, về thực tế cuộc sống.
- Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu với đội ngũ các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực ngành.
- yêu cầu cụ thể đối với các vị trí việc làm theo nghề nghiệp đào tạo.
- thực trạng đội ngũ CBQL, nhân viên làm về công tác quản lí phục vụ cho hoạt động gáo dục và đào tạo tại các cơ sở giáo dục hiện nay.
- thực trạng nhu cầu về công việc theo các vị trí việc làm của ngành QLGD… Đây chính là những hoạt động cụ thể để nâng cao nhận thức và định hướng việc rèn luyện nghiệp vụ nghề nghiệp cho SV..
- Vì vậy, cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu trong trường và ngoài trường giữa SV đang học với cựu SV.
- Hoạt động này không chỉ giúp cho SV mà còn giúp cho GV tìm hiểu và nắm vững hơn những yêu cầu cụ thể về kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.
- về việc ứng dụng, vận dụng các kiến thức, kĩ năng được học tập và rèn luyện trong chương trình đào tạo vào thực tiễn công việc mà ngành QLGD đã xây dựng..
- Ngoài ra, cần chủ động phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục và hướng dẫn thực tập để các đối tượng quản lí có liên quan có sự hiểu biết về vị trí, vai trò của ngành đào tạo..
- Công tác quản lí hoạt động thực tập QLGD đã được Nhà trường, Khoa, Tổ chuyên môn quan tâm thực hiện chặt chẽ và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE).
- Trên cơ sở đánh giá khách quan thực trạng tổ chức công tác thực tập cần phân tích các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng từ đó có định hướng phát triển và đề xuất các nội dung, hình thức thực tập phù hợp, các giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn nữa đối với công tác thực tập của sinh viên QLGD tại Nhà trường..
- Nguyễn Thị Thu Hằng (2017), Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Vinh..
- Bùi Hoàng Tân (2017), “Một số vấn đề về hoạt động thực tập sư phạm ở trường đại học Cần Thơ theo hệ thống tín chỉ”, Tạp chí Giáo dục tháng 3/2017..
- Trần Anh Tuấn, Phạm Thị Thanh (2017), “Các loại hình tổ chức thực tập sư phạm ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục tháng 3/2017.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt